240 thí sinh xuất sắc tham dự chung kết hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội
Ngày 18-4, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vòng chung kết hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội lần thứ 26, năm 2021.
Ban tổ chức trao cờ cho 25 đơn vị có thí sinh tham gia hội thi.
Thí sinh tham dự phần thi chung khối tiểu học.
Vòng chung kết cuộc thi năm nay tập trung đánh giá năng lực thực hành, đề cao tính ứng dụng, sáng tạo của thí sinh; các sản phẩm phần mềm sáng tạo với nhiều ý tưởng phong phú, mang tính ứng dụng thực tế cao vào việc học tập, sinh hoạt, rèn luyện của học sinh…
Theo Ban tổ chức, hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội lần thứ 26, năm 2021 được tổ chức với 2 vòng, gồm vòng sơ khảo và vòng chung kết. Vòng sơ khảo được tổ chức với hình thức thi trực tuyến trong 2 ngày (10 và 11-4-2021) với sự tham gia của hơn 500 thí sinh đến từ 30 quận, huyện, thị xã, Câu lạc bộ Tin học thuộc Cung Thiếu nhi Hà Nội và Trung tâm Sáng tạo công nghệ Teky. Ban tổ chức đã lựa chọn 240 thí sinh xuất sắc tham dự vòng chung kết.
Video đang HOT
Các thí sinh trình bày sản phẩm sáng tạo phòng học thông minh.
Tại vòng chung kết, các thí sinh tham gia đua tài tại 3 bảng đấu thuộc phần thi chung gồm: Bảng A dành cho khối tiểu học có 103 thí sinh; bảng B dành cho khối trung học cơ sở có 70 thí sinh; bảng C dành cho khối trung học phổ thông có 25 thí sinh. Phần thi sản phẩm sáng tạo: Bảng D2 dành cho khối trung học cơ sở với 18 sản phẩm sáng tạo, bảng D3 dành cho khối trung học phổ thông với 3 sản phẩm sáng tạo.
Sau khi kết thúc vòng chung kết, Ban tổ chức hội thi căn cứ kết quả của Hội đồng chấm thi sẽ họp, xét chọn và thành lập đội tuyển tham gia hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 27 vào đầu tháng 7-2021.
Giáo dục Vân Đồn đổi mới, sáng tạo
Nhờ tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy, giáo dục Vân Đồn đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Tiết tiếng Anh tại lớp 8A1, Trường THCS Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, do cô Điệp Thị Bích Liên giảng dạy diễn ra sôi nổi nhờ sự trợ giúp của phòng học thông minh.
Nhờ sử dụng hệ thống phòng học thông minh được ngành giáo dục trang cấp, tiết tiếng Anh tại lớp 8A1, Trường THCS Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, do cô Điệp Thị Bích Liên giảng dạy trở nên sôi nổi hơn và không khô cứng như trước đây.
Với bài học dạng câu hỏi trắc nghiệm, bên cạnh sử dụng bảng thông minh, cô Liên còn dùng thêm cả điện thoại, thông qua phần mềm Plickers, kết quả học sinh giải đáp được kết nối, hiển thị trực tiếp lên trên bảng. Vì thế, trong các tiết học cô Liên dạy, tất cả học sinh đều phải tư duy, tương tác với cô.
Cô giáo Điệp Thị Bích Liên cho hay: Từ khi dạy ở phòng học thông minh, tôi thấy học sinh hứng thú hơn với môn tiếng Anh. Các em rèn luyện tốt hơn cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trường THCS Thị trấn Cái Rồng là ngôi trường đi đầu trong áp dụng CNTT vào giảng dạy tại huyện Vân Đồn. Năm học 2019-2020, Trường được đầu tư 13 phòng học thông minh với trang thiết bị hiện đại gồm: Hệ thống màn hình tương tác thông minh, bảng trượt, hệ thống camera, webcam trực tuyến cùng với các phần mềm dạy học hiện đại.
Đây là điều kiện thuận lợi, phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy của giáo viên, từ đó, giúp các thầy cô nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Cán bộ, giáo viên Trường PTCS Vạn Yên, huyện Vân Đồn, quan sát tiết dạy mẫu thông qua hệ thống trực tuyến.
Bên cạnh Trường THCS Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn cũng còn nhiều trường đang nỗ lực vươn lên, khẳng định uy tín với nhân dân về chất lượng giáo dục. Đơn cử như: THCS Đông Xá, Tiểu học thị trấn Cái Rồng, Mầm non Đoàn Kết.
Nhờ đó, chất lượng giáo dục của huyện có nhiều chuyển biến so với trước đây. Năm học này, tỷ lệ huy động tre 5 tuôi của huyện đạt 100%; tỷ lệ học 2 buổi/ngày đạt 56,2%; ty lê huy đông học sinh tốt nghiệp THCS vao lơp 10 la 70%; tỷ lệ học sinh học nội trú, nghề, Trung tâm GDNN -GDTX là 30%.
Đến nay, hệ thống trường lớp của huyện cơ bản đảm bảo, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Toàn huyện hiện có 30/34 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 88,23% cao hơn so với tỉ lệ toàn tỉnh.
Trong 2 năm 2019 và 2020, UBND huyện đã xây dựng thêm 35 phòng học cho các trường, điểm trường, xây mới 2 trường tiểu học và sửa chữa nhiều hạng mục khác tại 3 trường học. Năm 2021, huyện dự kiến sẽ xây mới thêm 2 công trình trường THCS, mầm non; sửa chữa, cải tạo 1 trường mầm non.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, giáo dục Vân Đồn vẫn đang gặp phải một số khó khăn, cần được tháo gỡ trong thời gian tới.
Cơ sở vật chất trường học cơ bản đã được kiên cố hóa, xong một số cơ sở lẻ còn gặp khó khăn. Cấp tiểu học chưa đảm bảo số phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Công tác xã hội hóa để huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, xây dựng các trường học còn hạn chế, khó khăn.
Thầy giáo Nguyễn Đức Dũng, Hiệu trưởng Trường PTCS Vạn Yên, huyện Vân Đồn, chia sẻ: Do nằm trong quy hoạch, đến nay, nhà trường vẫn chưa được xây mới nên cơ sở vật chất chỉ đáp ứng được điều kiện tối thiểu cho công tác dạy và học.
Trường không có bãi tập, không có các phòng học thực hành. Phòng học văn hóa cũng bất cập vì dùng chung cho cả 2 bậc học nên kích thước bàn ghế không đáp ứng đúng tiêu chuẩn.
Bà Nguyễn Hải Yến, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Vân Đồn, cho biết: Để giáo dục Vân Đồn tiếp tục đổi mới, phát triển, thời gian tới, Phòng GD&ĐT huyện sẽ tham mưu các cấp chính quyền huyện rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng các trường học một cách phù hợp, tuyển dụng đủ số lượng giáo viên mầm non và phổ thông để đảm bảo đủ số giáo viên đứng lớp theo quy định.
Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có; từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình xây mới, cải tạo, mua sắm các hạng mục công trình, thiết bị dạy học để phục vụ việc dạy học hiện tại và việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới.
Nam Định: Nhận hỗ trợ thiết bị SmartROOM phục vụ dạy và học trực tuyến Công ty The Smart Light phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng (TOTA R&D) vừa trao tặng Trường THCS xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định một số thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến. Các đại biểu cùng trải nghiệm giải pháp dạy học trực truyến qua bộ thiết bị chuyên dụng SmartROOM. Theo...