23.000 học sinh tư thục ở TP HCM được hỗ trợ học phí?
Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ học phí cho toàn bộ học sinh tiểu học trường tư thục và công lập tự chủ để tạo công bằng
Theo đề xuất này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đề xuất UBND TP triển khai xây dựng những chính sách hỗ trợ học phí cho toàn bộ học sinh (HS) tiểu học trường tư thục và công lập tự chủ để tạo công bằng trong giáo dục, bình đẳng giữa các loại hình trường cũng như giữa tất cả HS.
Toàn bộ HS tiểu học trường tư được hỗ trợ
Theo số liệu của Sở GD-ĐT TP HCM, tính đến cuối năm học 2019-2020, TP HCM có hơn 23.142 HS bậc tiểu học đang học tại các trường ngoài công lập. Nếu trừ những HS không có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại TP HCM, sẽ còn khoảng gần 23.000 HS sẽ được hỗ trợ học phí.
Theo Sở GD-ĐT TP, chính sách này sẽ giúp giảm áp lực tài chính với các gia đình, từng bước giảm áp lực về sĩ số HS ở các trường công lập, giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống trường công. Qua đó khuyến khích những nhà đầu tư có đủ năng lực tiếp tục đầu tư, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục tiểu học ngoài công lập.
Cũng theo đề xuất của Sở GD-ĐT TP HCM, đối tượng hỗ trợ gồm HS tiểu học cư trú thực tế trên địa bàn TP HCM (thường trú và tạm trú) học tại cơ sở giáo dục tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư của TP HCM.
Mức hỗ trợ được tính theo công thức: hỗ trợ trực tiếp theo số tháng thực học tại các cơ sở giáo dục (tối đa không quá 9 tháng/năm). Mức hỗ trợ học phí bằng định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách đối với HS tiểu học theo Nghị quyết của HĐND TP HCM. Thời gian thực hiện từ năm học 2021-2022. Nguồn kinh phí được trích từ ngân sách TP. Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP HCM cũng đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ bù tiền tổ chức dạy 2 buổi/ngày khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với giáo dục tiểu học. Cụ thể, HS tiểu học công lập trên địa bàn TP sẽ được hỗ trợ với mức cấp bù tiền miễn giảm tổ chức 2 buổi/ngày là 70.000 đồng/HS/tháng. Thời gian thực hiện từ năm học 2021-2022.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động , ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP, cho biết khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành, đề xuất trên là phù hợp với luật. Tuy nhiên, mới chỉ là xin ý kiến ban đầu để được phép xây dựng dự thảo đề án; và còn phải thêm nhiều bước như xin góp ý của các sở, ban, ngành liên quan… nên lúc này chưa thể nói được có khả thi hay không.
TP HCM đang hướng tới mục tiêu bình đẳng trong giáo dục. Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Cần công khai, minh bạch
Theo lãnh đạo một phòng – ban trực thuộc Sở GD-ĐT TP, dù là một chính sách nhân văn, được ủng hộ nhưng tính khả thi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo vị này, trước đây, ở năm học 2018-2019, liên sở Tài chính và GD-ĐT đã tham mưu cho UBND TP chính sách miễn học phí THCS theo chủ trương của Thành ủy và được lãnh đạo UBND TP thống nhất.
TP HCM sau đó có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ chấp thuận việc miễn học phí bậc THCS tại các trường công lập. Nếu được đồng ý, TP sẽ trình HĐND thông qua tại cuộc họp gần nhất. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng việc miễn giảm học phí THCS tại TP HCM sẽ tạo sự không thống nhất giữa TP và các địa phương liên quan.
TP HCM sau đó đã điều chỉnh mức thu học phí bậc THCS, giảm từ 100.000 đồng/tháng còn 60.000 đồng, áp dụng với HS ở 19 quận. Tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè, học phí giảm từ 85.000 đồng xuống còn 30.000 đồng.
Ông Lê Ngọc Điệp – nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM – cho rằng trên thế giới rất nhiều quốc gia dành nguồn ngân sách cho mọi đối tượng HS, không phân biệt trường công, tư. Có nghĩa là mọi đứa trẻ đều được nhận một khoản hỗ trợ, nếu học ở trường công thì khoản này sẽ chuyển về trường công, tương tự học trường tư thì chuyển về trường tư. Khi có sự hỗ trợ công bằng, sẽ khuyến khích HS học tại các trường tư thục, giảm bớt áp lực tuyển sinh tại các trường công. “Vì vậy, đề xuất của Sở GD-ĐT là hợp lý, tạo sự bình đẳng cho tất cả HS. Vấn đề là nếu được chấp thuận và thông qua, cần công khai, minh bạch các khoản thu trong nhà trường; khoản nào được thu, khoản nào được hỗ trợ và những HS nào được hỗ trợ” – ông Điệp nói.
Trong khi đó, ở góc độ trường ngoài công lập, bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, chủ hệ thống Trường Tiểu học – THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm, cho biết vấn đề của các trường tư thục hiện nay không nằm nhiều ở chuyện học phí, hầu như trường nào cũng có chính sách miễn, giảm cho HS không có điều kiện. Theo bà Vĩnh, ngay trong giai đoạn trường học phải chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến để phòng chống dịch bệnh, các trường tư gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn gồng gánh để đồng hành cùng phụ huynh, chỉ thu những khoản thực tế.
“Ở góc độ đầu tư cho giáo dục, chúng tôi mong muốn nhà nước hỗ trợ nhiều hơn về vấn đề pháp lý, thủ tục, tạo thêm nhiều điều kiện để trường tư hoạt động để xã hội có cái nhìn khác về trường tư, chứ không phải trường tư chỉ là những nơi kinh doanh giáo dục” – bà Vĩnh bày tỏ.
Mức học phí của học sinh TP HCM hiện nay
Tại TP HCM, HS bậc tiểu học công lập không phải đóng học phí. Riêng các bậc học còn lại được chia theo hai nhóm, nhóm 1 là HS tại các trường từ quận 1 đến 12 và quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân. Nhóm 2 là HS các trường huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ.
Cụ thể, bậc nhà trẻ đối với các trường thuộc nhóm 1 có mức thu 200.000 đồng/HS /tháng, nhóm 2 là 120.000 đồng/HS /tháng. Bậc mẫu giáo, mức thu nhóm 1 là 160.000 đồng/HS /tháng và nhóm 2 là 100.000 đồng/HS /tháng. Ở bậc THCS, mức thu HS các trường ở nhóm 1 là 60.000 đồng/HS/tháng, nhóm 2 là 30.000 đồng/HS /tháng. Bậc THPT, HS thuộc nhóm 1 có mức thu học phí là 120.000 đồng/HS /tháng và nhóm 2 là 100.000 đồng/HS /tháng. Thời gian thu học phí được tính là 9 tháng/năm học. Theo tính toán, với mức học phí cũ (chưa giảm ở bậc THCS), mỗi năm TP HCM thu được khoảng 350 tỉ đồng.
Nhiều chính sách hỗ trợ để học sinh nghèo có cơ hội học đại học
Bản chất học phí là giá dịch vụ giáo dục và thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí theo quy định của Chính phủ.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng, hiện nay, hướng nghiệp để phân loại cho học sinh là chủ trương rất tốt nhưng học phí tại các trường tư thục thì quá cao. Học phí trường đại học quá cao, học sinh nghèo sẽ không có cơ hội học đại học.
Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về vấn đề học phí tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật số 08/2012/QH13 Luật Giáo dục Đại học tại khoản 4 Điều 65 quy định các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT ngày 30/8/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để các cơ sở giáo dục căn cứ xác định mức thu học phí, đồng thời có trách nhiệm công khai minh bạch và giải trình với xã hội, cam kết chất lượng.
Ảnh minh họa: Kim Chi
Về phản ảnh của đại biểu quốc hội về vấn học phí trường đại học quá cao, học sinh nghèo sẽ không có cơ hội học đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như quy định tại Luật Giá năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019 thì bản chất học phí là giá dịch vụ giáo dục và thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Giáo dục Đại học thì các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật giáo dục đại học được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo theo Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT ngày 30/8/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và có trách nhiệm công khai minh bạch và giải trình với xã hội, cam kết chất lượng.
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 đã quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư ( gồm cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động ) và các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đối với cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 65 của Luật giáo dục đại học các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo, không quy định khung, mức trần học phí.
Các cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Song song với việc ban hành các quy định về cơ chế thu và quản lý học phí tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; sinh viên theo học các ngành đặc thù; sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sinh viên thuộc dân tộc thiểu số, dân tộc rất ít người sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên sẽ được miễn hoặc giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học; được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục còn quy định chính sách học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên theo lộ trình tăng của học phí và mức lương cơ sở.
Đồng thời, theo quy định tại Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01/08/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên, quy định các cơ sở giáo dục đại học trích quỹ học bổng khuyến khích học tập tối thiểu bằng 8% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 2% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường ngoài công lập.
Đối với các trường sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 8% nguồn ngân sách Nhà nước cấp bù học phí.
Ngoài ra, sinh viên thuộc gia đình có điều kiện khó khăn có thể vay tín dụng sinh viên. Theo quy định tại Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Mức cho vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, sinh viên có hộ khẩu tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (tại Điều 7, Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Học bổng - câu chuyện thời sự cho kỳ xét tuyển đại học hằng năm Nhiều trường đã bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh đại học. Đi liền với thông tin phương thức xét tuyển, ngành đào tạo, thì học phí, học bổng là vấn đề được nhiều phụ huynh, thí sinh quan tâm. Chính sách học bổng là sự hỗ trợ thiết thực mà các trường dành cho sĩ tử 2k3 Đặc biệt, trong bối cảnh...