23 thương vụ thâu tóm công nghệ đắt giá nhất lịch sử
Trị giá hàng trăm tỷ USD, những thương vụ này giúp các ông lớn công nghệ mở rộng kinh doanh, tăng thị phần và chiếm được khách hàng.
1. Facebook mua lại Instagram năm 2012 Giá trị thương vụ: 1 tỷ USD Năm 2012, Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD để bổ trợ cho tính năng chia sẻ hình ảnh. Ứng dụng Instagram mới trở nên phổ biến trong 2 năm trở lại đây, cho phép người dùng đăng tải đủ loại hình ảnh từ những bữa ăn tại nhà hay ảnh chụp tự sướng. Điều chỉnh theo lạm phát, giá trị thương vụ này là 1,04 tỷ USD.
2. Yahoo thâu tóm Tumblr năm 2013 Giá trị thương vụ: 1,1 tỷ USD Năm 2013, Yahoo mua lại Tumblr với giá 1,1 tỷ USD. Đây là thương vụ thâu tóm lớn đầu tiên của Marissa Mayer kể từ khi giữ chức CEO Yahoo. Điều chỉnh theo lạm phát, giá trị thương vụ này là 1,12 tỷ USD.
3. Facebook mua lại Oculus năm 2014 Giá trị thương vụ: 2 tỷ USD Năm 2014, Facebook mua lại Oculus với giá 2 tỷ USD để phát triển nền tảng chơi game đem lại trải nghiệm thực tế vượt trội.
4. Dell mua lại Quest Software năm 2012 Giá trị thương vụ: 2,4 tỷ USD Dell mua lại Quest để chuyển đổi từ một công ty máy tính đơn thuần sang một hãng công nghệ có thể cạnh tranh với HP và IBM. Đây là thương vụ thâu tóm lớn thứ 2 trong lịch sử Dell. Điều chỉnh theo lạm phát, giá trị thương vụ này là 2,49 tỷ USD.
5. Apple thâu tóm Beats năm 2014 Giá trị thương vụ: 3 tỷ USD Đầu năm 2014, Apple mua lại Beats với giá 3 tỷ USD. Thương vụ này có thể giúp iTunes hoàn thiện các dịch vụ như Pandora và Spotify. Đây là thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử Apple.
6. Google mua lại Nest năm 2014 Giá trị thương vụ: 3,2 tỷ USD Sau khi Goole mua lại Nest, nhà sáng lập Nest, Tony Fadell và Matt Rogers, vẫn nằm trong ban quản trị công ty và tiếp tục phát triển công nghệ trên các thiết bị thông minh dưới trướng Google.
7. Dell mua lại Perot Systems năm 2009 Giá trị thương vụ: 3,9 tỷ USD Dell mua lại Perot Systems nhằm cải thiệt các giải pháp IT và có thêm nhiều khách hàng. Đây là thương vụ thâu tóm lớn nhất của Dell. Điều chỉnh theo lạm phát, giá trị thương vụ này là 4,33 tỷ USD.
8. Microsoft thâu tóm Nokia năm 2014 Giá trị thương vụ: 7,2 tỷ USD Microsoft mua lại mảng điện thoại di động và máy tính bảng của Nokia và lập thành chi nhánh Devices Group. Là hãng bán điện thoại chạy hệ điều hành Window lớn nhất, Nokia có thể giúp Microsoft tăng thị phần.
9. Intel thâu tóm McAfee năm 2010 Giá trị thương vụ: 7,68 tỷ USD Năm 2010, Intel mua McAfee với giá 7,68 tỷ USD để mở rộng kinh doanh thay vì chỉ tập trung vào máy tính. Việc này giúp tất cả các phần cứng của Intel trở nên an toàn hơn mà không cần phải cài bất cứ phần mềm nào. Đây là thương vụ mua lại lớn nhất của Intel. Điều chỉnh theo lạm phát, giá trị thương vụ này là 8,3 tỷ USD.
10. Oracle thâu tóm Sun Microsystems năm 2009 Giá trị thương vụ: 7,4 tỷ USD Oracle mua lại Sun Microsystems để trở thành hãng công nghệ toàn diện đối với khách hàng. Thương vụ cũng cho phép Oracle bán các giải pháp máy tính đơn giản hơn với giá rẻ hơn, sử dụng công nghệ của Sun. Điều chỉnh theo lạm phát, giá trị thương vụ này là 8,22 tỷ USD.
11. Microsoft mua lại Skype năm 2011 Giá trị thương vụ: 8,5 tỷ USD Năm 2011, Microsoft mua Skype với giá 8,5 tỷ USD, chủ yếu để cải thiện mảng tin nhắn doanh nghiệp và sản phẩm chat có tiếng qua mạng, Lync cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Thương vụ cũng giúp Microsoft cạnh tranh với FaceTime của Apple. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 9 tỷ USD.
12. Hewlett-Packard mua lai Autonomy năm 2011 Giá trị thương vụ: 10,3 tỷ USD Để chuyển trọng tâm từ phần cứng sang phầm mềm, HP mua lại Autonomy với giá 10,3 tỷ USD vào năm 2011. Autonomy mang lại cho HP lượng lớn dữ liệu từ emails, nhạc, video và đăng tải trên các mạng xã hội. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 10,91 tỷ USD.
13. Oracle thâu tóm PeopleSoft năm 2004 Giá trị thương vụ: 10,3 tỷ USD Năm 2004, Oracle mua lại đối thủ PeopleSoft để duy trì vị trí trong ngành công nghiệp phần mềm. Oracle mất 18 tháng để hoàn tất thương vụ. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 12,99 tỷ USD.
14. Google mua lại Motorola Mobility năm 2011 Giá trị thương vụ: 12,5 tỷ USD Trước thương vụ này, Motorola cũng từng đánh cược vào Android và luôn là đối tác tốt của Google. Vị trí CEO Motorola Mobility của Sanjay Jha được thay bằng Dennis Woodside của Google. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 13,24 tỷ USD.
15. Facebook mua lại WhatsApp năm 2014 Giá trị thương vụ: 19 tỷ USD Đầu năm 2014, Facebook chi 19 tỷ USD để mua lại WhatsApp, để giúp mọi người kết nối tốt hơn. Nhà sáng lập WhatsApp, Jan Koum, vẫn gia nhập Facebook với tư cách quản lý cấp cao. Koum hứa với người dùng WhatsApp rằng sẽ không có gì thay đổi sau thương vụ và ứng dụng này vẫn sẽ không có quảng cáo,
16. Hewlett-Packard mua lại Compaq năm 2001 Giá trị thương vụ: 25 tỷ USD Để cạnh tranh với IBM và Sun Microsystems khi doanh số máy tính giảm, HP đã mua lại Compaq với giá 25 tỷ USD vào năm 2001. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 33,65 tỷ USD.
17. AT&T mua lại BellSouth năm 2006 Giá trị thương vụ: 67 tỷ USD AT&T mua BellSouth để tăng cường vị trí của mình trong mảng viễn thông và có thêm khách hàng. Dù AT&T phải vay nợ tới 22 tỷ USD để thực hiện thương vụ này nhưng nó giúp giá trị thị phần của công ty tăng lên 170 tỷ USD. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 79,18 tỷ USD.
18. Vodafone Group thâu tóm Airtouch Communications năm 1999 Giá trị thương vụ: 57,4 tỷ USD Năm 1999, Vodafone Group mua lại Airtouch Communications. Khi đó, Airtouch là công ty mạng không dây lớn nhất tại Mỹ. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 82,09 tỷ USD.
19. SBC Communications mua lại Ameritech năm 1998 Giá trị thương vụ: 68,2 tỷ USD Năm 1998, SBC Communications bỏ ra 68,2 tỷ USD để mua lại Ameritech nhằm mở rộng mảng kinh doanh điện thoại tại 30 thị trường của Mỹ, gồm New York, Denver, Phoenix và Atlanta. Khi đó, đây là thương vụ sáp nhập lớn thứ 2 tại Mỹ. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 99,68 tỷ USD.
20. Comcast mua lại AT&T Broadband năm 2001 Giá trị thương vụ: 76,1 tỷ USD Để cải thiện dịch vụ băng thông rộng, Comcast mua lại AT&T Broadband vào năm 2001 với giá 76,1 tỷ USD. Thương vụ này giúp Comcast có tổng cộng 22 triệu khách hàng và có mặt tại 17 trong số 20 khu vực thành thị lớn nhất của Mỹ. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 102,93 tỷ USD.
21. Bell Atlantic thâu tóm GTE năm 1998 Giá trị thương vụ: 71,1 tỷ USD Thương vụ thâu tóm GTE của Bell Atlantic tạo ra công ty điện thoại lớn nhất tại Mỹ, Verizon. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 103,92 tỷ USD.
22. AOL mua lại Time Warner năm 2000 Giá trị thương vụ: 186,2 tỷ USD Sau khi mua lại Time Warner, AOL có thêm hơn 13 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình cáp, tăng giá trị thị trường lên 350 tỷ USD và doanh thu hàng năm đạt 30 tỷ USD. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 227,62 tỷ USD.
23. Vodafone Airtouch mua lại Mannesmann năm 1999 Giá trị thương vụ: 185,1 tỷ USD Năm 1999, Vodafone Airtouch mua lại Mannesmann với giá 185,1 tỷ USD để giúp tăng cường vị trí của công ty trong ngành công nghiệp di động. Sau thương vụ, công ty mới có 42 triệu khách hàng và được định giá 365 tỷ USD. Điều chỉnh theo lạm phát, thương vụ này trị giá 264,71 tỷ USD.
Theo Zing
Google mua lại dịch vụ âm nhạc trực tuyến Songza
Google cho biết đã mua lại dịch vụ âm nhạc trực tuyến Songza nhưng không tiết lộ giá trị hợp đồng là bao nhiêu.
Theo TechCrunch, giá trị thương vụ này vào khoảng 15 triệu USD, thấp hơn nhiều so với thương vụ Apple mua lại hãng âm thanh Beats hồi tháng 5, với giá 3 tỉ USD.
Giới phân tích nhận xét, thương vụ mới của Google cho thấy thị trường âm nhạc trực tuyến sẽ phát triển trong thời gian tới. Trước đó, Amazon cũng đã thâu tóm hãng âm thanh Prime.
Được biết, Songza được thành lập từ năm 2007 và có khoảng 5,5 triệu người dùng trên toàn cầu. Dịch vụ âm nhạc này có ứng dụng chạy trên iOS, Android và Chromecast, với chức năng chính là tạo ra các danh sách bài hát theo cảm xúc, dòng nhạc hay thời gian do các DJ và nhạc sĩ bình chọn.
Theo Thanh Niên Online.
Google sẽ mua lại dịch vụ âm nhạc trực tuyến Songza với giá 15 triệu USD? Theo một số nguồn tin, Google đang xúc tiến một thương vụ để mua lại công ty chuyên cung cấp dịch vụ âm nhạc miễn phí trực tuyến Songza. Songza bắt đầu hoạt động từ năm 2007 và tới nay đã có khoảng 5,5 triệu người dùng. Dịch vụ này hiện đã được phổ biến trên hầu hết các nền tảng như iOS,...