23 sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sang Đức thực hành lâm sàng
Ngày 5-2, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã làm lễ tiễn 23 sinh viên khoa Y Việt – Đức sang Cộng hòa Liên bang Đức thực hành lâm sàng.
Trước khi sang Đức, 23 sinh viên đã được xét nghiệm Covid-19 đúng theo quy trình chuẩn quốc gia. Lần đầu tiên có một trường ĐH Y khoa tại Việt Nam gửi sinh viên y khoa năm cuối đến thực tập lâm sàng trong một năm tại một bệnh viện đại học ở một quốc gia có nền y học tiên tiến tại châu Âu.
Các sinh viên sẽ tham gia thực hành theo chương trình và qui chế đào tạo của ĐH Mainz tại Bệnh viện TP Braunschweig, với quy mô 1.600 giường, hoặc tại các bệnh viện trường ĐH Mainz.
Những sinh viên này đang tham gia chương trình liên kết đào tạo bác sĩ đa khoa với học trình 06 năm 03 tháng theo chương trình đào tạo bác sĩ y khoa của ĐH Mainz.
Sinh viên đi thực tập tại Đức chụp hình lưu niệm cũng lãnh đạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được tuyển chọn để tiếp tục được đào tạo sau ĐH và làm việc tại các bệnh viện của Đức hoặc châu Âu, bằng cấp sau ĐH này có giá trị toàn châu Âu.
Đây là khoá thứ ba của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sang Đức thực tập. Trường này đã có 26 sinh viên đã tốt nghiệp 100% tại Đức, 25 tân bác sĩ được Đức cấp chứng chỉ hành nghề Y khoa. Trong đó, một bác sĩ về làm việc cho Khoa y Việt – Đức ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hai bác sĩ về học sau ĐH tại Việt Nam, 23 bác sĩ đang học sau ĐH và làm việc tại các bệnh viện Đức với mức lương khởi đầu từ 5.500 đến 6.500 Euro mỗi tháng.
Video đang HOT
Ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe chủ yếu vì học phí cao?
"Chi phí đào tạo khối ngành sức khỏe thường rất cao cho nên các trường đua nhau mở ngành này chủ yếu là phát triển kinh tế" - PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền chia sẻ.
Thật bất ngờ khi nhiều trường đại học bấy lâu nay có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế, công nghệ như đại học Hoa Sen, ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh... giờ đây lại lấn sân tham gia đào tạo khối ngành sức khỏe với quy mô tuyển sinh lên đến hàng nghìn chỉ tiêu. Dĩ nhiên luật không ngăn cấm bất cứ cơ sở đại học nào mở ngành học mới nếu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn nhưng sự chéo ngoe này khiến nhiều người lo lắng.
PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y học Cổ truyền cho rằng, nếu không xử lý việc này tốt sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa bác sĩ, bác sĩ ra trường không có việc làm thì rất lãng phí.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là vì sao ngày càng có nhiều trường đại học lấn sân tham gia đào tạo các khối ngành sức khỏe cho dù điều kiện để mở ngành học này được cho là cực kỳ khắt khe? Nhu cầu nhân lực của ngành này quá lớn hay học phí đào tạo khối ngành sức khỏe đang là miếng bánh ngon cho các cơ sở giáo dục đại học?
"Việc nhiều trường mở ngành học về sức khỏe chủ yếu là về vấn đề kinh tế. Nhiều người đang nghĩ rằng, sinh viên ngành Y - Dược ra trường là dễ kiếm việc, thu nhập cao. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo ngành này thường cao cho nên các trường đi hướng này chủ yếu là phát triển kinh tế" - PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh thẳng thắn nêu quan điểm.
Còn nhớ, hồi giữa năm 2020, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tạo ra một cú sốc cho các em sinh viên và dư luận khi đường đột tăng mức học phí, cao nhất lên đến gần 90 triệu đồng/năm. Con số này quả là hấp dẫn nếu xét về bài toán kinh tế.
Học phí năm học 2020-2021 của trường Đại học Y dược TP HCM tăng mạnh
TS. Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban đổi mới Giáo dục - Đào tạo cho rằng, việc học phí trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa tăng lên cho thấy đem lại lợi nhuận rất cao nên các trường mới hăng hái tăng như vậy. Mặc dù nhiều trường nói là đào tạo phi lợi nhuận nhưng thực ra chắc phải có lãi thì các trường mới làm.
Khác với các chuyên ngành đào tạo khác, việc đào tạo khối ngành về sức khỏe được dư luận đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến trực tiếp đến sinh mạng con người. Chính vì lẽ đó mà ngoài việc đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thì điều kiện mở các ngành học này được xếp vào dạng cực khó. Có thể kể như ngành Y đa khoa phải có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng.
Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.
Ngành Răng - Hàm - Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng - Hàm - Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Bên cạnh yêu cầu về giảng viên, điều kiện mở ngành sức khoẻ cũng yêu cầu chi tiết về cơ sở vật chất.
"Rất lo ngại khi lãnh đạo nhà trường không am hiểu về ngành Y. Đào tạo y phải là trường đào tạo chuyên ngành mới đảm bảo. Trong khi đó mật độ mở các ngành học sức khỏe tập trung lớn vào các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh thì lấy đâu ra đội ngũ giáo viên Giáo sư, tiến sĩ đủ kinh nghiệm để giảng dạy? Hơn nữa, mở nhiều quá khéo dẫn đến chuyện không có bệnh viện để mà thực tập, thực hành." - TS. Hoàng Ngọc Vinh lo lắng.
GS. Phạm Tất Dong: "Đào tạo ngành gì thì đào tạo nhưng các ngành mới phải gần nhau. Chứ nghề không gần nhau thì không được đâu. Ví dụ như trường chuyên về công nghệ, khoa học kỹ thuật mà đi đào tạo y thì không được"
Mở ngành học mới, thu hút sinh viên là sân chơi công bằng cho tất cả các trường Đại học. Song GS.TS Phạm Tất Dong - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng, việc nhiều trường không có kinh nghiệm, không có các ngành học gần với các ngành học sức khỏe là điều không ổn.
Điều khiến GS.TS Phạm Tất Dong lo lắng nhất chính là chất lượng đào tạo. Bởi tính mạng con người không phải là trò chơi may rủi. "Sự trái chiều giữa các ngành học trong một trường thì làm sao anh đào tạo cho tốt được. Thầy đi dạy, đi khám theo kiểu liên kết thì chắc chắn không bằng họ làm chuyên ở một trường của họ. Nhiều người lo lắm, ngay cả đi khám bệnh bây giờ nhiều người còn phải hỏi bác sĩ được đào tạo ở đâu? Bác sĩ mà được đào tạo theo kiểu liên kết, kết hợp có khi họ không dám khám" - GS. Phạm Tất Dong chia sẻ.
Mặc dù điều kiện để mở các ngành học sức khỏe hiện nay là rất chặt chẽ nhưng PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh cho rằng vẫn cần phải siết chặt hơn nữa. "Trường ĐH nào muốn đào tạo ngành học sức khỏe thì phải xây dựng được hệ thống thực hành, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu. Đến khi nào mà không có cơ sở thực hành thì nhất quyết không nên cho mở đào tạo. Việc nhiều trường chung nhau một cơ sở thực hành, thực tập là không ổn" - PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đề xuất.
Còn nhớ cách đây 5 năm trước, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ gây bất ngờ cho dư luận khi tuyển sinh ngành Y và Dược học. Sau những tranh cãi thì cuối cùng Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế gật đầu đồng ý cho trường tuyển sinh. Sau 5 năm tham gia đào tạo, chất lượng đào tạo như thế nào chưa có sự đánh giá cụ thể nhưng mới đây nhất, ĐH Kinh doanh và Công nghệ bị Bộ GD&ĐT tuýt còi vì từ năm 2017 trường tổ chức đào tạo liên thông ngành Dược khi chưa đủ điều kiện. Đây cũng là lời cảnh báo trước làn sóng các trường ĐH ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe.
- Năm 2021, ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở 8 ngành khối chăm sóc sức khỏe, gồm: Hộ sinh, Dinh Dưỡng, Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khỏe răng miệng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện. Như vậy, năm 2021 trường Hồng Bàng sẽ có tổng cộng 13 ngành khối sức khỏe với 1300 chỉ tiêu bằng chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Năm 2021, ĐH Văn Lang (TP.HCM) dự kiến mở các ngành mới Y đa khoa, Y học cổ truyền bên cạnh những ngành hiện đã có như Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học.
- ĐH Nguyễn Tất Thành cũng thông báo dự kiến mở mới ngành Vật lý y khoa, Kỹ thuật y sinh bên cạnh ngành Y khoa, Y học dự phòng, Dược học, Điều dưỡng đã có từ trước.
- ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cũng có kế hoạch mở hai ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng bên cạnh ngành Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.
- Năm 2021, Đại học Hoa Sen cũng chính thức bước vào cuộc đua mở các ngành khối sức khỏe. Dự kiến, năm nay, trường mở 4 ngành: Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.
- Khối ngành sức khỏe được xác định là khối ngành đào tạo đặc thù, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018 đã quy định Bộ GD&ĐT) quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế./.
Đào tạo ngành y dược 'trăm hoa đua nở', cảnh báo hậu quả khôn lường Mùa tuyển sinh năm 2021 ghi nhận sự "trăm hoa đua nở" các ngành đào tạo về sức khỏe tại nhiều trường ĐH. Thậm chí, nhiều trường vốn có thế mạnh về kinh tế, xã hội cũng tham gia đào tạo các ngành y dược. Sinh viên ngành y dược một trường đại học trong giờ học - Ảnh: NHƯ HÙNG Mới nhất,...