216.000 nạn nhân ấu dâm trong Giáo hội Công giáo Pháp
Cuộc điều tra độc lập phát hiện khoảng 216.000 trường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo Pháp từ năm 1950 đến 2020.
Báo cáo điều tra gần 2.500 trang được Giáo hội Công giáo Pháp công bố tại cuộc họp báo ở Paris hôm nay, sau cuộc điều tra kéo dài hai năm rưỡi. Ủy ban điều tra được thành lập năm 2019 sau khi nhiều quan chức giáo hội bị cáo buộc và truy tố tội ấu dâm.
Trong họp báo công bố báo cáo, chủ tịch ủy ban điều tra Jean-Marc Sauve cho hay ủy ban đã xác định khoảng 2.700 nạn nhân, nhưng nghiên cứu quy mô lớn của các tổ chức ước tính có khoảng 216.000 trẻ em đã bị lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo Pháp trong 70 năm qua.
Số nạn nhân có thể lên đến 330.000 nếu tính cả các trường hợp liên quan đến thành viên của Giáo hội như giáo viên tại các trường Công giáo.
Video đang HOT
“Cho đến đầu những năm 2000, Giáo hội Công giáo đã thể hiện sự thờ ơ tận cùng và thậm chí tàn nhẫn đối với các nạn nhân”, Sauve nói tại cuộc họp báo, đồng thời cáo buộc Giáo hội tìm cách bao che cho các linh mục và chức sắc tôn giáo khỏi cáo buộc ấu dâm.
Chủ tịch ủy ban điều tra Jean-Marc Sauve tại cuộc họp báo ở Paris, Pháp ngày 5/10. Ảnh: AFP .
Báo cáo cho thấy “đại đa số” nạn nhân là các bé trai thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau. “Sau môi trường gia đình và bạn bè, Giáo hội Công giáo là môi trường có tỷ lệ bạo lực tình dục cao nhất”, báo cáo cho hay.
Thành viên ủy ban điều tra gồm bác sĩ, sử gia, nhà xã hội học và nhà thần học. Hơn 6.500 nạn nhân và nhân chứng đã được liên hệ trong thời gian cuộc điều tra diễn ra.
Phản ứng trước báo cáo điều tra được công bố, Giáo hội Công giáo Pháp bày tỏ “nỗi hổ thẹn và kinh hoàng”, đồng thời mong được “tha thứ”.
Giáo hoàng Francis hồi đầu năm nay sửa đổi luật Giáo hội La Mã để hình sự hóa hành vi lạm dụng tình dục, đánh dấu lần điều chỉnh lớn nhất hàng chục năm qua. Theo luật mới, việc lạm dụng tình dục, dụ dỗ trẻ vị thành niên, tàng trữ hình ảnh khiêu dâm trẻ em và che giấu hành vi lạm dụng đều bị coi là hành vi phạm tội theo Giáo luật.
Các nước châu Âu chung sức đối phó với nạn cháy rừng
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực hỗ trợ Hy Lạp, trong bối cảnh cháy rừng quy mô lớn đã tàn phá khu vực đất liền và một số hòn đảo của nước này.
Khói lửa bốc lên tại đám cháy rừng trên đảo Evia, Hy Lạp ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo ra ngày 9/8 của Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ hiện liên minh này đã điều động 9 máy bay cứu hỏa, 1.000 lính cứu hỏa và 200 phương tiện chữa cháy tới Hy Lạp. Ngoài ra, các quốc gia như Pháp, Đức, Ba Lan, Áo và Slovakia cũng đã tăng cường lực lượng bằng cách triển khai bổ sung các đơn vị cứu hỏa.
EC cho biết ngoài Hy Lạp, EU cũng hỗ trợ các nước châu Âu khác đối phó với nạn cháy rừng đang hoành hành như Italy, Bắc Macedonia, Albania và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ủy viên châu Âu phụ trách giải quyết khủng hoảng - ông Janez Lenarcic cho biết: "Chúng tôi đang triển khai một trong những chiến dịch dập tắt cháy rừng quy mô nhất từ trước đến nay tại châu Âu, trong bối cảnh những đám cháy này đang cùng lúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia." Ông bày tỏ cảm ơn tất cả các quốc gia đã đề nghị giúp đỡ, thể hiện tinh thần đoàn kết trong châu lục.
Trong một tuần nắng nóng, lửa đã bùng phát ở nhiều nơi trên khắp cả nước Hy Lạp. Đây là đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong 3 thập kỷ trở lại đây ở nước này. Hàng nghìn người dân trên đảo Evia - hòn đảo lớn thứ hai của Hy Lạp, đã phải rời bỏ nhà cửa khi các đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát đang hoành hành ngày thứ 6 liên tiếp. Cháy rừng tại đây đã nhanh chóng lan rộng khắp nơi, thiêu rụi hàng nghìn ha rừng nguyên sinh ở phía Bắc hòn đảo và buộc người dân ở hàng chục ngôi làng phải đi sơ tán.
Hy Lạp đã huy động quân đội hỗ trợ dập lửa và một số nước như Pháp, Ai Cập, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha cũng đã trợ giúp. Hơn 570 máy bay dập lửa đang tham gia dập các đám cháy tại Evia, đặc biệt là miền Bắc và Nam.
Hứng sóng nhiệt kỷ lục trong 30 năm, Hy Lạp vật lộn với cháy rừng Hy Lạp trải qua đợt sóng nhiệt tồi tệ nhất trong 3 thập niên qua, gây ra cháy rừng nghiêm trọng, khiến cho hòn đảo lớn thứ 2 nước này chìm trong biển lửa giống như cảnh trong "phim kinh dị". Hứng sóng nhiệt kỷ lục trong 30 năm, Hy Lạp vật lộn với cháy rừng Cháy rừng bùng nổ trên nhiều khu...