210 sinh viên đại học trở thành đại sứ an toàn giao thông trong trường đại học
Hội thảo tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền và hành vi lái xe an toàn cho 210 đại sứ an toàn giao thông đến từ 7 trường đại học được Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á tổ chức tại Hà Nội và TP HCM.
ảnh minh họa
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hành Trang An Toàn được tài trợ bởi Quỹ UPS. Thông qua hội thảo tập huấn này, các kiến thức và hành vi tham gia giao thông an toàn sẽ được các đại sứ an toàn giao thông truyền tải lại cho các bạn sinh viên trong trường của mình thông qua những buổi hội thảo, hoạt động tuyên truyền, truyền miệng, hay qua các hoạt động tại các câu lạc bộ và các sự kiện.
Chủ đề tập huấn tập trung vào những hành vi có nguy cơ cao khi lái xe của giới trẻ tại Việt Nam, bao gồm việc không đội mũ bảo hiểm, không chú ý những điểm mù, chạy xe quá tốc độ, vượt xe sai cách và sao nhãng, mất tập trung khi lái xe.
Quỹ AIP khuyến khích các đại sứ an toàn giao thông sử dụng những hình thức tuyên truyền đa dạng cũng như thiết kế, sáng tạo những phương thức tuyên truyền an toàn giao thông của riêng mình cho các bạn sinh viên trong trường.
Giáo trình hành vi lái xe an toàn được Quỹ AIP xây dựng dựa trên kết quả từ những buổi thảo luận nhóm với sinh viên tại cả hai thành phố Hà Nội và TP HCM với sự hợp tác của Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Giáo dục và đào tạo .
Ông Uông Việt Dũng, Phó chánh Văn Phòng Ủy ban An toàn Giao thông cho biết: “Hiện nay phần lớn người tham gia giao thông và trong đó đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên chưa nắm rõ và thực hành đúng những kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy an toàn; điều đó là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến phương tiện này đang rất cao ở nước ta, chiếm hơn 70%.
Chính vì vậy, Ủy ban ATGT Quốc gia rất hoan nghênh và ủng hộ dự án Hành trang an toàn của Qũy AIP; việc dự án hướng đến đối tượng là sinh viên và sau đó các bạn sẽ trở thành đại sứ để tiếp tục tuyên truyền và tập huấn cho các bạn sinh viên trong trường của mình là cách làm rất sáng tạo và hiệu quả, chắc chắn sẽ tạo được sự lan tỏa rộng rãi trong việc nâng cao ý thức về chấp hành phát luật ATGT cũng như kỹ năng điều khiên phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện an toàn.
Video đang HOT
Ông Eduardo Martinez, Chủ tịch Quỹ UPS phát biểu: “Quỹ UPS cảm thấy rất tự hào khi được hỗ trợ cho Dự án Hành trang an toàn hướng tới mục tiêu đưa ra các giải pháp an toàn giao thông bền vững trong cộng đồng. Thông qua việc thu hút sự tham gia và giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho thế hệ trẻ, chúng ta đang góp phần phát triển một thế hệ tham gia giao thông an toàn trong tương lai”.
Nguyễn Thị Minh Hòa, sinh viên trường Đại học Hà Nội bày tỏ: “Em cảm thấy rất vinh dự khi được lựa chọn trở thành đại sứ an toàn giao thông và em cảm thấy rất vui khi có cơ hội được truyền lại những kiến thức an toàn giao thông mà em đã được học cho bạn bè, gia đình và cộng đồng.”
Bà Hoàng Na Hương, Phó Tổng Giám đốc điều hành, Quỹ AIP cho biết: “Đại sứ an toàn giao thông đóng vai trò cốt lõi trong Dự án Hành trang an toàn nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông đường bộ cho những bạn bè đồng trang lứa. Chúng tôi rất vui khi được truyền lại những nhiệt huyết cho thế hệ trẻ, để họ có thể dùng những kinh nghiệm cũng như những hiểu biết sâu sắc của mình tạo nên một môi trường giao thông an toàn cho cộng đồng xung quanh”.
Theo Baophapluat.vn
Được và mất khi sinh viên có một công việc làm thêm tại trường đại học
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nên hay không nên đi làm thêm, bạn cần hiểu rõ tình hình hiện tại của mình.
Ưu điểm
1. Tăng thu nhập
Khi có cho mình một công việc bán thời gian, bạn sẽ kiếm được một khoản tiền nhất định và có thể chi tiêu nó cho vài việc cần thiết mà không cần phải xin sự hỗ trợ từ bố mẹ. Bạn cũng có thể tiết kiệm nó thành một khoản lớn để có thể tự đóng học phí, hay mua một chiếc xe chẳng hạn... Cảm giác độc lập về kinh tế thật tuyệt nhỉ?
2. Bạn có kinh nghiệm làm việc
Một công việc làm thêm phù hợp, không chỉ giúp bạn tăng thu nhập mà còn bổ trợ cho chuyên môn của một số ngành mà sinh viên đang theo học, vừa nâng cao kĩ năng mềm. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành. Học tập và sau đó thực hiện đúng những gì bạn học được sẽ giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp tương lai. Không có nhiều sinh viên có được cơ hội tuyệt vời này.
3. Bạn học được kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả
Khi quyết định tìm kiếm công việc làm thêm, rõ ràng quỹ thời gian của bạn so với những sinh viên chỉ tập trung hoàn toàn vào việc học sẽ ít hơn. Vậy nên, bạn phải có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể để có thể vừa làm thêm mà vẫn hoàn thành tốt việc học ở trường lớp. Có một công việc khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho cuộc sống của mình một cách hiệu quả hơn nhiều, ngay cả khi bạn không làm việc.
4. Một trong những yếu tố "làm đẹp" CV
Từ làm trợ lý kỹ thuật trong suốt học kỳ hay việc bán thời gian tại quán cà phê... tất cả đều có giá trị ngay cả khi nó không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bởi lẽ, dù ít dù nhiều, nó đều cho bạn những bài học thực tiễn từ cuộc sống, cho thấy khả năng thích nghi của bạn trong những môi trường khác nhau.
Nhược điểm
1. Thiếu thời gian cho học tập
Nếu như bạn không biết điều chỉnh một cách hài hòa giữa việc đi học và đi làm thì chuyện xao nhãng, ảnh hưởng tới kết quả học tập sẽ là một điều sớm muộn. Không có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể thì bạn khó có thể hoàn thành tốt việc học ở trường. Trên giảng đường đại học, sinh viên luôn phải ý thức được rằng mục tiêu học tập là số 1 và luôn là như vậy.
2. Thiếu thời gian cho những hoạt động ngoại khóa
Nếu bạn làm việc và học cùng một lúc, thời gian rảnh của bạn sẽ dần dần biến mất. Để học tập và làm việc hiệu quả, bạn phải có thời gian cho các hoạt động xã hội và các hoạt động khác có thể làm giảm căng thẳng. Nếu bạn không dành thời gian quan trọng này để "sạc pin", bạn sẽ sớm gặp phải một số hậu quả không lường trước được cả về sức khỏe lẫn học tập.
3. Căng thẳng và mệt mỏi
Sa đà vào việc làm thêm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Bởi vì việc đi làm thêm đòi hỏi cường độ lao động của bạn rất cao đôi khi nó vắt kiệt sức lao động của các bạn. Làm việc liên tục trong thời gian dài sau đó còn phải lên lớp khiến tinh thần mệt mỏi, uể oải, không còn tâm trí học hành.
4. Việc làm thêm không phù hợp chuyên ngành
Làm những công việc tốn quá nhiều thời gian như nhân viên bán hàng tại shop quần áo, cửa hàng đồ ăn... bạn phải làm việc liên tục và trong một khoảng thời gian dài. Và thường, sau khi làm xong bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ điều gì. Những công việc này, thời gian làm không quá nhiều mà còn phù hợp với ngành học của bạn nữa.
Kết luận
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn nên kiểm tra tình hình hiện tại của mình. Hãy xác định rõ ưu tiên số một của bạn tại thời điểm này vẫn là học tập. Vì vậy, trong trường hợp bạn vẫn muốn có một công việc bán thời gian, bạn nên cố gắng làm việc trong cùng lĩnh vực với chuyên ngành. Đồng thời lập kế hoạch để cân bằng việc học và làm thêm, nghiêm túc hoàn thành, nếu không bạn sẽ buộc phải từ bỏ một trong hai công việc vì không chịu được áp lực.
Theo Trí Thức Trẻ
18 điều sinh viên mới tốt nghiệp cần biết Những người thành công, là những người không bao giờ ngừng học tập. 1. Có một số điều bạn đã học được ở trường đại học nhưng nó đôi khi chẳng mang lại ích lợi gì và bạn có thể sẽ không bao giờ sử dụng nó nữa. 2. Bạn thành công ở trường đại học không có nghĩa là sẽ thành công...