2018: Năm của những sự việc giáo dục ‘chưa từng có’

Theo dõi VGT trên

Liên tục các vụ bạo lực thể chất, tinh thần học sinh gây chấn động; gian lận điểm thi THPT Quốc gia chưa từng có trong lịch sử hay lùm xùm về độc quyền sách giáo khoa… là một số vấn đề đáng chú ý trong lĩnh vực giáo dục năm 2018.

1. Rúng động gian lận điểm thi liên tỉnh

Sự việc bùng lên vào thời điểm tháng 7/2018, sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT Quốc gia. Một loạt các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình khiến cả nước ngỡ ngàng khi có số thí sinh đạt điểm giỏi tăng đột biến, trong bối cảnh phổ điểm thi cả nước đạt thấp hơn so với năm trước. Sau khi lực lượng chức năng vào cuộc, kết quả Hà Giang có 114 thí sinh với hơn 330 bài trắc nghiệm được nâng tổng điểm từ 1 đến 29,95 điểm. Tại Sơn La và Hòa Bình, công an xác định điểm bài thi tự luận và trắc nghiệm bị can thiệp.

Công an đã khởi tố vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại 3 tỉnh. 10 cán bộ bị khởi tố, trong đó có Phó giám đốc Sở Giáo dục Sơn La.

2018: Năm của những sự việc giáo dục chưa từng có - Hình 1

Một trong 5 bị can bị khởi tố tại Sơn La về vụ gian lận điểm thi

Đây được xem là vụ gian lận điểm thi lớn chưa từng có, kể từ thời điểm kỳ thi THPT Quốc gia được tổ chức lần đầu tiên năm 2015. Còn so với lịch sử gian lận điểm thi, vụ việc này có quy mô lớn hơn hẳn, thủ đoạn cũng tinh vi hơn. Nhiều kẽ hở được phanh phui khiến việc tổ chức thi trong năm 2019 tới đây được Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ siết chặt hơn. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thừa nhận trách nhiệm, khẳng định tiếp tục duy trì kỳ thi THPT Quốc gia nhưng sẽ điều chỉnh cả về kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo kết quả thi được chính xác.

2. Lùm xùm độc quyền sách giáo khoa

Câu chuyện được bắt đầu bằng việc clip giáo viên hướng dẫn phụ huynh cách đán.h vần tiếng Việt theo cách của “ Công nghệ giáo dục” (CNGD) trước thềm năm học 2018 – 2019, gây xôn xao dư luận. Hiện tượng CNGD bùng lên trong thời điểm ngành giáo dục đang chuẩn bị thay toàn bộ SGK.

2018: Năm của những sự việc giáo dục chưa từng có - Hình 2

Ảnh minh họa

Trong khi đó, nghị trường Quốc hội nóng lên với vấn đề lãng phí SGK hàng ngàn tỉ đồng từ quy trình phát hành sách mang tính độc quyền của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Vấn đề đáng quan tâm hơn cả là hiện tượng độc quyền khép kín của ngành giáo dục trong chuyện làm SGK sẽ giải quyết như thế nào. Trước Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ khẳng định sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục không còn là thực nghiệm nữa nhưng tới đây sẽ thẩm định lại.

3. Tăng đột biến số lượng chức danh giáo sư, phó giáo sư

Ngày 2/2, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Số người đạt tiêu chuẩn gấp 1,7 lần năm 2016 và 2,3 lần năm 2015 khiến dư luận nghi ngại chất lượng của ứng viên trong “chuyến tàu vét” trước khi có quy định tiêu chuẩn mới.

Trước yêu cầu rà soát lại số lượng từ Thủ tướng Chính phủ, ngày 6/3, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố quyết định công nhận 1.131 người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Có đến 94 người gồm nhiều quan chức chờ xác minh do chưa đủ tiêu chuẩn, có đơn thư khiếu nại, t.ố cá.o. Kết quả cuối cùng cho thấy, có hơn 40 người không được công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Trong số này, có Bộ trưởng Y tế, Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, Tổng cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp…

Video đang HOT

4. Nhiều vụ bạo lực học sinh chưa từng có

Điều khiến dư luận bức xúc nhất trong năm 2018 chính là liên tục các vụ bạ.o hàn.h thể chất, tinh thần học sinh xảy ra. Bùng nổ đầu năm là vụ n.ữ sin.h ở TP.HCM bật khóc kể về cô giáo không nói gì khi lên lớp. Qua tìm hiểu, kết quả cho thấy cô giáo dạy Toán Trần Thị Minh Châu ở trường THPT Long Thới (Nhà Bè) không nói gì suốt ba tháng đứng lớp bởi những bất hòa giữa giáo viên và một nhóm học sinh. Cô Châu bị cảnh cáo, không được đứng lớp trong một năm; hiệu trưởng trường Long Thới bị khiển trách. N.ữ sin.h lên tiếng phản ánh được chuyển trường theo nguyện vọng cá nhân.

Tháng 5/2018, cô Nguyễn Thị Kim Tuyến của Trung tâm MST gọi học viên là “con lợn”, “thằng cù nhầy”, “thằng mặt người óc lợn” và nhiều ngôn từ tục tĩu khác, gâ.y số.c mạng xã hội. Trước mặt cả lớp, cô khẳng định “không cần tư cách giáo viên giẻ rách”, yêu cầu học viên tuân thủ luật lệ bởi đã ký cam kết trước khi bắt đầu khóa học.

Tháng 11/2018, một học sinh ở THCS Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Ninh hứng chịu 231 cái tát từ các bạn cùng lớp và cô giáo. Nữ giáo viên nhận sai phạm, vụ việc đã được lực lượng chức năng khởi tố.

Mới nhất là vụ việc tại trường Tiểu học Quang Trung (Hà Nội) khi một nữ giáo viên yêu cầu học sinh tát bạn 50 cái chỉ vì em này mất trật tự. Tuy nhiên, đến cái tát thứ 20, vì quá đau nên học sinh này òa khóc, cô giáo mới cho dừng tay. Sự việc khiến nhiều phụ huynh giận dữ khi vụ 231 cái tát ở Quảng Bình chưa kịp lắng xuống, thêm vào đó, có thông tin giáo viên này vừa ra trường và là con của lãnh đạo quận Đống Đa, Hà Nội. Nhà trường đã tổ chức họp báo xác nhận thông tin, đồng thời tạm đình chỉ giáo viên này để phục vụ cho việc xác minh thêm thông tin về sự việc.

2018: Năm của những sự việc giáo dục chưa từng có - Hình 3

Giáo viên bạ.o hàn.h học sinh bằng 231 cái tát ở THCS Duy Ninh

5.Rúng động Hiệu trưởng dâ.m ô hàng chục na.m sin.h

Ngày 15/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Dâ.m ô đối với người dưới 16 tuổ.i”, đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam thời hạn 3 tháng đối với Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn về tội “Dâ.m ô đối với người dưới 16 tuổ.i”. Bị can My lập tức bị bắt giữ. Hiệu trưởng này gây rúng động dư luận với hành vi dâ.m ô các học sinh ngay tại phòng làm việc của mình.

Các học sinh cho biết, vị hiệu trưởng thường gọi các nam học sinh vào phòng trong giờ lên lớp và thực hiện hành vi dâ.m ô, sau đó đ.e dọ.a các na.m sin.h sẽ hạ điểm hay đuổi học nếu nói với người khác. Một số nam học sinh cũng được thầy hiệu trưởng cho từ 20 – 30 nghìn đồng để giữ kín chuyện mỗi lần bị “gọi vào phòng”.

6. Phả.n cả.m dự thảo xử phạt sinh viên sư phạm bá.n dâ.m

Ngày 29/10, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy, để lấy ý kiến đến ngày 26/11. Trong đó có quy định, với hoạt động mại dâm, nếu sinh viên vi phạm lần 1 sẽ bị khiển trách, lần 2 cảnh cáo, lần 3 đình chỉ có thời hạn và lần 4 là buộc thôi học.

Dự thảo ngay lập tức gây phản ứng khi cho rằng hành vi mua bá.n dâ.m bị pháp luật nghiêm cấm, khi vi phạm cần xử lý nghiêm khắc ngay, không nên tính số lần. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa sau đó cho biết, quy định kỷ luật sinh viên liên quan đến hoạt động mại dâm trong dự thảo là bị “lỗi soạn thảo, chưa cập nhật bản phù hợp nhất”. Trang web của Bộ GD&ĐT ngay sau đó gỡ dự thảo.

7. Thông qua Luật Giáo dục đại học

Ngày 11/12, Văn phòng Chủ tịch nước công bố Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ 1/7/2019. Chính sách lớn nhất được sửa đổi là mở rộng và nâng cao tự chủ của toàn hệ thống. Cơ chế tự chủ cao từ gói gọn trong 5 đại học và 23 trường thí điểm sẽ mở rộng cho tất cả cơ sở giáo dục đại học.

Một số chính sách mới khác là đổi mới quản trị đại học, kiện toàn Hội đồng trường. Theo Luật, Hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất của trường đại học, có toàn quyền quyết định về nhân sự chủ chốt (Hiệu trưởng), chiến lược phát triển của nhà trường cũng như chủ trương đầu tư lớn. Luật mới khuyến khích các trường có tiềm lực sáp nhập thành đại học lớn, hoặc một số trường cùng nhóm ngành/địa phương kết với nhau thành đại học lớn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

8. Chậm ban hành chương trình môn học phổ thông mới

Tháng 1/2018, Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo chương trình của 20 môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nội dung các môn học được xây dựng dựa trên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, được Bộ Giáo dục công bố trước đó vào năm 2017.

Theo kế hoạch, chậm nhất năm học 2020-2021 cấp tiểu học sẽ áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới. Từ năm học 2021-2022 áp dụng đối với cấp THCS và từ năm học 2022-2023 đối với cấp THPT. Tuy nhiên, đến nay chương trình môn học mới vẫn chưa được ban hành để các đơn vị xuất bản có căn cứ in sách giáo khoa, trình Hội đồng thẩm định.

9.Thúc đẩy lồng ghép giới trong chương trình SGK phổ thông

Vào tháng 9/2018, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo về Lồng ghép giới trong chương trình sách giáo khoa phổ thông. Đây là vấn đề đã được cơ quan này cân nhắc, bàn thảo trong thời gian dài. Theo đó, phân tích 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12 cho thấy, nhiều biểu hiện bất bình đẳng giới trong SGK như tỉ lệ xuất hiện trong SGK tiểu học 49% dành cho nữ, 51% dành cho nam, THCS 33% nữ, 67% nam, THPT 19% nữ, 81% nam.

Bên cạnh mất cân đối về tỷ lệ nhân vật nam và nữ trong SGK, còn có sự mất cân đối về số lượng tác giả SGK nam, nữ; hình ảnh đại diện nghề nghiệp của nam, nữ chưa phản ánh kịp thời xu hướng và những thay đổi trong xã hội. Những ví dụ trong SGK về các nhân vật quan trọng, nổi tiếng, có tới 95% là nhân vật nam. Sự chênh lệch giữa nhân vật nam và nữ cũng có sự khác biệt theo các cấp học. Càng lên cấp học cao, sự chênh lệch càng lớn, nhất là ở cấp THPT.

Từ những bất cập này, Hội LHPNVN cho rằng cần thiết phải có sự thay đổi về vấn đề bình đẳng giới trong chương trình SGK mới, giáo dục về giới và bình đẳng giới cần được chuyển tải nhiều hơn trong quá trình giáo dục giới, ứng với chương trình SGK mới. Cần lồng ghép giới trong quá trình biên soạn, biên tập, xuất bản sách giáo khoa.

Theo phunuvietnam

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số

8 người bị khởi tố vì gian lận điểm thi THPT quốc gia, 2.000 vụ bạo lực học đường, 38 thí sinh đoạt huy chương Olympic là những con số đáng chú ý về giáo dục năm 2018.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 1

Đề thi THPT quốc gia 2018 được nhiều chuyên gia đán.h giá chạy theo dự luận, quá sức thí sinh. Trong hơn 5 triệu bài thi, có 8.663 điểm liệt, tăng 30% so với năm trước. Số lượng điểm 10 kỳ thi năm nay chỉ bằng 1/9 năm 2017. Trong 9 môn thi chính thức, Lịch sử là môn có điểm trung bình thấp nhất (3,79), tiếp sau là tiếng Anh (3,91) và Sinh học (4,54).

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 2

Năm 2018 xảy ra vụ gian lận điểm thi đại học được cho là nghiêm trọng nhất trong nhiều năm. 347 bài thi bị can thiệp điểm được phát hiện ở Hà Giang và Sơn La. Nhiều bài thi trắc nghiệm ở Sơn La và Hòa Bình có dấu hiệu bị tẩy xóa nhưng không khôi phục được bài gốc. Một số thí sinh có tổng điểm được tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với trước đó.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 3

Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình là 3 tỉnh có gian lận điểm thi đại học nghiêm trọng nhất. 8 người bị khởi tố trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018, gồm hai cán bộ Sở GD&ĐT Hà Giang, 6 người ở Sơn La và hai người ở Hòa Bình. Hiện, vụ việc ở Sơn La chưa có kết luận cuối cùng.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 4

16 năm độc quyền phát hành sách giáo khoa gây lãng phí hàng chục tỷ đồng. Mỗi năm, NXB Giáo dục Việt Nam - đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT độc quyền về phát hành sách giáo khoa - in hơn 100 triệu bản, phần lớn dùng một lần rồi bỏ. Theo NXB này, sách giáo khoa chiếm 60% doanh thu, gây lỗ 40 tỷ đồng mỗi năm. Các mảng khác chỉ chiếm 40% doanh thu mang lại 150 tỷ đồnglợi nhuận. Điều khiến dư luận thắc mắc là dù liên tục lỗ, chiết khấu sách giáo khoa vẫn ở mức cao, lên đến 250 tỷ đồng/năm.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 5

Số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn cao kỷ lục trong vòng 41 năm xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư khiến nhiều người lo ngại về "chuyến tàu vét" trước khi quy định 174 hết hiệu lực. Sau khi báo chí lên tiếng, dư luận bức xúc, 41 người bị loại vì không đủ điều kiện chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 6

Trong năm 2018, Bộ GD&ĐT đưa ra một số dự thảo gây tranh cãi, trong đó có dự kiến đuổi học sinh viên sư phạm "bán hoa" 4 lần và dự thảo giáo viên đán.h học sinh bị phạt đến 30 triệu đồng. Sau đó, trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết quy định đuổi học sinh viên "bán hoa" 4 lần do cán bộ năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém đưa lên. Bộ đã xử lý, bỏ khỏi dự thảo thông tư.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 7

Cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái tát tại trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình) là một trong những vụ việc nổi cộm liên quan bạo lực học đường. Trong năm học 2017-2018, cả nước xảy ra hơn 2.000 vụ, 53% trong số đó diễn ra trong môi trường học đường. Trong giai đoạn 2010-2018, 7.735 học sinh, sinh viên tham gia vào các vụ đán.h nha.u, bị xử lý kỷ luật.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 8

Năm 2018, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học được sửa đổi. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 11 với 84% số phiếu. Luật Giáo dục Đại học đã được sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới một điều; bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 9

Năm nay, 38/38 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển dự Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt huy chương, trong đó có 13 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 11 huy chương đồng. Ở bậc đại học, 2018 cũng là năm đầu tiên 2 cơ sở đào tạo đại học lọt vào top 1.000 trường của thế giới.

Bức tranh giáo dục năm 2018 qua những con số - Hình 10

Theo kết quả phiếu tín nhiệm 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn được công bố chiều 25/10, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có 140 phiếu tín nhiệm cao, 194 tín nhiệm và 137 phiếu tín nhiệm thấp. Người đứng đầu ngành giáo dục nhận được nhiều phiếu "tín nhiệm thấp" nhất.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người mẫu tử nạn sau khi dự tiệc du thuyền của rapper đình đám
19:44:01 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
Anh Quý đăng đàn kể xấu team Quang Linh, thắc mắc về tiề.n lương 9 tháng đi làm
17:16:45 03/10/2024
Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt
18:01:14 03/10/2024
Bà Phương Hằng vướng rắc rối vì nhạc chế, bị CĐM check VAR sao kê và cái kết
16:58:12 03/10/2024
Quang Linh lên chức giữa ồn ào team châu Phi, công đầu thuộc về Nam Hoàng?
16:47:22 03/10/2024
Con gái út của Diddy lộ diện bên người mẹ gốc Việt, 1 vật lạ bị soi gây sửng sốt
17:04:12 03/10/2024
Lâm Vỹ Dạ lần đầu có động thái gây xôn xao sau khi bị Negav bình phẩm khiếm nhã
19:52:33 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xuân Hinh: "Ngày xưa, tôi bị bà xã... lừa"

Sao việt

21:57:31 03/10/2024
Vua hài đất Bắc tiết lộ từ ngày kết hôn đến giờ, chưa bao giờ ông dám bật vợ. Nam nghệ sĩ luôn nhường nhịn để nhà cửa êm ấm.

Vụ giáo viên cử chỉ thân mật với na.m sin.h: Cô giáo bị đình chỉ, Sở GD&DT nói gì?

Xã hội

21:56:25 03/10/2024
Những ngày qua, CĐM được phen dậy sóng trước clip của 1 nữ giáo viên và na.m sin.h có cử chỉ thân mật ngay trong lớp học. Sau khi bị phản ánh, nhà trường đã tạm đình chỉ cô giáo này.

Ngoại truyện của series hành động đình đám 'John Wick': Ana de Armas tiếp bước Keanu Reeves trở thành sát thủ huyền thoại

Phim âu mỹ

21:53:13 03/10/2024
Sau nhiều sự chờ đợi, phần ngoại truyện của loạt phim hành động vô cùng được yêu thích - Từ vũ trụ John Wick: Ballerina vừa chốt đơn ra rạp tại Việt Nam vào ngày 6/6/2025.

Diddy gạ Ronaldo tham gia "tiệc trắng" lúc 21 tuổ.i, cái kết nay mới bị phơi bày

Sao âu mỹ

21:30:42 03/10/2024
Những ngày qua, dư luận thế giới xôn xao vì vụ án liên quan đến trùm âm nhạc nước Mỹ - Sean Diddy Combs. Những cáo buộc về buổi tiệc không lành mạnh, đã dần đưa góc khuất của nền giải trí lớn bậc nhất thế giới ra ánh sáng.

3 cách hiệu quả giảm tình trạng thiếu magie

Sức khỏe

21:14:50 03/10/2024
Tiêu thụ 100% ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, lúa mì nguyên hạt và yến mạch, cùng với các loại hạt và đậu giúp cơ thể đảm bảo lượng magie trong chế độ ăn uống cao hơn.

Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng: Lựa chọn diễn viên phù hợp với vai diễn thay vì bám vào khái niệm 'nàng thơ

Hậu trường phim

21:09:40 03/10/2024
Tôi chỉ lựa chọn diễn viên phù hợp với vai diễn thay vì bám vào khái niệm nàng thơ , và Uyển Ân là sự lựa chọn tốt nhất trong lúc casting.

Công an Q.Gò Vấp tạm giữ người dàn cảnh trộm tài sản của bạn cùng phòng trọ

Pháp luật

21:04:25 03/10/2024
Vì không có công việc ổn định, nợ nần nhiều nên nam thanh niên dàn cảnh, trộm tài sản của bạn cùng phòng ở Q.Gò Vấp (TP.HCM).

Tạm giữ 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu, có bán trên tài khoản TikToker Phan Thủy Tiên

Netizen

20:19:39 03/10/2024
Trong đó có nhiều sản phẩm bán trên tài khoản TikToker Phan Thủy Tiên vừa bị Thương mại điện tử, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Công thương) phát hiện, tạm giữ.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 47: Chải gặp chuyện, Như bị đán.h ghe.n

Phim việt

20:06:41 03/10/2024
Đi giữa trời rực rỡ tập 47: Như bị chính thất kéo đến tận khu trọ đán.h ghe.n; Chải gặp chuyện sốc tâm lý khiến ông Chiểu hốt hoảng.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

Tin nổi bật

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

'Hand in Hand': Phim chữa lành mùa thu của điện ảnh Nhật

Phim châu á

20:01:02 03/10/2024
Khi bầu trời gặp biển cả, ở giữa là chúng ta (tựa gốc Hand in Hand ), bộ phim mới nhất của đạo diễn Michio Koshikawa mang đến một cảm giác như dòng nước chảy nhẹ, tưới mát tâm hồn người xem.