20 đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2021
Đại học Harvard 11 năm liên tiếp dẫn đầu thế giới; châu Á có ba trường trong top 20, theo xếp hạng của THE.
Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học năm 2021 do Times Higher Education (THE) ghi nhận lần thứ 11 liên tiếp Đại học Harvard của Mỹ dẫn đầu. Thành lập năm 1636, trường gặt hái được nhiều thành tựu với 161 người đoạt giải Nobel, 50 người đoạt giải thưởng Pulitzer và nhiều danh hiệu, giải thưởng học thuật khác.
Eliot House, công trình nổi tiếng trong khuôn viên Đại học Harvard. Ảnh: Kris Snibbe/Harvard Staff Photographer
Xếp ngay sau vẫn là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ngôi trường thường xuyên xuất hiện trong top 10 đại học tốt nhất thế giới ở mọi bảng xếp hạng.
Ngoài hai trường trên, Mỹ còn 11 đại diện khác trong top 20 đại học danh tiếng năm nay. Vương quốc Anh có 3 trường, Trung Quốc 2, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ mỗi quốc gia 1, cụ thể như sau:
Video đang HOT
Trong số các trường châu Á vào top 20, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) có thứ hạng cao nhất – 10. Ngôi trường này được thành lập năm 1911 và nhanh chóng trở thành một trong những đại học uy tín và có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. So với năm ngoái, trường đã tăng 3 bậc về danh tiếng.
Hai trường còn lại của châu Á là Đại học Tokyo của Nhật Bản (hạng 13) và Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc (hạng 15). Các trường này thu hút được khá nhiều sinh viên quốc tế so với mặt bằng chung các đại học châu Á, với tỷ lệ sinh viên quốc tế lần lượt là 13 và 16%.
THE xếp hạng đại học danh tiếng thế giới sau cuộc khảo sát, phân tích và so sánh. Một bảng câu hỏi bằng 14 ngôn ngữ được gửi tới các học giả có kinh nghiệm để họ đưa ra quan điểm về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu trong ngành, trong trường mà họ biết.
Cuộc khảo sát cho bảng xếp hạng năm 2021 được thực hiện từ tháng 11/2020 đến tháng 2/2021, nhận được gần 11.000 câu trả lời từ học giả ở 128 quốc gia, trong đó 39,1% phản hồi đến từ các học giả ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, 21,7% từ Bắc Mỹ, 24,3% từ Tây Âu, số ít còn lại là của học giả đến từ Đông Âu, Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi.
Trung Quốc dẫn đầu trong xếp hạng đại học ở nền kinh tế mới nổi 2022
8 trường đại học của Trung Quốc lọt top 10 trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022, hai đại diện còn lại đến từ Nga.
1. Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc): Tăng một bậc so với xếp hạng năm 2021, Đại học Bắc Kinh vượt qua Đại học Thanh Hoa và giữ vị trí số 1 trong xếp hạng năm 2022. Thành lập năm 1898, đây là trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc, được đánh giá cao về chất lượng đào tạo và nét đẹp kiến trúc truyền thống. Trường luôn nằm trong top đầu xếp hạng đại học tại Trung Quốc và châu Á. Trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022 của Times Higher Education (THE) , Đại học Bắc Kinh được đánh giá 87,9 điểm, tăng hơn 2 điểm so với năm ngoái. Ảnh: Koubeikc .
2. Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc): Dù chỉ xếp hạng 2 với tổng điểm 87,5, phần đánh giá nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (hiệu quả chuyển giao tri thức) của Đại học Thanh Hoa lại đạt 100 điểm. Ngoài ra, điểm nghiên cứu và trích dẫn của trường cũng cao hơn Đại học Bắc Kinh. Cùng với Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa là cơ sở giáo dục hàng đầu tại Trung Quốc. Ba năm liên tiếp, Đại học Thanh Hoa xếp hạng 1 trong danh sách trường đại học hàng đầu châu Á do THE bình chọn. Ngoài ra, trường được THE đánh giá hạng 20 trong xếp hạng đại học hàng đầu thế giới năm 2021. Ảnh: CGTN .
3. Đại học Chiết Giang (Trung Quốc): Đạt 69 điểm đánh giá, tăng gần 3 điểm, Đại học Chiết Giang giữ nguyên vị trí thứ 3 trong xếp hạng năm nay. Tương tự Đại học Thanh Hoa, phần đánh giá nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (hiệu quả chuyển giao tri thức) của trường đạt điểm tối đa 100. Với một số thế mạnh trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, Đại học Chiết Giang được đánh giá cao trong nhiều bảng xếp hạng. Trường đứng thứ 75 trong xếp hạng đại học thế giới 2022 và đứng thứ 12 trong xếp hạng đại học châu Á 2021 do THE bình chọn. Ảnh: Aasarchitecture .
4. Đại học Phúc Đán (Trung Quốc): Hai năm liên tiếp, Đại học Phúc Đán xếp vị trí thứ 4 trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022. Đặc biệt, điểm đánh giá năm 2022 của trường tăng 3 điểm so với năm 2021. Thành lập năm 1905, Đại học Phúc Đán cung cấp hơn 70 chương trình về nghệ thuật, nhân văn và khoa học cho hơn 30.000 sinh viên, 15% trong số đó là sinh viên quốc tế. Trường đứng thứ 60 trong xếp hạng đại học thế giới 2022 và đứng thứ 12 trong xếp hạng đại học châu Á 2021 do THE bình chọn. Ảnh: Mapio .
5. Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc): Đại học Giao thông Thượng Hải (SJTU) là một trong những cơ sở giáo dục đại học có lịch sử lâu đời và danh tiếng ở Trung Quốc, đồng thời là trường đại học trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Trường có 67 chương trình đào tạo thuộc 9 nhóm ngành: Kinh tế, Luật, Văn học, Khoa học, Kỹ thuật, Nông nghiệp, Y học, Quản lý và Nghệ thuật. Hiện, SJTU đang dẫn đầu Trung Quốc về số lượng dự án quốc gia và quỹ tài trợ nghiên cứu. Trong xếp hạng năm 2022 của THE, trường xếp hạng 5 với tổng điểm 67,4, trong đó điểm đánh giá nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (hiệu quả chuyển giao tri thức) của trường đạt 100. Ảnh: APRU Virtual Student Exchange.
6. Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (Nga): Được đánh giá 64,8 điểm và xếp hạng 6, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva là một trong hai đại diện của Nga lọt vào top 10 của xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022. Thành lập năm 1755 bởi nhà khoa học Mikhail Lomonosov, trường là cơ sở giáo dục đại học công lập, phục vụ khoảng 38.000 sinh viên thuộc 39 khoa đào tạo. Trong xếp hạng đại học thế giới 2022, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva đứng thứ 158. Ảnh: Wikimedia Commons.
7. Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (Trung Quốc): Thành lập năm 1958, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (USTC) là nơi đào tạo các tài năng trẻ về khoa học và công nghệ. Hiện, USTC là ngôi nhà chung của hơn 16.000 sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu tài năng trong nước và quốc tế. USTC được THE đánh giá hạng 7 trong xếp hạng đại học các nền kinh tế mới nổi 2022 với tổng điểm 62,5, giữ nguyên vị trí so với năm 2021. Ảnh: ArchDaily .
8. Đại học Nam Kinh (Trung Quốc): Được đánh giá 62 điểm, Đại học Nam Kinh tăng 1 bậc và giữ vị trí số 8 trong xếp hạng năm nay. Trường được thành lập từ năm 1902, là thành viên của C9 League, liên minh các trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc. Hiện, Đại học Nam Kinh có 21 trường trực thuộc và sở hữu thư viện trường đại học lớn tại Trung Quốc với khoảng 4,5 triệu đầu sách. Trong xếp hạng đại học châu Á năm 2021, trường xếp hạng 17 với 65,3 điểm đánh giá. Ảnh: NJU Edu.
9. Đại học Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc): Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) tụt điểm và tụt hạng so với năm ngoái, chỉ xếp hạng 9 trong danh sách năm nay với 61,3 điểm đánh giá. Thành lập năm 1928, NTU là trường đại học lớn nhất tại Đài Loan với 32.000 sinh viên và 2.000 giảng viên. Trường đứng thứ 113 trong xếp hạng đại học thế giới 2022 và đứng thứ 20 trong xếp hạng đại học châu Á 2021 do THE bình chọn. Ảnh: Global U.
10. Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva (Nga): Thường được gọi là MIPT hoặc Phystech, Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva là cơ sở giáo dục đại học dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Nga. Trong xếp hạng Emerging Economies University Rankings 2022, trường đạt 55,2 điểm, tăng 1 bậc và thành công lọt top 10. Đây cũng là năm đầu tiên Phystech đạt được vị trí này. Ảnh: MIPT .
Nhiều đại học ở Mỹ nhận tiền tài trợ lớn hơn GDP một quốc gia Các đại học danh tiếng ở Mỹ thường có nguồn tài trợ lớn với con số lên đến hàng chục tỷ USD, cao hơn GDP của không ít quốc gia. Đứng đầu trong danh sách là ĐH Harvard . Cuối năm tài chính 2020, nguồn tài trợ của trường lên đến 41,9 tỷ USD, tức cao hơn GDP của nhiều nước như Uganda,...