2 thời điểm “vàng” giúp trẻ học giỏi tiếng Anh bố mẹ không nên bỏ lỡ
Nếu bố mẹ biết quan tâm đúng cách đến 2 thời điểm “vàng” này, việc trẻ giỏi tiếng Anh, sử dụng được 2 ngôn ngữ thành thạo là rất dễ dàng.
Ngày nay giao tiếp tiếng Anh tốt là một trong những kĩ năng cần thiết để gia tăng cơ hội phát triển và hòa nhập với thế giới. Nhiều cha mẹ quan tâm đến việc có nên dạy tiếng Anh cho trẻ sớm trước 3 tuổi để trẻ giỏi tiếng Anh sau này? Nhiều bạn trầm trồ khen 1 bé trên youtube đếm từ 1 đến 5 bằng tiếng Anh hoặc chỉ đúng hình khi mẹ gọi tên bằng T=tiếng Anh. Hoặc cách đây ít năm có 1 cô bé người Nga rất nhỏ có thể nói được nhiều ngôn ngữ, mà thậm chí ngay cả người bản địa cũng kinh ngạc về phát âm quá chuẩn của cô bé.
Khi nào trẻ nhỏ nên bắt đầu học ngoại ngữ?
Nghiên cứu của GS. Christine Moon và cộng sự tại ĐH Washington, Mỹ đã cho thấy: Việc trẻ có khả năng phân biệt ngôn ngữ của mẹ hay dùng và ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ 2) từ tuần thứ 30 của thai kì. Những phát triển các tế bào não bộ liên quan đến ngôn ngữ sẽ tiếp tục giúp trẻ nhận biết môi trường ngôn ngữ bên ngoài. Vào lúc sinh, trẻ có thể đáp ứng lại những gì trẻ vừa nghe.
Theo các chuyên gia ngôn ngữ, 3 tuổi mới thực sự là thời điểm học ngôn ngữ thứ 2 sau khi bé đã hoàn thiện hiểu về ngôn ngữ thứ 1 (Ảnh minh họa).
Trong các nghiên cứu về não bộ và ngôn ngữ, trẻ phát triển nhận biết các nguyên âm (a, e, i, o) trước, sau đó một số phụ âm đơn giản (b, n, d,..) và phụ âm ghép (ph, nh, kh,…). Trẻ só sự phân biệt rất rõ ràng về khác biệt về ngữ âm giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, ngay cả người lớn học và sử dụng ngoại ngữ nhiều năm đôi lúc sẽ có 1 vài sai sót, nhưng đối với trẻ là không có sự sai sót. 1 trở ngại duy nhất là phải đến 3 tuổi trẻ mới phát triển tương đối khả năng nhận thức đầy đủ và sử dụng tốt các ngữ âm mặc dù tất cả những chuẩn bị như phân biệt ngữ âm điều đã sẵn sàng. Do đó, theo các chuyên gia ngôn ngữ, 3 tuổi mới thực sự là thời điểm học ngôn ngữ thứ 2 sau khi bé đã hoàn thiện hiểu về ngôn ngữ thứ 1 (tiếng mẹ đẻ).
Mẹ nên làm gì để trẻ học tiếng Anh tốt và thuận lợi?
Nếu bạn muốn trẻ nói 2 ngôn ngữ (Tiếng Việt và tiếng Anh), hãy suy nghĩ đến 2 thời điểm khác nhau, nhưng rất quan trọng:
Thời điểm NỀN TẢNG: Được tính từ tuần thứ 30 của thai kì cho đến trẻ tròn 3 tuổi.
Thời điểm PHÁT TRIỂN: Là khi trẻ bắt đầu 3 tuổi trở về sau đến trước 7 tuổi. Một số chuyên gia cho rằng sau 7 tuổi trẻ có thể gặp khó khăn để thành thạo 2 ngôn ngữ 1 lúc. Lưu ý, chỉ là khó khăn, chứ không có nghĩa là không thể, do đó, ngoại ngữ đều có thể học ở bất kì độ tuổi nào, chỉ cần có phương pháp phù hợp.
Có một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm đó là: Liệu gia đình không có ai là người nói tiếng Anh hoặc cả cha lẫn mẹ đều không nói tiếng Anh, trẻ có thể nói được tiếng Anh giỏi?
Video đang HOT
Câu trả lời là: Nếu bạn là một người nói tiếng Anh giỏi hoặc bạn có chồng/vợ là người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì việc chú ý 2 thời điểm trên, trẻ có thể sử dụng 2 ngôn ngữ thành thạo là rất dễ dàng.
Nếu bạn không biết hát ru thì mua đĩa hát ru về cho trẻ, bạn cũng học và nhẩm theo để thuộc và hát vì những điệu hát ru giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt (Ảnh minh họa).
Nhưng, nếu bạn không giỏi tiếng Anh hoặc không có ai là người nước ngoài nói tiếng Anh, thì trẻ cũng vẫn có cơ hội nói cả 2 ngôn ngữ giỏi nếu bạn biết quan tâm đến 2 giai đoạn phát triển của trẻ.
Cha mẹ nên làm gì trong 2 thời điểm quan trọng này?
Thời điểm NỀN TẢNG: Lúc mang thai từ tuần thứ 30, bạn có thể chọn 1 trong những cách sau:
- Nếu bạn là người sử dụng tiếng Anh giỏi, chọn 1-2 thời điểm trong ngày nói chuyện với bé bằng tiếng Anh, đơn giản kể bé nghe những gì bạn đang suy nghĩ, sử dụng dạng câu ngắn, nói rõ và cảm xúc, lâu lâu dùng tay xoa xoa nhẹ trên bụng.
- Nếu bạn có chồng/vợ nói tiếng Anh, bạn nói tiếng Việt, chồng/vợ nói chuyện với trẻ bằng tiếng Anh. Lúc nói, bạn dùng câu ngắn, rõ và nên ngang tầm bụng của bạn sẽ làm trẻ dễ lắng nghe.
- Nếu bạn hoặc chồng/vợ bạn không ai nói được tiếng Anh, bạn có thể tham gia 1 lớp tiếng Anh giao tiếp dành cho bà bầu, đừng chọn chương trình luyện thi hay học hành gì căng thẳng, đơn giản là giao tiếp đơn giản. 1 tuần bạn chỉ cần đến lớp 4 buổi, mỗi buổi ít hơn 1 tiếng. Chọn lớp ít học viên, dưới 15 học viên để tăng cơ hội giao tiếp với thầy/cô giáo. Không nhất thiết chọn thầy/cô giáo nước ngoài, chỉ cần họ chịu nói chuyện và khả năng phát âm tốt. Chọn lớp học gần nhà để tiện đi lại vì tuần thứ 30 là khá nặng nề rồi.
- Nếu bạn hoặc vợ/chồng không nói được tiếng Anh và cũng không có điều kiện lên lớp vì nhiều lí do, bạn có thể mở đĩa tiếng Anh cho trẻ nghe. Chọn các đoạn hội thoại ngắn như hội thoại trong TOEIC hoặc phần nghe session 1 và 2 trong IELTS. Mấy nội dung hội thoại này khá phù hợp nên bạn chép ra đĩa, mở đĩa bằng 2 loa hai bên, bạn ngồi ở giữa, bạn vừa nghe vừa cho bé nghe. Đừng nghe quá lâu, tầm 10 phút bạn bấm dừng 1 phút, sau đó nghe tiếp. Tối đa là 30 phút. Ngày làm 1-2 lần là được.
Lúc sinh ra đến 12 tháng tuổi: Đừng nghĩ ngoại ngữ là phải học từ tiếng Anh này nọ, mà tuổi này giúp trẻ phân biệt các ngữ âm là điều rất quan trọng. Trẻ chưa cần học từ, mà là ngữ âm: nguyên âm đơn/ghép và phụ âm đơn/ghép. Trẻ sẽ biết phân biêt các loại trên dễ dàng vì giai đoạn trước trẻ đã hấp thụ đầy đủ các loại âm này trong bụng mẹ.
Từ 1 tuổi đến hết 2 tuổi: Trẻ bắt đầu học nói và học đếm, màu sắc (Ảnh minh họa).
Thực tế những điệu hát ru có thể phát triển ngôn ngữ vì những giai điệu hát ru theo lối vào vần của thơ lục, thơ bát sẽ tạo các patterns lập lại giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và toán học. Các nghiên cứu khoa học về các mẫu lặp lại này được chứng minh có liên quan đến khả năng phát triển não bộ của trẻ (theo GS. Bergeson, ĐH Toronto, Canada). Do đó, nếu bạn biết hát ru hoặc trong gia đình ai biết hát thì đừng ngại hát ru bằng tiếng Việt cho trẻ ngay từ lúc sinh đến 6 tháng tuổi. Lúc bú, lúc tắm và lúc ngủ. Lúc hát, bạn nhịp tay theo điệu vào vần cho trẻ hiểu.
Nếu bạn không biết hát ru thì mua đĩa hát ru về cho trẻ, bạn cũng học và nhẩm theo để thuộc và hát. Khi tự tin, thì tự hát là rất tốt.
Cũng chia 1-2 lần trong ngày nói chuyện tiếng Anh với trẻ hoặc mở 1 đĩa tiếng Anh cho trẻ và bạn cùng nghe. Có thể sử dụng đĩa lần trước.
Từ 1 tuổi đến hết 2 tuổi: Trẻ bắt đầu học nói và học đếm, màu sắc. Lúc này học câu, ghép câu ngắn là quan trọng.
Chọn 1-2 khoảng thời gian trong ngày cho trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua 1 số hoạt động vui chơi liên quan đến màu sắc, số đếm và hình dáng vật thể. Ví dụ, chơi vẽ tranh, nặn đất sét, xếp hình… Bên cạnh đó, bạn có thể mở đĩa nhạc thiếu nhi tiếng Anh hoặc đĩa gồm những đoạn hội thoại ngắn vui dành cho trẻ mầm non, mở bằng loa, thiết kế 2 loa 2 bên, để trẻ chơi trong không gian ở giữa. Không dùng thiết bị điện tử có màn hình để mở nhạc cho bé nghe.
Thời điểm PHÁT TRIỂN từ 3 – 7 tuổi:
Bạn có thể cho trẻ tham gia 1 lớp giao tiếp tiếng Anh (chỉ nói và chơi trong lớp, không học hành gì nặng nề cả) và nên cho trẻ tham gia 1 lớp học đàn có phím (như đàn piano hay đàn organ) hoặc học đánh trống. Một điều cần lưu tâm là: Dù học gì cũng chỉ chơi là chính, chơi và hoạt động với ngôn ngữ tiếng Anh và chơi với những phím đàn. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên quan giữa học ngoại ngữ và âm nhạc cùng với nhau sẽ làm tăng không gian và phát triển não bộ (Theo Gs.Francois, ĐH INSERM and Aix-Marseille, Pháp).
Vài nét về tác giả:
Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Làm mẹ không áp lực”.
Theo Helino
Đầu tư Anh ngữ cho con - hãy là phụ huynh thông thái
Vai trò phụ huynh là không thể thiếu trong việc thúc đẩy và tạo một môi trường học tiếng Anh hiệu quả cho HS.
ảnh minh họa
Lúng túng và a dua trong việc đầu tư cho con
Hết học kỳ I năm học 2017 - 2018, chị Linh (Trưởng ban phụ huynh của tại một trường tư thục có tiếng ở Hà Nội) cho biết có khá nhiều phụ huynh vẫn còn mơ màng với việc học tiếng Anh của con, mặc dù đầu năm phân lớp theo trình độ tiếng Anh thì lớp con chị Linh là lớp có số HS trình độ tiếng Anh tốt đầu khối.
"Học tiếng Anh 7 tiết/tuần với GV người nước ngoài, nhưng chủ yếu là học theo giáo trình luyện IELTS - một mục tiêu lấy điểm "hot" nhất hiện nay với HS - tôi lo ngại tiếng Anh nền tảng của phần đông HS trong lớp chưa đủ tốt để tập trung vào việc luyện IELTS như vậy" - Chị Linh nhận xét.
Điểm tiếng Anh khi học ở trung tâm của HS được báo về điện thoại của phụ huynh có vẻ khả quan, nhưng điểm tiếng Anh trên lớp không cải thiện. Đóng tiền học tiếng Anh thì không hề rẻ, nhất là với những trung tâm tiếng Anh luyện IELTS thường thu tiền nhiều tháng và cả khóa học tới vài chục triệu đồng, phụ huynh không khỏi lo lắng.
"Mặc dù hầu hết các trung tâm đều có chiêu giảm giá cho từng đợt đóng tiền cho mỗi khóa học, nhưng chung quy mức tiền cho con học thêm tiếng Anh không hề rẻ"- Chị Nhung (phụ huynh của một học sinh lớp 8 và một học sinh lớp 10 ở quận Cầu Giấy) đã kinh qua việc cho con theo học nhiều kiểu trung tâm tiếng Anh nhận xét: "Thực tế học tiếng Anh ở trung tâm không bao giờ tốt như quảng cáo đâu các mẹ ạ".
Coi chừng mắc bẫy "hớt váng mỡ"
Chị Minh Anh, một phụ huynh trực tiếp tham gia việc xây dựng chương trình cho một trung tâm tiếng Anh theo chuẩn quốc tế : "Tôi cũng băn khoăn về việc học tiếng Anh trong một lớp học chính khóa, sau một học kỳ thấy rõ sự chênh lệch về mặt bằng trình độ của các học sinh, nhưng lớp vẫn dạy tiếng Anh theo một giáo trình, theo một phương pháp chung cho tất cả các học sinh trong lớp.
Điều này có thể dẫn tới việc những HS học tốt hơn vẫn có thể tiến bộ với 7 tiết học với giáo viên nước ngoài ở trường tư thục, nhưng lại vẫn có những HS học kém hơn cảm thấy ngày càng đuối so với top đầu và các HS này không chừng càng chán nản với việc học tiếng Anh. Trong khi có một thực tế là nhiều trường tư thục dù đã đầu tư giáo viên, giáo trình tiếng Anh để HS có thể luyện học IELTS, nhưng nhiều HS theo học giáo trình như vậy lại chưa đủ trình độ tiếng Anh nền (tiếng Anh học thuật) đã luyện ngay IELTS thì rất khó để học sinh nắm bắt được kiến thức và học hiệu quả".
Chị Minh Anh cho rằng hiện nay có những trung tâm tiếng Anh đang thực hiện "chiến dịch hớt váng mỡ" để có được học sinh, họ đánh vào tâm lý các phụ huynh muốn có cam kết "học tập trọn đời", HS không có được kết quả thi đầu ra như mong muốn thì có thể học lại miễn phí. Trong khi với tiếng Anh HS muốn học giỏi cần chút năng khiếu và có niềm yêu thích, học sinh phải có cảm hứng về môn học thì mới "học vào" được.
Một số trung tâm tiếng Anh để cạnh tranh và thu hút HS đã gây chú ý với phụ huynh và HS bằng việc lồng ghép vào chương trình dạy cả kỹ năng học tập, kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng làm bài thi IELTS.
Tuy nhiên, chất lượng thực sự của việc học tiếng Anh ở trung tâm để bổ trợ cho việc học tiếng Anh ở trường, hay nhằm đạt một mục tiêu nào đó của HS và phụ huynh ở môn tiếng Anh thì chắc hẳn phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng, dựa trên chính mong muốn và năng lực thật sự của mỗi HS.
Theo Giaoducthoidai.vn
Lớp tiếng Anh Trung học Thực hành Sư phạm có tỷ lệ 1 chọi 17,5 Trường chuyên thuộc Đại học Sư phạm TP HCM nhận được hơn 1.200 hồ sơ trong khi chỉ tiêu cho ba lớp chuyên khối 10 là 105. Chiều 26/5, trường Trung học Thực hành (Đại học Sư phạm TP HCM) chốt hồ sơ đăng ký dự thi lớp 10 chuyên, với 1.277 thí sinh đăng ký vào ba lớp chuyên: tiếng Anh 614...