2 năm trầm cảm vì bị ném đá khi ra mắt Bphone 1, Nguyễn Tử Quảng tìm đến khoa học vũ trụ, triết học để giải thích bản chất con người
Chịu đựng sự ném đá kinh khủng của cộng đồng mạng sau màn chào sân Bphone vào năm 2015, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã lâm vào trầm cảm trong 2 năm sau đó.
Tháng 2/2019, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng xuất hiên trên chương trình Cất Cánh của VTV. Tại đây, doanh nhân nhiều năm bị gắn với biệt danh Quảng “nổ” đã trải lòng về những khó khăn sau khi bị cộng đồng mạng ném đá, cũng như khát khao thực sự phía sau nỗ lực 10 năm theo đuổi phát triển smartphone ở Việt Nam.
Theo đó, năm 2005, BKAV thương mại hóa phần mềm diệt virus và Nguyễn Tử Quảng tuyên bố cho rằng người Việt có thể làm ra sản phẩm ngang hàng với thế giới. Lời nói khẳng định mạnh mẽ này bị cộng đồng mạng và giới truyền thông cho rằng “nổ”, “chém gió” đã khiến CEO BKAV từ “ hiệp sĩ công nghệ thông tin” lần đầu tiên phải đối mặt với scandal dưới con mắt nghi ngờ của người dùng.
Năm 2009, BKAV quyết định tham gia vào sản xuất điện thoại thông minh khi sản phẩm này manh nha bùng nổ trên cả thị trường thế giới lẫn Việt Nam. Nguyễn Tử Quảng cho rằng, đối với BKAV, đây là cơ hội để chúng tôi trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu.
“Nhưng với riêng cá nhân tôi và sau này là cả ban giám đốc thì đây tiếp tục là cơ hội để khẳng định năng lực của người Việt Nam, vì smartphone là sản phẩm hữu hình, có thể cầm nắm, khác với phần mềm tôi làm trước đó.
Tôi nghĩ rằng phần mềm thì mọi người chưa cảm nhận, chưa nhìn thấy, nhưng với một chiếc smartphone, một sản phẩm có kiểu dáng, cơ khí, điện tử như vậy, tôi có thể thuyết phục người Việt Nam tin vào năng lực của chính mình”, Nguyễn Tử Quảng chia sẻ.
Video đang HOT
Những khó khăn về khoa học công nghệ và môi trường ở Việt Nam khiến BKAV phải mất tới 6 năm mới thực sự ra mắt một chiếc smartphone “made in Vietnam”, do chính người Việt Nam làm chủ.
Ngày 26/5/2015, tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ đình, Nguyễn Tử Quảng đã lên sân khấu để trình bày về sản phẩm Bphone 1. Mãi đến giờ, khi xuất hiện trên chương trình Cất cánh của VTV sau 4 năm, vị doanh nhân này vẫn nhắc lại câu nói gắn liền với ông và Bphone 1 một thời: “Thật không thể tin nổi! Thật tuyệt vời! Thật không thể tin nổi! Thật tuyệt vời!”.
“Đấy là cảm xúc từ sâu đáy lòng của tôi, tôi vẫn còn nhớ như in nó là sự dồn nén trong 6 năm trời của tôi và các cộng sự của tôi – 1.000 người để làm ra chiếc smartphone đó. Không phải là sự tự hào cá nhân, đó là sự tuyên bố là Việt Nam có thể”.
Tuy nhiên, mọi điều sau đó không hề giống như trong suy nghĩ của CEO BKAV. Thay vì được tưởng thưởng và ghi nhận, BKAV và đặc biệt là cá nhân Nguyễn Tử Quảng bị ném đá với tần suất dày đặc và những lời lẽ ác ý. “Kinh khủng hơn hồi 2005 khi tôi thương mại hóa phần mềm diệt virus”, ông Quảng mím môi và cúi đầu nói.
Ông nói, mình còn nhớ đã trả lời một bài báo trong thời điểm thương mại hóa BKAV rằng những ý kiến trái chiều khiến ông chịu stress. Tuy nhiên, lần này mọi chuyện nâng lên một cấp độ cao hơn.
“Tôi đã bị trầm cảm trong 2 năm. Và tôi phải tìm đến, nghiên cứu sâu về triết học, về khoa học vũ trụ – là những lĩnh vực tôi yêu thích từ bé, nhằm để giải thích bản chất của con người, bản chất của xã hội, và tôi đã tìm ra lời giải cho mình.
Đó là định kiến. Định kiến rằng Việt Nam không thể sản xuất ra những công nghệ nghệ, sản phẩm cạnh tranh với các nước hàng đầu thế giới, đặc biệt là định kiến trong cả 1 xã hội thì thật là khủng khiếp, Và không thể trong ngày 1 ngày 2 có thể thay đổi định kiến đó. Nó phải là 1 công cuộc trường kỳ”.
Cuối buổi chia sẻ dài hơn 17 phút, ông Nguyễn Tử Quảng nhắn nhủ đến với người dùng, rằng chính người Việt Nam cần xóa bỏ định kiến là mình không thể làm ra những sản phẩm cạnh tranh với những nước hàng đầu.”Kết quả 10 năm qua Bkav đã là ví dụ điển hình. Và chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến trường kỳ này”, vị CEO khẳng định.
Theo Genk
Nguyễn Tử Quảng: 'Làm smartphone giống như bán phở, không sản xuất bánh nhưng phải nắm bí kíp gia truyền'
Trước hàng loạt câu hỏi Bphone có tỷ lệ nội địa hóa là bao nhiêu? giá trị nằm ở đâu? CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cho rằng điều này cũng giống như câu chuyện bán phở, họ cũng mua phở, hành... nhưng để ngon hay không là bí kíp gia truyền đó chính là giá trị gia tăng.
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng mong muốn Bkav có thể góp phần xây dựng ngành sản xuất smartphone tại Việt Nam.
Tại Hội thảo Đổi mới sáng tạo Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ TT&TT phối hợp tổ chức ngày 14/11/2018, có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho CEO Nguyễn Tử Quảng xung quanh việc sản xuất chiếc Bphone. Một khách mời đặt câu hỏi cho CEO Bkav: "Tôi thấy anh bán Bphone cỡ khoảng 7 triệu. Trong khi đó, phần thiết bị, linh kiện anh nói là nhập hoàn toàn của nước ngoài: Mỹ, Nhật với Hàn. Liệu Bkav có làm được linh kiện không? Giá trị của Việt Nam là gì trong chiếc smartphone đó?". Thực tế sau khi Bkav bắt đầu đưa ra sản phẩm smartphone đã có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Không chỉ có Bkav, mới đây VinFast đưa ra 3 mẫu xe ô tô và có nhiều câu hỏi tương tự được đặt ra.
Trả lời các câu hỏi đó,, ông Nguyễn Tử Quảng chọn ví dụ rất hình tượng. "Câu chuyện này giống như Apple, Samsung hiện nay, họ cũng sử dụng linh kiện của các công ty trên thế giới. Ví dụ như tụ điện, điện trở thì nổi tiếng nhất là Nhật Bản là công ty Murata mà chúng tôi làm việc, họ có hàng trăm năm kinh nghiệm về những thứ đó và họ cung cấp cho cả thế giới, cung cấp cho Apple, cung cấp cho Samsung, cung cấp cho các công ty Trung Quốc và cho Bkav. Vậy thì gia tăng trong trường hợp đó giống như câu chuyện quán phở. Quán phở đông khách phụ thuộc vào bí quyết gia truyền. Thông thường quán phở này sẽ không sản xuất bánh phở, thịt, quẩy, hành... giống như chúng ta mua về dùng. Nhưng rõ ràng họ có thể làm ngon và có đông khách còn chúng ta thì chưa chắc. Và sản xuất smartphone cũng như vậy đó chính là giá trị của nhà sản xuất smartphone".
CEO Bkav phân tích tiếp, phần lớn giá trị gia tăng của chiếc smartphone nằm ở các khâu nghiên cứu, ý tưởng, thiết kế, marketing, bán hàng, hậu mãi... còn phần linh kiện, phần gia công có giá trị gia tăng rất là thấp. Chiến lược của các công ty làm về linh kiện, về nguyên vật liệu là họ sẽ cung cấp cho tất cả nhà sản xuất.
Vậy câu hỏi Bkav có làm được linh kiện không? Và nếu làm được thì bao giờ làm được? CEO Nguyễn Tử Quảng khẳng định là không nên làm. Bởi vì là có những công ty họ cung cấp chip nổi tiếng chất lượng tốt như Qualcomm cung cấp cho tất cả mọi hãng smartphone, trừ Apple. Vì vậy, chúng ta không cần phải làm việc đó vì Qualcomm làm rất tốt, nếu chúng ta có làm cũng không thể bằng Qualcomm. Hay cái tụ điện, điện trở, doanh nghiệp ở Nhật Bản làm hàng trăm năm nay với giá rất rẻ cung cấp cho cả thế giới. Do vậy, chúng ta không nên cạnh tranh bằng việc sản xuất linh kiện kiểu này.
Bkav đưa ra mô hình chuỗi giá trị của Bphone, trong đó gia công nằm ở phần thấp nhất.
CEO Nguyễn Tử Quảng cho rằng, câu chuyện quan trọng nhất đối với việc sản xuất các sản phẩm công nghệ đó là làm chủ công nghệ. CEO Bkav đưa ra ví dụ chuyện làm chủ công nghệ của các hãng smartphone Trung Quốc tại chính thị trường này. Năm 2012 Samsung đang có thị phần số một tại Trung Quốc, nhưng đến năm 2018 thì Samsung chỉ còn chiếm chưa đến 1% ở thị trường này. Sở dĩ như vậy bởi những công ty nội địa của Trung Quốc đã có thể làm chủ công nghệ, sở hữu công nghệ để làm ra những sản phẩm có thể cạnh tranh. Câu chuyện này cũng có thể lặp lại với nhà sản xuất khác. Thị trường smartphone rất khắc nghiệt, có những công ty hôm trước còn đang rất lớn, hôm sau có thể biến khỏi thị trường. Có ai nghĩ rằng người khổng lồ Nokia đã không còn được nhắc đến và nếu không thay đổi, sáng tạo thì Samsung biết đâu được cũng có ngày như vậy.
"Đối với chúng tôi, Bkav vẫn thực sự mong muốn có thể góp phần xây dựng ngành sản xuất smartphone tại Việt Nam. Chúng tôi có kế hoạch cụ thể là đến năm 2023 Bkav có thể giành 34.7% thị phần smartphone Việt Nam và tương đương với doanh thu là 2 tỷ USD. Từ đó, có thị trường nội địa thì chúng tôi sẽ phát triển ra thị trường thế giới. Giống như Samsung đã đi khắp mọi nơi trên thế giới và tạo ra hình ảnh của đất nước Hàn Quốc, tạo ra thu nhập cho Hàn Quốc, chúng tôi rất là mong muốn làm được như vậy với sản phẩm công nghệ của Việt Nam", ông Nguyễn Tử Quảng nói.
Theo Báo Mới
Ông Nguyễn Tử Quảng: Chỉ cần 5 doanh nghiệp công nghệ mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt, Việt Nam sẽ thực sự phát triển nhờ khoa học công nghệ! CEO BKAV đánh giá tình hình phát triển công nghệ ở Việt Nam dù còn nhiều khó khăn, nhưng nếu vận dụng đúng cách, các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu thế giới. Việt Nam đang đứng trước những tác động lớn của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Cao Đức Phát, Phó...