2 loại rau chính là “vua bao tử”, phụ nữ ăn mỗi ngày sẽ khiến dạ dày khỏe, thúc đẩy tiêu hóa và sống thọ vượt bậc
Đây đều là những loại rau giá rẻ, có bán khắp các chợ vì vậy gia đình bạn nên ăn đều đặn.
Không phải tự nhiên mà những bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày và đường ruột lại thường có cơ thể gầy gò, mệt mỏi. Lý do là bởi khi dạ dày và ruột mắc bệnh, bạn sẽ không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn, đồng thời dinh dưỡng khi đi vào cơ thể cũng không được hấp thụ trọn vẹn. Khi ruột và dạ dày gặp vấn đề thì các bộ phận khác của cơ thể cũng không thể khỏe mạnh, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn.
Nói đến bồi bổ dạ dày thì phải nói đến các loại rau mệnh danh là “vua bao tử” (tốt cho bao tử). Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ đến khoai mỡ, tuy nhiên đây lại là loại rau mất nhiều công sức chế biến, hơn nữa có nhiều người bị dị ứng với loại rau này.
Theo Sohu (TQ), có 2 loại rau được bán quanh năm, giá thành rẻ lại có tác dụng bồi bổ dạ dày đó là bắp cải và đậu bắp. Nếu ăn thường xuyên 2 loại rau này có thể làm khỏe dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời kéo dài tuổi thọ.
1. Rau bắp cải
Bắp cải được mệnh danh là vua của các loại rau. Theo Heathline, trong 89g bắp cải có chứa 22 calo, 1g đạm, 2g chất xơ… cùng nhiều vitamin K, C, folate…
Điều đáng nói là hàm lượng canxi trong bắp cải cao nhất trong các loại rau. Hàm lượng canxi trong một cốc nước ép bắp cải có thể tương đương với một cốc sữa, vì vậy người ăn bắp cải thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng thiếu canxi.
Video đang HOT
Bắp cải được mệnh danh là vua của các loại rau.
Loại rau giòn này còn chứa đầy chất xơ không hòa tan có lợi cho đường ruột, một loại carbohydrate không thể bị phân hủy trong ruột. Chất xơ không hòa tan giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên.
Lượng chất xơ thô của bắp cải còn có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ của dạ dày và ruột. Do đó, ăn bắp cải có thể tốt cho dạ dày và tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa táo bón.
2. Đậu bắp
Trong y học cổ truyền, quả đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc chữa viêm dạ dày. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét.
Còn trong y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan, đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ăn đậu bắp thường xuyên có thể giúp tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng. Do đó, nếu đang bị táo bón, bạn nên bổ sung đậu bắp vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
Mặc dù cả bắp cải và đậu bắp đều có tác dụng tăng cường sức khỏe cho dạ dày và tiêu hóa thức ăn nhưng khi ăn chúng cũng cần lưu ý một số điều kiêng kỵ
1. Những điều kiêng kỵ khi ăn bắp cải
Vì bắp cải chứa nhiều chất xơ thô, giòn cứng nên đối với một số bệnh nhân có chức năng tiêu hóa kém và bị viêm dạ dày mãn tính thì không ăn bắp cải sống, tốt nhất nên ăn bắp cải đã nấu chín mềm.
Những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải. Bởi đây là loại thực phẩm có tính hàn. Bắp cải không nên ăn cùng gan động vật vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
2. Lưu ý khi ăn đậu bắp
Đậu bắp thích hợp với mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng vì đậu bắp chứa ít chất xơ thô nên một số chất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao, vừa không ngon lại giảm dinh dưỡng. Tốt nhất không nên nấu đậu bắp quá chín mà chỉ cần chần qua nước là đủ.
Đậu bắp và bắp cải là những loại rau có mặt xung quanh chúng ta, rất tốt cho dạ dày. Ngoài bắp cải với đậu bắp, còn có rất nhiều loại rau tốt cho dạ dày như rau mồng tơi, bí đỏ, củ cải…
Bị viêm dạ dày, cần ăn gì để phòng ngừa nguy cơ khởi phát ung thư?
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số.
Viêm dạ dày mạn tính là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm trong thời gian dài, từ đó gây ra sự biến đổi ở bộ phận này. Tình trạng kéo dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày mất đi các tế bào đóng nhiệm vụ bảo vệ cơ quan tiêu hóa này trước sự ăn mòn của dịch vị. Trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh, điển hình là tình trạng loạn sản và cuối cùng là khởi phát khối u ác tính ở dạ dày.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-49 tuổi.
Người mắc viêm dạ dày mạn tính có các triệu chứng điển hình như: thường xuyên khó chịu ở bụng, đầy hơi, đau bụng, mất cảm giác thèm ăn. Nếu thấy bản thân xuất hiện những vấn đề vừa nêu, chúng ta cần sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời, trước khi căn bệnh này chuyển hóa thành ung thư.
Những người đau dạ dày, viêm loét dạ dày cần chú ý tăng cường các loại thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày, để cải thiện tình trạng bệnh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thư dạ dày:
- Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng... làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích.
- Thực phẩm giúp làm lành vết loét: tôm, cá, bắp cải. Tôm, cá rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm - các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét.
- Thức ăn giảm tiết acid: cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt - cá hấp, luộc, om... tránh kích thích dạ dày tiết acid.
- Người đau dạ dày mạn tính thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B,C, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm.
Sau bữa ăn xuất hiện 4 biểu hiện, khả năng cao bạn đang mắc bệnh về dạ dày Dạ dày có bệnh, biểu hiện trực tiếp, dễ nhận thấy nhất là sau bữa ăn sẽ có những phản ứng bất lợi khác nhau. Hãy cùng xem để biết dạ dày mình có khỏe mạnh hay không nhé! Bất kỳ thực phẩm nào mà các bạn ăn đều cần được dạ dày chuyển hóa và vận chuyển. Dạ dày là cơ quan...