2 kiểu “bạo hành nguội” ở trường mẫu giáo cực kỳ nguy hiểm, nếu bố mẹ không phát hiện sớm, con sẽ gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng
Giáo viên mẫu giáo không nên vì suy nghĩ cá nhân mà phân biệt đối xử với những đứa trẻ trong lớp. Mọi đứa trẻ cần được đối xử bình đẳng, yêu thương và quan tâm như nhau.
Chị Trần (Trung Quốc) gần đây phát hiện con gái thường xuyên quấy khóc mỗi khi đến giờ đi mẫu giáo. Mỗi buổi sáng, cô bé đều khóc lóc, giả đau bụng hoặc kéo quần áo của mẹ, vùng vằng không thôi. Đoán con đã gặp phải chuyện gì ở trường nên chị Trần đã báo với cô giáo để kiểm tra camera.
Sau khi kiểm tra, chị thấy con không bị bạo hành nhưng lại xảy ra một chuyện khác thường. Cụ thể, con chị Trần không bao giờ tham gia các hoạt động tập thể. Mỗi khi các bé khác chơi với nhau, con gái chị đều ngồi một mình trong góc. Cô giáo hay các bạn cũng không gọi bé ra chơi cùng. Mỗi buổi học, cô bé đều trông rất cô đơn.
Con chị Trần thường bị “cách ly” trong lớp học. (Ảnh minh họa)
Chị Trần sau đó hỏi lý do. Một hồi lâu, cô giáo mới ấp úng cho biết: Vì con chị Trần có tính cách khá nội tâm. Trong một buổi chơi, cô bé bị bạn đẩy ngã và khóc mãi, không một ai dỗ được. Cô giáo sợ các bé gặp rắc rối nên đã khuyên con chị Trần nên tự ngồi chơi, không tham gia vào các hoạt động nhóm, như vậy sẽ an toàn hơn.
Chị Trần nghe xong không khỏi chạnh lòng. Chỉ vì nguyên nhân an toàn mà con chị bị “cách ly” khỏi tập thể. Chính vì thấy cô đơn nên con chị mới tủi thân và không muốn đi học. Sau chuyện đó, chị Trần quyết định chuyển trường cho con.
Thực tế, có 2 kiểu “ bạo hành nguội” ở trường mẫu giáo nguy hiểm chẳng kém đánh mắng, nếu cha mẹ không phát hiện sớm, con dễ gặp phải những vấn đề tâm lý.
Giáo viên đối xử với trẻ theo sở thích
Mỗi người đều có một sở thích riêng, thích giao lưu, kết bạn với kiểu người này, người kia. Tuy nhiên giáo viên mẫu giáo không nên vì sở thích cá nhân mà phân biệt đối xử với những đứa trẻ trong lớp, như chỉ quan tâm đến đứa trẻ mình thích và bỏ bê những đứa trẻ khác.
Video đang HOT
Trẻ con vốn rất đơn giản và không thể hiểu được tại sao cô giáo lại đối xử với mình khác với các bạn. Trẻ chỉ cảm thấy lỗi ắt hẳn do mình. Về lâu dài trẻ sẽ cảm thấy tủi thân, trong lòng có khoảng trống và dần tự ti, nhút nhát.
Điều mà giáo viên mẫu giáo cần làm là yêu thương đối xử bình đẳng và dành sự quan tâm đến mọi đứa trẻ.
Giáo viên “gắn thẻ” cho trẻ
Mặc dù chúng ta đều biết rằng không nên “gắn thẻ” cho trẻ nhưng rất nhiều giáo viên vẫn vô tư làm điều này mà không nghĩ đến hậu quả. Chẳng hạn như nói: ” Bạn A nghịch ngợm quá. Các bạn không chơi với bạn A nữa”,…
Mặc dù đó có thể chỉ là một câu nói đùa nhưng trẻ sẽ thực sự ghi nhớ định kiến người khác dành cho mình. Những đứa trẻ khác cũng nhớ đến và có thể cô lập bạn. Lâu dần, đứa trẻ bị “gắn thẻ” cho rằng tính cách của mình đúng là như vậy. Từ những trỏ nghịch ngợm nhỏ ban đầu, trẻ dần trở nên nổi loạn và khó trị.
Nhà trẻ là trạm dừng chân đầu tiên trên con đường trẻ bước vào xã hội. Đây là lần đầu trẻ khám phá bản thân trong một môi trường xa lạ sau khi rời xa bố mẹ. Trong quá trình này trẻ còn rất nhiều điều chưa biết và những nỗi lo lắng, sợ hãi.
Chính vì vậy giáo viên cần hết lòng hướng dẫn, dìu dắt trẻ. Hãy thật kiên nhẫn, dành đủ tình yêu thương để trẻ có thể thích nghi với môi trường mới. Hơn ai hết, giáo viên chính là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc trẻ có thích nghi với trường lớp hay không.
Đề xuất dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo: Nỗi lo nở rộ liên kết đào tạo
Những ngày qua, cả phụ huynh và giáo viên vẫn chưa hết "rối như tơ vò" vì chạy không nổi chương trình lớp 1 mới năm nay, thì Bộ GD&ĐT lại công bố dự thảo về đưa tiếng Anh vào giảng dạy cho trẻ mẫu giáo.
Thêm gánh nặng cho phụ huynh...
Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận khi việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy chính thức tại trường mầm non có khiến phụ huynh và giáo viên thêm gánh nặng cả về kiến thức lẫn học phí?
Bà Trần Thị Hương - người sáng lập một hệ thống trường mầm non dân lập tại Hà Nội - cho hay, việc triển khai dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non ở các trường tư thì không có khó khăn vì lâu nay việc này vẫn đang thực hiện tốt. Chi phí cho việc học tiếng Anh tính vào chi phí học phí chung để trường tư có được những giáo viên giỏi nhất, có kỹ năng sư phạm dạy tiếng Anh cho trẻ. "Hiện nay giáo viên tiếng Anh tại hệ thống trường của tôi có mức lương 12 - 18 triệu đồng/tháng, chúng tôi tuyển chọn những giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh từ những trường có thương hiệu", bà Hương cho hay.
Tuy nhiên, theo bà Hương, việc triển khai dạy tiếng Anh ở cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần. Bởi lẽ dạy tiếng Anh cho trẻ, ngay cả dạy tích hợp, thì yếu tố quan trọng nhất là giáo viên.
"Hiện nay đa số giáo viên mầm non trong các trường công lập trình độ tiếng Anh còn hạn chế, thậm chí nhiều người gần như không thể giảng dạy được cho học sinh. Để việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non triển khai được chỉ còn cách nhà trường liên kết với các trung tâm ngoại ngữ. Nhưng việc liên kết này còn liên quan đến kinh phí, đương nhiên nhà trường không thể lo hết mà phụ huynh phải chia sẻ gánh nặng kinh phí này với nhà trường.
Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về việc đưa tiếng Anh vào trường mầm non. (Ảnh minh hoạ)
Còn việc đào tạo, tập huấn cho giáo viên mầm non để dạy được tiếng Anh theo tôi là việc không thể. Bởi lẽ, để dạy được tiếng Anh cần một quá trình học tập và rèn luyện dài chứ không phải tập huấn vài buổi hay vài cuốn giáo trình là mình làm được hiệu quả", bà Hương cho biết.
...và cả cho học sinh
Có con đang học tại trường mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) anh Nguyễn Thế Minh chia sẻ: "Tôi chọn trường công lập cho con là không muốn quá áp lực về vấn đề học phí, bởi
vợ chồng tôi chỉ là công nhân, viên chức bình thường. Tôi muốn ở bậc mầm non các con tôi học theo chương trình hiện hành dừng ở mức nhận biết tiếng Việt thôi.
Chẳng ai có thể đảm bảo được việc đưa tiếng Anh vào trường mầm non sẽ không nở rộ việc dạy tiếng Anh liên kết rồi các trường lại thu mỗi nơi một kiểu, áp lực về học phí.Trong khi đó cũng là áp lực học tập cho các con, chẳng biết con học được bao nhiêu hay mỗi ngày đến trường lại là một ngày sợ".
Theo anh Minh, với các trường công, phụ huynh đăng ký cho con học tiếng Anh phải trả thêm một khoản phí không nhỏ mỗi khóa học hoặc theo từng tháng do chương trình là liên kết giữa nhà trường với trung tâm, nhưng chất lượng lại không ai kiểm soát thì khó tránh được nhiều cơ sở giáo dục sẽ tranh thủ đây là cơ hội để...thu tiền.
"Việc làm quen với tiếng Anh ở cấp học mầm non chỉ nên dừng lại như một cuộc dạo chơi giúp trẻ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì phải học một cách bắt buộc, gò bó. Trẻ học qua chơi, qua bài hát, bài thơ qua các chương trình truyền hình ở nhà là đủ", anh Minh chia sẻ.
Thừa nhận trình độ giáo viên mầm non hiện nay không thể dạy tiếng Anh, cô Ngô Thị Linh - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Tân (huyện Đông Hưng, Thái Bình) cho biết nếu yêu cầu các giáo viên trường cô dạy tích hợp cả tiếng Anh thì điều này là không thể.
"Trường tôi có thiết kế phòng học riêng phục vụ cho dạy tiếng Anh, nhưng đến nay hoạt động này chưa thể triển khai vì người quản lý như tôi biết rõ giáo viên của mình không đủ trình độ dạy tiếng Anh. Nếu đã dạy là phải làm thực chất, làm có chất lượng chứ không phải chỉ đưa vào chương trình theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa được. Tôi cũng mong học sinh của mình sớm được tiếp cận với tiếng Anh nhưng hiện nay khó khăn và giáo viên, liên kết với trung tâm bên ngoài thì chưa có chủ trương", cô Linh cho biết.
Nói về phương án nếu không có giáo viên cơ hữu dạy tiếng Anh, các trường có thể thực hiện dạy tiếng Anh kiểu xã hội hóa kết hợp với các trung tâm tiếng Anh để thực hiện thì cô Linh chia sẻ: "Phụ huynh của tôi chủ yếu làm nghề nông, thu nhập rất thấp nên nếu nói đưa tiếng Anh vào dạy để thu tiền học sinh thì việc này rất khó thực hiện".
Theo cô Linh, chúng ta cần phân biệt rõ mục đích việc làm quen tiếng Anh của trẻ mầm non với mục đích học tiếng Anh của trẻ độ tuổi lớn hơn. Từ đó tạo cho môi trường cho trẻ làm quen một ngôn ngữ mới với những niềm vui, sự say mê chứ không phải bằng những giờ học như ở trường phổ thông.
"Tuy nhiên, kể cả làm quen cũng phải có một đội ngũ giáo viên thực sự chuyên nghiệp, có hướng dẫn cụ thể cho các nhà trường", cô Linh trăn trở.
Dự thảo Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được bộ GD-&ĐT xây dựng với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu làm quen tiếng Anh của trẻ từ 3 - 6 tuổi trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu.
Không nên lắp camera trong lớp học, nhà trường Vừa qua, dư luận "nóng" lên việc phụ huynh phản ánh bữa ăn bán trú của học sinh tại một trường học trên địa bàn Quận 9, TPHCM "nghèo nàn". Ngay sau đó, UBND Quận 9, Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM cũng đã vào cuộc chỉ đạo, kiểm tra làm rõ. Việc lắp camera trong trường, lớp học là vấn đề...