2 học sinh Bắc Ninh được chọn vào đội tuyển Olympic 2020
Trong danh sách các đội tuyển học sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2020, học sinh Bắc Ninh góp mặt 2 em.
Hà Quang Minh (bên trái)
Căn cứ kết quả kỳ thi chọn đội tuyển Olympic Việt Nam dự thi cấp khu vực và Quốc tế năm 2020, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa triệu tập 15 học sinh tham gia tập huấn đội tuyển Việt Nam dự thi Tin học Châu Á lần thứ 14.
Do diễn biến của dịch Covid-19, kỳ thi năm nay được tổ chức thi trực tuyến, đội tuyển Việt Nam sẽ tham dự trực tuyến kỳ thi này tại Trường Đại học Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Video đang HOT
Trong danh sách 15 thí sinh toàn quốc, tỉnh Bắc Ninh có 1 là Hà Quang Minh, học sinh lớp 12 chuyên Tin học, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh. Tại kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2019-2020, Hà Quang Minh đạt giải Nhì, là 1 trong 8 thí sinh Bắc Ninh đủ điều kiện vào vòng 2 chọn các đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic khu vực và Quốc tế năm 2020.
Trước Hà Quang Minh, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh cũng có 1 thí sinh được Bộ GD&ĐT chọn vào đội tuyển gồm 5 thí sinh Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Âu năm 2020 là em Đỗ Đức Mạnh, lớp 12 chuyên Vật lý. Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2019-2020, Đỗ Đức Mạnh từng vinh dự đạt giải Nhất.
Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi Tin học Châu Á lần thứ 14, các thí sinh trong đội tuyển Việt Nam được Bộ GD&ĐT tập huấn online từ ngày 23/7 đến ngày 5/8; tập huấn tập trung từ ngày 6/8 đến hết ngày 14/8 tại Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Tại kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2019-2020, Bắc Ninh có 64/72 thí sinh dự thi đạt giải, gồm 8 giải Nhất, 20 giải Nhì, 21 giải Ba và 15 giải khuyến khích, là 1 trong số 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc cả về tỷ lệ thí sinh dự thi đạt giải lẫn chất lượng giải.
Hàn Quốc: Gian lận thi cử bùng phát nhan nhản trong kỳ thi trực tuyến
Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, sinh viên các trường đại học tại Hàn Quốc đều chuyển qua hình thức học và thi trực tuyến. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng gian lận trong các kỳ thi.
Hàng loạt ngôi trường danh giá như Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Yonsei và Đại học Hàn Quốc đã phát hiện học sinh gian lận trong kỳ thi giữa kỳ trực tuyến bằng cách chia sẻ câu trả lời qua ứng dụng tin nhắn như Kakao Talk hoặc Telegram.
Sinh viên nghe giảng trực tuyến tại một lớp học tại Đại học Chung-Ang, ngày 16/3.
Dù tuyên bố sẽ có biện pháp cứng rắn đối với những học sinh gian lận, tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Gần đây nhất, gần 700 sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Hankuk bị phát hiện chia sẻ đáp án trong kỳ thi trực tuyến trên một nhóm chat hồi tháng 6 vừa qua.
Lãnh đạo nhà trường cho biết ngoài hình thức kỷ luật với sinh viên gian lận, nhà trường cũng sẽ áp dụng nhiều biện pháp như giám sát học sinh qua webcam. Tuy vậy, nhiều trường đại học thừa nhận họ phải chấp nhận sự thật rằng có rất ít giải pháp để ngăn sinh viên sao chép bài trong các kỳ kiểm tra trực tuyến.
' Chúng tôi phát hiện nhiều trường hợp gian lận xảy ra không chỉ trong trường mà còn ở nhiều trường ĐH khác, tuy vậy, thật khó để có một giải pháp thông minh để ngăn chặn tình trạng này. Dù chưa có quyết định chính thức, nhà trường đang lên kế hoạch tổ chức các kỳ thi tại trường', lãnh đạo một trường đại học thông tin.
Đầu tháng này, Đại học Yonsei thông báo nhà trường sẽ tổ chức các kỳ thi của học kỳ 2 theo hình thức thi tại chỗ. Để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 trong trường, việc học vẫn theo hình thức trực tuyến và chỉ các kỳ thi mới được diễn ra trực tiếp tại các lớp.
Sau Đại học Yonsei, nhiều trường cũng tuyên bố kế hoạch thi tương tự. Tuần trước, Đại học Kyung Hee, Đại học Hanyang cũng quyết định chuyển sang thi trực tiếp trong học kỳ 2.
Sinh viên có phản ứng trái chiều trước quyết định của nhà trường. Một số cho rằng thi tại chỗ là không phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trong khi số khác cho rằng đây là hình thức cần thiết để đảm bảo sự công bằng trong thi cử.
Trong cuộc họp với lãnh đạo Đại học Quốc gia Seoul hôm 5/7 vừa qua, một nhóm sinh viên bày tỏ: 'Chúng em hy vọng nhà trường sẽ đặt sức khỏe của sinh viên lên hàng đầu khi đưa ra quyết định' và yêu cầu nhà trường chuyển sang hình thức thi trực tuyến.
Cô giáo yêu nghề và những nỗ lực vượt qua nghịch cảnh Với 24 năm gắn bó với nghề, cô Nguyễn Thị Bình - Giáo viên trường Trung học phổ thông Thuận Thành 3 (Bắc Ninh) đã luôn giữ vững tinh thần yêu nghề, vượt qua bệnh tật để tiếp tục làm công tác dạy học, trở thành tấm gương trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Gia đình hạnh phúc của cô...