2 đồ án kiến trúc cùng giành giải nhất giải thưởng Loa Thành lần thứ 32
Đồ án “Bảo tàng Lãnh Mỹ A” của Phạm Duy Tân (ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh) và “Góc sân sau…” của Lê Quốc (ĐH Khoa học Huế) cùng giành giải nhất tại Giải thưởng Loa Thành.
Sáng 27/12, tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Bộ Xây dựng, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải thưởng Loa Thành lần thứ 32 – năm 2020.
Các sinh viên xây dựng, kiến trúc có đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhận Giải thưởng Loa Thành
Theo Ban tổ chức, dù năm nay công tác triển khai gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng số lượng đồ án gửi tham gia giải thưởng này vẫn không hề giảm sút. Chất lượng các đồ án khá đồng đều, thể hiện rõ nét sự đầu tư kỹ lưỡng, bài bản, tâm huyết của các thí sinh.
Năm nay, có 57 đồ án tiêu biểu được trao các hạng mục giải thưởng. Trong đó, hai giải nhất đã thuộc về các đồ án “Bảo tàng Lãnh Mỹ A” của tác giả Phạm Duy Tân (Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh) và “Góc sân sau – những khoảng lặng bên kênh đào Hương Vinh”, tác giả Lê Quốc (Đại học Khoa học Huế).
Video đang HOT
Với đồ án “Bảo tàng Lãnh Mỹ A”, sinh viên Phạm Duy Tân đã kể một câu chuyện về bảo tồn làng nghề truyền thống đậm chất Nam bộ bằng ngôn ngữ kiến trúc, dẫn dắt từ xuất xứ, ý nghĩa và thăng trầm của nghề dệt lụa, sứ mệnh của bảo tàng gắn với bảo tồn và phát triển đến những không gian trong, ngoài.
Tác giả đã xử lý hài hòa, sống động và nghiêm cẩn theo trục dọc tiếp nối các không gian chức năng chính: trưng bày, trình diễn, trải nghiệm, nghiên cứu cùng các không gian phụ trợ công cộng khác. Hình khối và ngôn ngữ đơn giản, hiện đại.
Sinh viên Phạm Duy Tân – tác giả đồ án “Bảo tàng Lãnh Mỹ A” nhân giải thưởng.
Với đồ án “Những khoảng lặng bên kênh đào Hương Vinh”, sinh viên Lê Quốc đã sử dụng các phương pháp tiếp cận từ tổng thể đến các giải pháp chi tiết nhằm giải quyết các tương tác giữa con người – tự nhiên – kiến trúc. Không chỉ là các giải pháp kiến trúc, tác giải còn xác lập các chỉ giới để làm cơ sở quản lý kiểm soát cho cộng đồng cũng như cơ quan quản lý chuyên trách.
Các giải pháp được đề xuất đã cải thiện, đem lại những giá trị mới, sức sống mới cho những khoảng lặng nơi sân sau của từng ngôi nhà, từng khoảng trống ven mặt nước trở thành không gian kết nối tương tác con người với cộng đồng, con người với tự nhiên; đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm con người với cộng đồng và môi trường sống. Đồ án này được Hội đồng đánh giá có tính khả thi cao.
15 giải nhì, 20 giải ba và 20 giải khuyến khích cũng được trao ngay tại buổi lễ. Trong số này, đáng chú ý có đồ án “Trung tâm trưng bày và nghiên cứu sinh học Savana Đồng Tháp Mười”, tác giả Nguyễn Tiền Phong (Đại học Kiến trúc Hà Nội); “Hải Vân quan”, tác giả Nguyễn Hải Ninh (Đại học Xây dựng); “Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người K’ho”, tác giả Trần Thị Thanh Trúc (Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh).
Giải thưởng Loa Thành là phần thưởng cao quý dành cho các đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên ngành kiến trúc và xây dựng trên khắp cả nước, được tổ chức thường niên nhằm đồng hành, động viên các tân kỹ sư, kiến trúc sư trước cánh cửa sự nghiệp, xây dựng đất nước, phát triển bản thân.
Hà Nội: Gặp mặt đội tuyển dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Ngày 21-12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt đội tuyển học sinh thành phố Hà Nội tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021.
Báo cáo về công tác chuẩn bị của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021, ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) cho biết: Ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo đến các nhà trường về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi theo nguyên tắc bảo đảm thực hiện giáo dục toàn diện và chú trọng giáo dục mũi nhọn.
Công tác ra đề, tổ chức coi thi, chấm thi, tuyển chọn học sinh vào đội tuyển và kế hoạch ôn luyện... được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đúng quy định.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến và đại diện đội tuyển học sinh thành phố dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Qua 2 vòng thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chọn và thành lập đội tuyển học sinh thành phố tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021 với 184 học sinh. Các học sinh đăng ký dự thi ở 12 môn thi, gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung. Mỗi môn có từ 6 đến 20 thí sinh.
Toàn bộ thí sinh trong đội tuyển được ôn tập, bồi dưỡng tập trung tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam từ ngày 24-10-2020.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đối với công tác giáo dục, trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nhắc lại kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2019-2020 của thành phố Hà Nội với 114 giải quốc gia, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến tin tưởng rằng, với những thành tích đã đạt được và sự nỗ lực của mỗi học sinh, đội tuyển học sinh thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục gặt hái những kết quả xuất sắc trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021 sẽ được tổ chức trong ba ngày 25, 26 và 27-12-2020.
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc ra sao? Trên cơ sở luật Kiến trúc 2019 chính thức có hiệu lực trong năm nay, Bộ Xây dựng đã có thông tư quy định về mẫu chứng chỉ hành nghề dành cho kiến trúc sư. Thí sinh dự thi vào ngành kiến trúc - HÀ ÁNH Thông tư quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc và mẫu chứng chỉ hành nghề...