2 công thức làm nước sốt chấm sau sống cực ngon
Công thức dưới đây sẽ giúp bạn làm được món sốt chấm rau sống ngon chống ngán sau Tết.
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Cà chua
thìa muối
2 muỗng canh dầu ô liu
1 muỗng canh tương cà chua
1 tép tỏi
1 nhánh húng quế
1 lá nguyệt quế
Cách làm:
Cắt đôi cà chua theo chiều ngang, có thể bỏ hạt nếu muốn. Dùng thìa nạo lấy phần thịt cà chua.
Cho phần thịt cà chua đã chuẩn bị vào chảo và đun trên lửa lớn. Thêm muối, dầu ô liu, tương cà, tỏi, húng quế vào lá nguyệt quế vào đun sôi cùng và hạ lửa nhỏ dần để hỗn hợp sôi liu riu.
Thỉnh thoảng khuấy đều để hỗn hợp không bị dính nồi và kiểm ra độ sánh của nước sốt.
Video đang HOT
Nêm nếm muối cho vừa ăn. Có thể đổ ra hũ hoặc bát có nắp đậy bảo quản trong tủ lạnh tối đa 5 ngày.
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
200g thịt nạc xay
2 trái cà chua
3 quả trứng gà
2 trái dưa leo
2 củ hành tím
1 chén mắm tỏi ớt
Rau sống: xà lách, kinh giới, diếp cá, ngò, tía tô, giá đỗ, bắp chuối, mùi tàu…
Cách làm:
Chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng: cà chua cắt hạt lựu, trứng gà đánh tan, thịt nạc xay ướp với ít muối và hành tím.
Làm mắm ớt tỏi: 3 muỗng đường, 3 muỗng mắm, 1 trái ớt sừng, 1/2 củ tỏi. Giã nhỏ tỏi ớt, đường rồi pha mắm.
Làm nóng chảo, cho 2 củ hành tím bằm nhỏ vào phi cho dậy mùi thơm thì thêm thịt nạc và cà chua vào xào đều tầm 3 phút rồi cho 1/2 chén nước đun sôi vào nấu.
Sau đó cho trứng gà vào khuấy đều, cuối cùng nêm mắm ớt tỏi vào tầm 3 -4 muỗng tùy khẩu vị. Bạn sẽ có hỗn hợp xốt sệt sệt.
Bún kèn An Giang
Bún kèn An Giang có nước lèo ngọt thanh của xương cá, vị béo đặc trưng của nước cốt dừa, cay nồng của ớt, bùi bùi của đậu phộng rang.
Bún nước kèn hay còn gọi là bún kèn dừa là một món ăn nổi tiếng của vùng Châu Đốc - An Giang. Từ nguyên liệu sẵn có của vùng sông nước miền tây là cá lóc đồng, thêm chút tôm khô mặn mòi vị biển, kết hợp khéo léo với nước cốt dừa và các loại gia vị đặc trưng. Người dân An Giang đã sáng tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo.
Nguyên liệu:
- Cá lóc: 1 con cỡ 1,5 kg
- Bún tươi: 1 kg
- Tôm khô: 100 gr
- Đậu phộng: 100 gr
- Cơm dừa già: 1 kg
- Sả: 7 cây
- Tỏi, nghệ, gừng: mỗi thứ 1 củ
- Rau thơm ăn kèm: rau húng, kinh giới, giá đỗ, bắp chuối
- Gia vị: dầu ăn, gia vị, bột ngọt, màu điều
Cách làm:
Bước 1
- Cá lóc mua về mổ moi, đánh vẩy, rửa thật sạch. Đun sôi 1 lít nước dùng cùng 1 củ sả và 1 củ gừng đập dập, cho cá vào luộc chín tới. Vớt cá ra, gỡ lấy phần thịt để riêng, giữ lại nước luộc cá để chế biến nước dùng.
- Dừa già nạo vắt lấy 1 bát con nước cốt và 3 bát con nước dão để riêng
- Lạc rang vàng, xát vỏ giã dập.
- Các loại rau sống rửa sạch, vẩy ráo
Bước 2
Cho vào cối hoặc máy xay: 1 củ củ nghệ, 3 củ sả, 100gr tôm khô, 1 củ tỏi giã thật nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp này vào phần thịt cá cùng với 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, trộn đều, để khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị.
Bước 3
- Đun nóng 2 thìa canh dầu điều, cho 3 cây sả đập dập vào phi thơm. Chế phần nước luộc cá đã lọc bỏ xương dăm vào, đun sôi trở lại. Cho 3 bát nước dão dừa, 50 gr đậu phộng, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm vào.
- Tiếp theo cho phần cá vào đun tầm 4-5 phút. Nêm nếm lại bột ngọt cho vừa ăn, hạ nhỏ lửa và cho nước cốt dừa vào đun nóng. Lưu ý khi cho nước cốt dừa không nên để lửa to, nước cốt sẽ bị kết tủa và kém phần béo ngậy.
- Cho bún ra tô, rưới nước dùng lên trên, rắc thêm chút đậu phộng rang. Ăn nóng cùng các loại rau thơm và giá đỗ
Thành phẩm:
Bún kèn An Giang đặc biệt khác lạ với các món bún khác ở phần nước lèo: vị ngọt thanh của xương cá, vị béo đặc trưng của nước cốt dừa, thêm chút cay nồng của ớt, bùi bùi của đậu phộng rang, thơm lừng của sả tạo nên hương vị rất riêng cho món ăn.
Tô bún hấp dẫn với thịt cá lóc đồng trắng phau, dai ngon đượm vị, nước lèo sóng sánh óng vàng béo ngậy, ăn kèm rau sống, giá đỗ, chuối chát cùng đĩa muối ớt cay cay khiến thực khách thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Rau diếp cá chữa viêm họng Uống nước lá diếp cá hoặc sắc lên với thảo dược uống chữa viêm họng, giảm đau, giảm ho khi thời tiết chuyển lạnh. Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh viêm họng cấp, gây đau họng, ho khan, viêm phế quản... Trong Đông y, toàn bộ cây diếp cá được dùng để...