2 cách làm nộm sứa hoa chuối giòn ngon thanh mát ai cũng mê
Cách làm nộm sứa hoa chuối cho món ngon đặc sản nhưng không phải ai cũng biết. Sứa biển không đơn thuần chỉ là món ăn, mà trong Đông y đây còn là bài thuốc quý.
Bài thuốc này giúp giải độc gan, bổ thận và trị ho khá hiệu quả. Sứa có thể chế biến thành nhiều món ăn như: gỏi sứa, bún sứa, lẩu sứa,…
Trong đó, nộm sứa được nhiều người yêu thích nhất nhờ cách làm đơn giản và hương vị thơm ngon. Nộm sứa ăn rất mát người, đặc biệt phù hợp với mọi kiểu thời tiết. Sau đây, Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn sẽ mách bạn 2 công thức rất dễ thực hiện, hãy cùng tham khảo nhé!
Nộm sứa là món ăn dễ làm nhưng hương vị rất hấp dẫn. Ảnh: Internet
1. Cách làm nộm sứa hoa chuối dai ngon sần sật cực đơn giản
1.1. Những nguyên liệu cần chuẩn bị
Để làm món nộm sứa hoa chuối cho 4 – 5 người ăn, bạn chuẩn bị đủ những loại nguyên liệu cần thiết dưới đây. Tùy thuộc vào số người ăn, từ công thức này bạn có thể gia giảm các nguyên liệu cho phù hợp nhé.
Sứa đóng gói: 400gram
Hoa chuối: 1 cái
Cà rốt: 1 củ
Xoài xanh: 1 trái
Ớt chỉ: 2 trái
Tỏi: 3 tép
Đậu phộng rang: 30gram
Chanh: 1 quả
Giấm: 2 muỗng
Rau thơm, rau mùi tây, rau kinh giới
Gia vị: muối, bột ngọt, đường, nước mắm, dầu ăn…
Một số nguyên liệu cần chuẩn bị cho món nộm. Ảnh: Internet
1.2. Cách làm nộm sứa hoa chuối đơn giản
1.2.1. Sơ chế sứa làm gỏi
Sứa sau khi mua về rửa qua nhiều lần với nước sạch cho hết vị mặn rồi chần qua nước sôi khoảng 5 – 10 phút và vớt ra rổ, để ráo. Để loại bỏ hết mùi, khi rửa bạn nên cho thêm vài lát gừng hoặc chanh tươi vào thau nước.
Sứa mua về bạn nhớ sơ chế thật sạch để không gây mùi và dị ứng. Ảnh: Interne
Cắt sứa thành những miếng nhỏ vừa ăn và tiếp tục rửa bằng nước sôi. Sau đó ngâm trong tô nước muối, phèn chua pha loãng rồi rửa sạch. Lặp đi lặp lại thao tác này khoảng 5 lần, điều này sẽ giúp làm giảm thủy ngân và giúp thịt sứa không có mùi, giòn hơn và không bị teo tóp.
1.2.2. Sơ chế hoa chuối và các nguyên liệu
Với hoa chuối, bạn nên chọn loại non còn tươi rồi bóc lớp vỏ bên ngoài đi, thái mỏng thành những sợi nhỏ. Lưu ý vừa thái vừa ngâm trong dung dịch nước vo gạo hoặc nước muối pha với giấm để loại bỏ mủ nhưng cũng đừng cho quá nhiều muối. Sau khoảng 7 phút, vớt ra rửa lại 2 – 3 lần với nước, vớt ra để ráo.
Hoa chuối bạn thái lát thật mỏng, rửa sạch mủ sau đó vớt ra để ráo. Ảnh: Internet
Khi thái hoa chuối bạn có thể tước bỏ phần bẹ già bên ngoài, lần nước gỡ từng lớp cho đến khi chạm phần non khó gỡ rồi mới thái.
Nhớ thái theo chiều ngang của hoa chuối, thái tới đâu ngâm tới đó để tránh khiến nó đổi màu thâm đen.Các nguyên liệu khác gồm: cà rốt, xoài xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi bào thành từng sợi. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Ớt bỏ hạt, thái thành sợi nhỏ, một ít băm nhỏ. Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt. Các loại rau thơm nhặt bỏ lá gì, rửa sạch.
Những nguyên liệu còn lại bạn cũng sơ chế sạch trước khi làm gỏi. Ảnh: Internet
Video đang HOT
1.2.3. Làm nước mắm trộn nộm
Hỗn hợp nước mắm trộn nộm là yếu tố quan trọng quyết định đến mùi vị của món ăn. Vì thế, phải thật chú ý công đoạn này. Các nguyên liệu làm nước mắm gồm 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm (có thể tăng giảm tùy mức ăn cay), 2 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước lọc.
Nước mắm trộn nộm quyết định rất nhiều đến hương vị món ăn. Ảnh: Internet
Tiếp tục bỏ tất cả các nguyên liệu này vào một chén nhỏ, khuấy đều lên cho các nguyên liệu tan và hòa quyện vào nhau. Riêng đối với giấm và nước cốt chanh bạn có thể gia giảm theo khẩu vị của gia đình mình hoặc áp dụng công thức 2 muỗng giấm : 1 muỗng nước cốt chanh. Tùy theo thói quen của gia đình bạn có thể nêm thêm bột ngọt hoặc không.
1.2.4. Cách làm nộm hoa chuối thành phẩm
Cho sứa, hoa chuối, cà rốt, xoài bào sợi, tỏi băm, ớt thái chỉ vào một cái tô lớn. Sau đó cho hỗn hợp nước mắm vào. Có thể dùng đũa hoặc đeo găng tay để trộn gỏi cho đều và dễ ngấm gia vị hơn.
Cho tất cả các nguyên liệu vào tô rồi đổ hỗn hợp nước mắm vào và trộn đều. Ảnh: Internet
Trước lúc chuẩn bị ăn, bạn bày món ăn lên đĩa rồi rắc một ít đậu phộng rang cùng một ít rau thơm lên để trang trí cho món ăn. Như vậy là bạn và gia đình đã có thể thưởng thức món ăn cực giòn ngon, thơm mát và bổ dưỡng này rồi.
Cuối cùng bày thành phẩm ra đĩa và thưởng thức. Ảnh: Internet
2. Cách làm nộm sứa hoa chuối tai heo hấp dẫn và không ngấy
2.1. Những nguyên liệu cần chuẩn bị
Nếu bạn muốn đổi vị với nộm sứa, ngoài nộm sứa cơ bản như trên hay nộm sứa thập cẩm phổ biến, bạn có thể làm nộm sứa tai heo. Với cách làm nộm sứa hoa chuối tai heo, nguyên liệu cũng không có nhiều khác biệt, chỉ cần chuẩn bị thêm một ít tai heo. Dưới đây là những thành phần quan trọng của món ăn:
Sứa đã sơ chế: 300gram
Hoa chuối: 400gram
Xoài xanh: 100gram
Cà rốt: 100gram
Tai heo: 100gram
Dưa chuột: 1 quả
Lạc và vừng: 30gram
Ớt: 2 trai
Tỏi: 2 tép
Chanh: 1 trái
Rau thơm các loại
Gia vị: đường, muối, giấm, nước mắm…
Ngoài các nguyên liệu này bạn cần chuẩn bị thêm xoài xanh, cà rốt. Ảnh: Internet
2.2. Các bước làm nộm sứa hoa chuối tai heo
2.2.1. Sơ chế sứa và tai heo
Bạn có thể sử dụng sứa tươi hoặc sứa ăn liền đã được sơ chế và đóng gói sẵn. Nếu là sứa bán sẵn, bạn rửa thật sạch rồi chần qua nước sôi khoảng khoảng 7 – 10 phút để khử mùi tanh, vớt ra rổ để ráo nước và cắt thành khúc chừng 4 – 5 cm.
Kỹ hơn, bạn có thể ngâm lại với một tô nước muối và phèn pha loãng rồi rửa sạch lại với nước.Đối với tai heo, bạn cần sử dụng muối hột chà sát lên bề mặt để tai heo được giòn, trắng và không có mùi hôi. Dùng dao cạo sạch lông xung quanh và loại bỏ chất bẩn bên trong lỗ tai.
Sau đó mang đi luộc chín, nên luộc qua rồi đổ nước đi hoặc vớt bọt. Sau đó luộc lại với nước mới để đảm bảo vệ sinh. Món nộm này ngon cũng sẽ nhờ vào cách luộc tai heo khéo. Vì thế, bạn cũng làm kỹ khâu này nhé.
Sứa và tai heo bạn làm sạch, thái lát mỏng vừa ăn. Ảnh: Internet
Khi tai heo chín, nhanh chóng cho vào bát nước đá và để trong khoảng 30 phút. Sử dụng một con dao thật sắc để thái mỏng tai heo, càng mỏng thì khi trộn sẽ nộm sẽ càng ngon.
2.2.2. Sơ chế hoa chuối và rau củ
Chuẩn bị một chậu nước sạch, cho vào đo một ít phèn chua hoặc nước cốt chanh để ngâm hoa chuối. Cách này nhằm giúp cho hoa chuối không bị xỉn màu mà còn giòn.
Thái mỏng hoa chuối thành những sợi nhỏ đều nhau. Cắt tới đâu bạn ngâm tới đó để giữ màu trắng đẹp mắt. sau khi thái hết, ngâm thêm khoảng 10 phút nữa, vớt ra rửa lại vài lần cho sạch hết nhựa.
Các loại rau củ bạn rửa sạch, bào sợi và thái mỏng. Ảnh: Internet
Cà rốt sửa sạch, gọt vỏ, bào sợi. Xoài xanh cũng làm tương tự. Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối rời vớt ra, thái xéo thành các lát mỏng vừa phải, lưu ý để nguyên vỏ cho giòn. Các loại rau thơm nhặt lấy lá non, rửa sạch, để ráo nước. Tỏi và ớt băm nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
2.2.3. Rang lạc, vừng và làm nước mắm
Chuẩn bị một chiếc chảo, làm nóng và cho lạc vào rang với lửa nhỏ đến khi nào lạc chín thơm, đổ lạc ra khay và đãi sạch vỏ. Cho vào cối giã dập (không giá quá vỡ khi ăn sẽ không cảm nhận được độ bùi). Vừng rang tới khi chín vàng, dậy mùi thơm thì đổ ra bát, để nguội.
Vừng và lạc bạn rang cho chín vàng và dậy mùi thơm. Ảnh: Internet
Tiếp đến sẽ làm nước trộn nộm theo công thức sau: cho vào chén 1,5 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 1,5 muỗng nước cốt chanh, 3 muỗng nước lọc, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm. Sau đó trộn đều các gia vị, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Nước mắm bạn nhớ pha theo công thức để không bị mặn. Ảnh: Internet
2.2.4. Chế biến món nộm
Cho sứa, tai heo vào một tô lớn rồi cho một ít gia vị cho ngâm. Sau khoảng 5 phút, tiếp tục bỏ hoa chuối, xoài xanh và cà rốt đã sơ chế vào rồi cho nước mắm trộn nộm vào, đảo đều cùng với rau thơm đã chuẩn bị trước đó.
Bạn cho các nguyên liệu và trộn đều lên là có được món nộm thơm ngon. Ảnh: Internet
Bày món nộm ra đĩa, rắc lạc rang và vừng ran lên trên là dã có thể thưởng thức. Lưu ý, rắc lạc và vừng sau cùng để giữ độ giòn và làm cho món ăn không bị mất mùi. Để tăng thêm tính bắt mắt, hấp dẫn có thể dung búp hoa chuối hoặc hoa cà rốt để trang trí.3. Mẹo thực hiện món nộm hoa chuối thành công
Nộm sứa hoa chuối là một món đơn giản và dễ chế biến nhất trong các món ăn từ sứa biển. Thế nhưng với những ai chưa từng làm hay chưa từng ăn thì rất khó. Do đó, ngoài công thức trên bạn cần lưu ý thêm:
Thành phần chính của món ăn này là sứa, đây là loại động vật có khả năng gây dị ứng cao nên bạn phải sơ chế kỹ. Nếu là sứa tươi, lúc mua về bạn phải mổ bụng, loại bỏ hết chất độc bên trong để không ảnh hưởng đến hương vị món ăn.Sứa khi mang đi trộn nộm phải lưu ý nó đã chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc hồng nhạt.
Nếu còn trắng trong thì sứa có thể chưa được làm sạch.Ngoài nguyên liệu là tai heo, bạn có thể kết hợp sứa với một vài nguyên liệu khác như tôm tươi, chuối chát, khế,… để tăng hương vị cho món ăn. Có khá nhiều cách làm nộm sứa mới lạ để bạn tùy theo sở thích lựa chọn.
Sứa là loại động vật không phải dễ làm vì thế bạn phải làm thật kỹ. Ảnh: Internet
Tùy theo số lượng người ăn cũng như khẩu vị của mỗi người mà các bạn điều chỉnh lượng gia vị, nguyên liệu cho phù hợp.Món ăn này rất thích hợp cho ngày hè oi bức, có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt.
Nộm sứa hoa chuối có thể dùng làm món khai vị, món nhậy hay dùng kèm với cơm đều rất tuyệt. Món nộm sứa cũng là món ngon ngày Tết nhiều bà nội trợ ưu tiên làm. Vì món này giúp giải ngán và kích thích vị giác khá tốt.
Bài viết của Chuyên mục Món ngon hẳn đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết về cách làm nộm sứa hoa chuối. Thật đơn giản phải không nào!
Đây sẽ làm món mới làm phong phú thêm cho thực đơn của gia đình bạn đấy. Với độ giòn ngon của sứa kết hợp với hương vị mới lạ, ngon miệng đảm bảo ai cũng sẽ thích. Yeutre.vn hy vọng bạn có thể thực hiện món ăn này ngay trong gian bếp của mình cho gia đình cùng thưởng thức nhé.
Cách nấu bún bò Huế chuẩn vị cho ngày cuối tuần, ai cũng thích mê
Với công thức làm món bún bò Huế dưới đây chị em không cần ra hàng vẫn có thể thưởng thức một tô bún chuẩn vị.
Nguyên liệu làm bún bò Huế
Chân giò heo 1 kg
Nạm bò 500 gr
Bún sợi to 200 gr
Tiết bò hoặc heo 1 tô
Chả cua hay chả bò 200 gr
Sả 7 cây
Hành tây 2 củ
Tỏi 1 củ
Gừng 1 củ
Mắm ruốc 2 muỗng canh
Hành lá 1 ít
Giá đỗ 1 ít
Mùi tàu 1 ít
Hoa chuối 1 ít
Chanh 1 quả
Ảnh minh họa
Cách chế biến bún bò Huế
Bước 1: Sơ chế chân giò, nạm bò
Chân giò heo nếu thích nhiều thịt thì chọn chân sau, thích da và gân sần sật thì chọn chân trước, chặt thành những khoanh tròn, rửa sạch. Tiếp đó, bạn hãy luộc chân giò qua nước sôi cho hết chất bẩn sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Với phần nạm bò rửa sạch, luộc riêng cùng 1/2 củ gừng thái lát cho thơm. Ninh lửa nhỏ khoảng 2 tiếng, dùng đũa xiên thử miếng nạm, nếu xiên qua được là đạt yêu cầu. Đợi thịt nạm nguội thái miếng mỏng.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Phần tiết bò có thể mua sẵn hoặc mua huyết về luộc chín, thái miếng vừa ăn. Nếu không ăn huyết có thể bỏ qua.
Chả cua nặn thành từng viên tròn nhỏ thả vào nồi nước luộc nạm, chả nổi lên là đã chín, bạn vớt ra để riêng. Có thể thay thế chả cua bằng chả bò, chả giò hoặc không cho chả cũng được.
Tiếp đó, bạn lấy 4 cây sả băm nhỏ, còn lại cắt khúc, đập dập. Hành tây chia 2 phần, một nữa cắt đôi, nữa còn lại thái mỏng. Hành lá, mùi tàu, húng quế rửa sạch thái nhỏ. Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo nước.
Bước 3: Nấu bún bò Huế
Bạn hãy hòa 2 muỗng canh mắm ruốc với 100 ml nước lạnh. Phi 4 cây sả băm cho thơm cùng 2 thìa dầu ăn, lấy bớt sả ra, cho 3 muỗng canh dầu màu điều vào. Băm nhuyễn 1 củ hành, 1 củ tỏi kèm 2 trái ớt rồi cho vào chảo phi vàng thì tắt bếp.
Chân giò heo đã sơ chế bạn cho lên bếp ninh lửa nhỏ cùng 1 củ hành tây cắt đôi và 3 cây sả đập dập cho nước dùng thơm ngọt, ra hết chất trong xương.
Lấy phần trên của nước mắm ruốc cho vào nồi, bỏ phần cặn đi. Cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh muối vào, nêm nếm cho vừa miệng. Rồi sau đó, bạn hãy thêm chén ớt sa tế đã làm ở trên vào.
Bước 4: Hoàn thành
Tiếp đó, bạn chần bún qua nước sôi, để ráo và trút ra tô. Thêm thịt nạm, móng giò, chả cua, huyết, mùi tàu, hành lá thái nhỏ, một chút hành tây thái mỏng rồi chan nước dùng. Món bún bò Huế ăn kèm giá đỗ, hoa chuối, húng quế, ớt chưng thì tuyệt ngon bạn nhé.
Vị ngọt thơm của nước, béo ngậy của móng giò, giòn giòn mềm ngon của thịt nạm, chả cua thơm lừng cùng một chút cay của ớt và chua chua của chanh. Chỉ nghĩ tới thôi đã cảm thấy mê man và thèm ngay một tô bún bò Huế. C
húc bạn thành công với món bùn bò Huế này nhé!
Hoa chuối nấu gì ngon? 4 cách nấu hoa chuối thành món ăn 'cực phẩm', bình dị mà ngon cơm vô cùng Hoa chuối, hay còn gọi là bắp chuối, là loại hoa dân dã bình dị nhưng lại có thể chế biến nhiều món ăn ngon, hương vị độc đáo, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Emdep.vn học 4 cách nấu hoa chuối dưới đây ngay thôi! Hoa chuối xào ốc Nguyên liệu cần có cho món ốc...