2 bộ phận quý giá nhất của con lợn, không mấy người biết để mua
Nhiều người cứ nghĩ phần thịt lợn là ngon nhất mà bỏ lỡ đi 2 bộ phận cực quý giá nhưng chẳng mấy ai mua, thậm chí người bán còn muốn giữ làm của riêng vì quá ngon và bổ.
Trong cuộc sống hàng ngày, thịt lợn được mọi người ăn nhiều nhất và giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, nhưng bạn có biết bộ phận nào của lợn là quý nhất không?
1. Xương lưỡi liềm
Nếu chỉ nói tên chắc chắn nhiều người sẽ không biết phần thịt này nằm ở chỗ nào của con lợn. Thực tế, vị trí của xương lưỡi liềm nằm ở ngã ba của phần chân trước con lợn, nơi có chiếc xương giống lưỡi liềm. Xương lưỡi liềm cũng chính là một phần sụn, rất giòn, dùng để hầm súp hay canh… cũng rất bổ dưỡng và ngon miệng.
Xương lười liềm giàu canxi, collagen và protein.
Một số người bán vì biết được phần thịt quý giá này nên giữ lại để hầm xương, nấu canh cho gia đình nên ít khi người mua biết đến. Nhưng điều quan trọng hơn cả hương vị đó là xương lưỡi liềm rất giàu collagen, protein và vitamin. Thường xuyên tiêu thụ bộ phận có giá trị này có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.
Có 2 lợi ích lớn của xương lưỡi liềm đó là:
- Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong xương lưỡi liềm cao, rất thích hợp cho trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, người già bị loãng xương, giúp bổ sung đủ canxi cho cơ thể con người. Phụ nữ có thể ăn một ít xương lưỡi liềm đúng cách để bổ sung canxi trong thai kỳ, hiệu quả vẫn tương đối tốt.
- Cung cấp dinh dưỡng: Thịt xương lưỡi liềm rất giàu protein và chiết xuất chứa nitơ hòa tan trong nước, bao gồm nhiều loại protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của cơ thể. Bên cạnh đó, xương lưỡi liềm có giá trị rất cao trong việc giữ gìn sức khỏe, sử dụng xương lưỡi liềm có tác dụng bổ sung vitamin rất hiệu quả.
Video đang HOT
Đậu rang xương lưỡi liềm
Vì xương lưỡi liềm ít thịt và xương giòn nên không thích hợp để xào, nhưng xương lưỡi liềm có thể dùng để nướng, hầm, chiên giòn. Bình thường mọi người sẽ lấy xương lưỡi liềm về nhà và hầm canh cho gia đình, sau khi chần xương lưỡi liềm thì cho cà rốt, củ cải trắng hoặc củ sen và các nguyên liệu khác vào, sau khi lửa sôi thì chuyển sang lửa nhỏ đun liu riu. Khoảng 20 phút, nêm muối vừa ăn.
2. Đuôi lợn
Ngoài phần xương lưỡi liềm còn có một phần khác của con lợn ít người để ý mua nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe đó là đuôi lợn. Nhiều người vì nghĩ đuôi lợn chẳng có thịt nên nhạt nhẽo, không thích mua về ăn nhưng đây cũng là bộ phận quý giá của con lợn.
Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm,…
Đuôi lợn có hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm,…
Một số bài thuốc tăng cường sinh lực từ đuôi lợn:
- Đuôi lợn hầm đậu đen: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tính dục giảm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết.
Chuẩn bị: Đuôi lợn khoảng 250g, nhục thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả.
Cách làm: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhục thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 1 – 2 giờ, nêm gia vị là được.
- Đuôi lợn trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, di mộng tinh, phụ nữ hiếm muộn, đau dạ dày.
Chuẩn bị: Đuôi lợn 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn.
Cách làm: Đuôi lợn làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi lợn, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.
- Canh đuôi lợn, lạc: Công hiệu canh này là dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, chi dưới teo mềm, đầu choáng tai ù, đại tiện khô kết, tiểu tiện nhiều lần. Cũng có thể dùng vào chứng sau khi đẻ phong thấp tê đau mà thấy lưng, chân mất sức, lâu ngày không khỏi.
Chuẩn bị: Đuôi lợn 2 cái khoảng 250g, lạc 30g.
Cách làm: Đuôi lợn cạo bỏ mỡ dư thừa, cạo bỏ lông, rửa sạch, cắt đoạn. Lạc bỏ vỏ lấy nhân, rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 – 3 giờ, nêm gia vị là được.
3 dấu hiệu khi mang thai chứng tỏ bé có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất ngay từ trong bụng mẹ
Nếu mẹ bầu có 3 dấu hiệu này khi mang thai thì phải chú ý, rất có thể bé bị suy dinh dưỡng, hoặc mách mẹ cần kiểm tra lại chế độ ăn trong thai kỳ.
Chuột rút bắp chân
Nếu mẹ bầu bị chuột rút bắp chân trong giai đoạn đầu của thai kỳ, và tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thai nhi lớn lên thì có nghĩa là cơ thể đã bị thiếu canxi rồi. Nhiều phụ nữ có ý thức uống sữa mỗi ngày để bổ sung canxi, nhưng tại sao họ vẫn thiếu canxi?
Đó là do cơ thể họ hấp thụ canxi để đảm bảo chức năng cơ và hoạt động của các mô khi mang thai, cũng như đứa trẻ trong bụng hấp thụ canxi từ mẹ. Nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên, rất có thể thai nhi cũng đã bị thiếu canxi.
Vì vậy, khi bị chuột rút, bạn phải nắm bắt thời gian để bổ sung canxi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong chế độ ăn ưu tiên các thực phẩm trứng, sữa, hải sản...
Chứng ốm nghén giữa kỳ tồi tệ hơn
Khi bắt đầu mang thai, do nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi sẽ xuất hiện hàng loạt phản ứng như ốm nghén khiến chị em không ăn uống được, thậm chí nôn mửa sau khi ngửi thấy mùi thức ăn. Nhưng tình trạng này thường sẽ được cải thiện khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
Nếu mức độ ốm nghén chỉ ngày càng tăng và cơ thể suy nhược có nghĩa là chế độ ăn uống của bà bầu có vấn đề dẫn đến rối loạn dinh dưỡng cho thai nhi, lúc này bạn nên đến bệnh viện để khám kịp thời và nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Chuyển động bất thường của thai nhi
Từ 3 tháng giữa thai kỳ, thai phụ đã có thể cảm nhận được cử động của thai nhi, chuyển động của thai nhi sẽ ngày càng rõ ràng hơn cùng với sự phát triển không ngừng của trẻ. Ở mỗi thời điểm khác nhau, hướng và tần suất chuyển động của thai nhi sẽ có mức độ đều đặn nhất định.
Khi đó hoàn toàn có thể phát hiện sức khỏe thai nhi thông qua cử động của thai nhi, nhưng nếu cử động của thai nhi đột ngột xuất hiện bất thường như cử động thai không rõ ràng, hoặc khó có thể cảm nhận được thì mẹ bầu phải xem xét xem thai nhi có khỏe mạnh hay không. Tốt nhất lúc này mẹ bầu nên đi khám để biết được kết quả cụ thể.
Món ăn vặt ai cũng chê vì sợ béo nhưng lại có tác dụng giảm cân Món ăn vặt ngon miệng, được nhiều người yêu thích mà chúng ta đang nói tới chính là phô mai, tuy nhiên để đạt được hiệu quả khi ăn bạn cần ghi nhớ một số vấn đề dưới đây. Nhắc đến phô mai nhiều người nghĩ ngay đến rất nhiều món ngon nhưng lại e ngại, vì hàm lượng calo tương đối cao....