2 bệnh dễ gặp nếu không vệ sinh “vùng kín” đúng cách
Cấu tạo âm đạo của phụ nữ gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu nên nếu không để ý sẽ rất dễ bị nhiễm bẩn nếu không vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ.
Tôi đã nghe nhiều về việc cần chăm sóc “vùng kín” sạch sẽ, không lạm dụng dung dịch vệ sinh, không ngâm bằng nước muối hay bất kì loại nước nào khác, không thụt rửa… Tôi cũng tuân thủ nghiêm chỉnh những điều này và chỉ vệ sinh bằng nước sạch. Tuy nhiên, tôi chỉ biết rằng giữ vệ sinh vùng này sạch sẽ là để phòng bệnh. Tôi muốn hỏi bác sĩ rằng nếu “vùng kín” không được vệ sinh sạch sẽ thì tôi có nguy cơ mắc những bệnh gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Hà Anh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hà Anh thân mến,
Âm đạo là một phần quan trọng của cơ thể của một người phụ nữ. Vì lý do này mà nó đòi hỏi rất nhiều sự chú ý khi vệ sinh. Bạn cũng đã hiểu đúng một phần về việc giữ vệ sinh “vùng kín”, đó là không lạm dụng dung dịch vệ sinh, không ngâm bằng nước muối hay bất kì loại nước nào khác, không thụt rửa… chỉ nên vệ sinh bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn cần nhớ, trong những ngày “đèn đỏ”, trước và sau khi quan hệ tình dục bạn càng cần phải giữ vệ sinh.
Cấu tạo âm đạo của phụ nữ gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu nên nếu không để ý sẽ rất dễ bị nhiễm bẩn nếu không vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày chị em phụ nữ nên chú ý từ những việc nhỏ nhất để tránh bị viêm nhiễm hay lây nhiễm bệnh của người khác.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nếu không vệ sinh vùng này cẩn thận, bạn có thể dễ mắc một số bệnh liên quan đến phụ khoa, đặc biệt là 2 bệnh sau:
- Nhiễm trùng “vùng kín”: Trong âm đạo phụ nữ chứa rất nhiều vi khuẩn hữu ích có khả năng tự làm sạch, ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh, phòng vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lạ. Thụt rửa nhiều sâu, nhiều lần sẽ vô tình làm mất đi những vi khuẩn có ích này.
Thực tế, một “” khỏe mạnh thì lượng vi sinh có trong đó luôn ổn định mà không cần phải thụt rửa nhiều. Khi thực hiện động tác chăm sóc quá kỹ từ bên trong có thể phá vỡ môi trường tự nhiên. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí thụt rửa âm đạo còn có thể gây tác hại tới tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
- Viêm phụ khoa: Vệ sinh cá nhân không đúng cách cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phụ khoa vì không vệ sinh thường xuyên gây nhiễm bẩn, hoặc “quá sạch” như sử dụng các loại xà bông làm tiêu diệt hệ vi khuẩn có ích và mất đi độ axit tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển.
Các triệu chứng của viêm phụ khoa bao gồm: Âm đạo có tiết dịch bất thường (có khí hư, có máu, có mùi khó chịu…), cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, các vết loét, khi đi tiểu thấy đau, buốt, đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp, chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp…
Bạn hãy chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh mắc các bệnh trên nhé!
Theo VNE
Bài thuốc trị rong kinh
Trong thực tế cuộc sống, có trường hợp phụ nữ mới lập gia đình; hoặc người còn rất trẻ chưa lập gia đình; người mới có một con... nhưng lại chung tình trạng kinh nguyệt không đều, rong kinh kéo dài.
Tình trạng nói trên có thể gặp từ những ngày đầu mới có kinh nguyệt, hoặc thời gian sau này, không nhất định. Nói chung, những phụ nữ này có cùng triệu chứng bệnh lý là rong kinh kéo dài, làm cho cơ thể yếu đuối, mất sức, mất máu. Lúc nào họ cũng phải lo lắng tới căn bệnh của mình, với các hệ lụy kèm theo.
Đẳng sâm
Trong đông y, tạng tỳ được xem là nơi chắt lọc tinh ba của thủy cốc mà cơ thể dung nạp khi ăn uống. Ngoài ra, tạng tỳ còn có chức năng rất quan trọng là tỳ thông nhiếp huyết (nghĩa là tạng tỳ thống lĩnh, cai quản huyết trong cơ thể); do đó một số biểu hiện thoát huyết được các thầy thuốc dùng các vị thuốc có chức năng kiện tỳ chỉ huyết để điều trị.
Đơn sâm
Trong trường hợp rong kinh kéo dài không rõ nguyên nhân, đông y thường dùng bài thuốc sau đây như một phương pháp chẩn đoán tạng phủ để điều trị. Bài thuốc gồm: chích kỳ 1 lượng (40 g), thục địa 1 lượng sao khô, đẳng sâm 1 lượng tẩm nước gừng sao vàng, bạch truật 1 lượng sao cám vàng màu cánh gián, hoài sơn 5 chỉ (4 g) sao vàng, tam thất 5 chỉ, hắc kinh giới 3 chỉ, hồng hoa 1 chỉ, đơn sâm 3 chỉ, nhục quế nửa chỉ, táo 3 trái, can khương 1 chỉ.
Bạch truật
Các vị thuốc trên nhập chung, đổ 5 chén nước, sắc còn 1 chén, chia 2 lần uống trong ngày. Nên nhớ mỗi ngày uống 1 thang, và mỗi thang chỉ sắc 1 lần, uống khoảng 3 - 5 ngày tùy theo bệnh lâu mau. Khi thấy hết rong kinh thì nên ngưng uống thang thuốc này. Sau đó có thể dùng bài bổ trung ích khí để bồi bổ cơ thể trở lại. Nên kiêng ăn uống những thực phẩm quá mát, sẽ không tốt cho bệnh nhân bị rong kinh.
Thục địa
Theo TNO
3 kì kiểm tra sức khỏe phụ khoa quan trọng nhất với phụ nữ Trong các kì kiểm tra sức khỏe phụ khoa, 3 loại kiểm tra pap smear, kiểm tra vú và sàng lọc các bệnh tình dục được coi là quan trọng nhất mà chị em không được bỏ qua. Tôi năm nay 30 tuổi, đã có gia đình và 2 con, con thứ hai của tôi cũng đã được 4 tuổi. Trong suốt 4...