18 tuổi nhận học bổng, nam sinh sang Mỹ, được thực tập ở công ty hàng đầu thế giới
Nhật Tiến đuợc nhận vào thực tập ở McKinsey & Company ( Chicago, nước Mỹ) – Công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới khi đang là sinh viên năm thứ 3 Đại học.
Nguyễn Huỳnh Nhật Tiến (SN 2001, TP. HCM) là một trong những nam sinh nhận được học bổng 4 tỷ từ Đại học DePauw ( DePauw University) khi mới chỉ 18 tuổi. Đây là ngôi trường xếp thứ 45 trong nhóm trường Đại học khai phóng tại Mỹ với nhiều chuyên ngành nổi tiếng về máy tính, truyền thông.
Không chỉ vậy, nam sinh 10X còn trở thành thực tập sinh tại McKinsey & Company (Chicago, nước Mỹ) – Công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới khi đang là sinh viên năm thứ 3 Đại học.
18 tuổi ôm giấc mơ Mỹ
Những năm học cấp II, Nhật Tiến đã được ba mẹ xác định rõ con đường mục tiêu phía trước là đi du học. Tuy nhiên, do gia đình không đủ chi phí chi trả 100% nên Tiến lên kế hoạch tìm học bổng giúp ba mẹ trang trải kinh tế phần nào.
“Nếu nhớ lại mình vẫn ám ảnh nhất năm lớp 10, 11. Vì thời gian đó quá mệt. Tuy kinh khủng như vậy nhưng mình cảm thấy xứng đáng vì đã học hỏi được rất nhiều trong quá trình săn học bổng”, Tiến chia sẻ.
3 năm ở THPT Đinh Thiện Lý, chàng trai 10X đạt nhiều thành tích tốt trong học tập lẫn hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, Tiến học thêm các chứng chỉ SAT, IELTS… cần thiết trước khi chuẩn bị hồ sơ: ” Mình nhận học bổng 82% ( tương đương 3,8 ~ 3,9 tỷ), số tiền này được trường chi trả đủ cho 4 năm. Ngoài ra trong quá trình học có thành tích học tốt, nhà trường sẽ cho thêm vài ngàn đô nữa, như vậy khá ổn”.
Nhật Tiến đang là sinh viên năm 4 ĐH DePauw
Nhật Tiến hiện đang học Khoa học máy tính (khối ngành Tự nhiên) và Truyền thông (khối ngành Xã hội). Lựa chọn 2 ngành học vốn không hề liên quan tới nhau, thậm chí có phần đối lập nhau, song chàng trai xem đó là cơ hội để phát triển bản thân nhiều hơn. Tuy nhiên, đến năm 2 đại học, Tiến phải về nước học online do dịch Covid-19 bùng phát.
Dù bị gián đoạn việc học tập nhưng Tiến vẫn luôn đạt GPA luôn đạt điểm GPA 3.85/4.0, lọt top 5% sinh viên có điểm số cao nhất trường.
“May mắn mình không gặp điều gì quá khó khăn. Khi sang đây mình ở theo mô hình Greek Life – ở chung với 40 bạn, học sinh quốc tế đang học ở trường. Nhà đầy đủ tiện nghi, hơn nữa ở chung cùng các bạn rất thân thiện nên không cảm thấy cô đơn.
Video đang HOT
Mình vẫn thường gọi điện cho ba mẹ mỗi ngày. Nhưng thi thoảng vẫn nhớ những giây phút ngồi cạnh ba mẹ, cùng ba mẹ đi ăn. Mình rất thích đồ ăn Việt, rất nhớ bún riêu, phở bò, bún bò”.
Thực tập tại công ty hàng đầu đầu thế giới
Nhật Tiến tham gia thực tập từ khi là sinh viên năm nhất Đại học với nhiều công việc khác nhau. Ở mỗi vị trí đều mang lại cho 10X những trải nghiệm tuyệt vời. Trong đó, công ty lớn nhất mà Tiến có cơ hội được mở mang tầm mắt là McKinsey & Company (Chicago, nước Mỹ). Đây là công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới với hơn 30.000 nhân viên. Tỷ lệ chấp thuận người mới vào làm việc dưới 1%.
Để tham gia, ứng viên phải trải qua 4 vòng phỏng vấn, mỗi vòng gặp một người khác nhau. Họ sẽ đưa ra những câu hỏi để xem mình sẽ tư duy ra sao, áp dụng vào công việc như thế nào, có phù hợp với vị trí công ty không.
“Lúc đó mình được nhận vào làm với vai trò tuyển dụng, học hỏi được nhiều thứ. Khi các bạn apply vào đây sẽ được chấp nhận với tỉ lệ 1%. Thế nên mình được tiếp xúc với nhiều bạn giỏi. Có lẽ thứ mình hứng thú không phải là công việc, mà là nhờ mối quan hệ xung quanh. Chất lượng cuộc sống bằng chất lượng mối quan hệ. Nhờ môi trường có các bạn nên mình học hỏi được nhiều thứ, trải nghiệm cuộc sống thực sự ở Mỹ chứ không chỉ là đi học nữa!”, Tiến nói.
Tiến đạt được nhiều thành tích ấn tượng
Làm việc trong môi trường lớn khi còn là sinh viên, Nhật Tiến luôn tìm cách khắc phục trước khó khăn để giữ tinh thần thoải mái, không bị áp lực. Nam sinh tự nhận, điểm mạnh của bản thân là tính tự giác, luôn nỗ lực học hỏi, tìm hiểu mà không để ba mẹ phải nhắc nhở. Tuy nhiên, có một điểm yếu khiến Tiến cảm thấy cần phải thay đổi.
“Mình có cảm giác không bao giờ hài lòng về bản thân. Vì sao mình không được như này, như thế kia. Nhưng điều này cũng có mặt tốt, đó là luôn giúp mình hướng về phía trước, không giậm chân tại chỗ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng rất tin tưởng mình. Thay vì cấm cản, bố mẹ luôn ủng hộ, nếu có điều gì phân vân sẽ luôn ngồi lại nói chuyện với mình. Chính vì thế mình thấy cần có trách nhiệm với bản thân hơn.
Có câu nói mình rất thích từ mẹ: Con làm gì cũng được, con muốn trở thành ai cũng được, yêu ai, cưới ai, sống sao cũng được, miễn sao mình phải hạnh phúc”. Ba mẹ hay nói sự hạnh phúc của mình là hạnh phúc của ba mẹ. Câu nói đó làm mình rất xúc động”, Tiến tâm sự.
Nói về dự định tương lai, Tiến cho biết sẽ ở Mỹ làm việc trong 1 – 2 năm để trải nghiệm. Sau đó, tùy vào cơ hội, nếu Việt Nam có công việc tốt, Tiến sẽ trở về để phát triển bản thân. Tuy nhiên, dù lựa chọn nào thì Tiến cũng luôn có gia đình ủng hộ. Bố mẹ luôn tin tưởng trước những quyết định của nam sinh.
Nữ sinh Hải Dương giành 7 học bổng tổng trị giá trên 1 triệu USD từ 7 trường đại học Mỹ
Tăng Vân Khanh, học sinh lớp 12 Văn, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương vừa đỗ 7 trường Đại học Mỹ danh giá và được cấp các mức học bổng với tổng trị giá lên đến hơn 25 tỷ đồng.
Em Tăng Vân Khanh, người vừa được 7 trường Đại học Mỹ cấp học bổng hơn 25 tỷ đồng
Ngay từ lớp 10, Vân Khanh đã có ý định đi du học và đến đầu năm lớp 11, em đã xác định rõ điểm đến tiếp theo cho hành trình của mình là nước Mỹ xa xôi.
Thử thách lớn nhất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học của Vân Khanh chính là thuyết phục gia đình ủng hộ. "Lúc đầu bố mẹ em e ngại dịch bệnh và lo lắng em một mình nơi đất khách quê người, tuy nhiên sau khi em thuyết phục và thấy được sự quyết tâm, bố mẹ em đã đồng ý. Chính gia đình chính là nguồn hậu thuẫn lớn nhất để em theo đuổi giấc mơ", Vân Khanh tâm sự.
Từ đó, Vân Khanh tự lên mạng nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và bắt đầu chinh phục giấc mơ du học của mình bằng cách đăng ký học SAT I, SAT II (SAT - Scholastic Aptitude Test - một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số trường đại học của Mỹ).
Hàng ngày, hết giờ học trên lớp, em vượt qua quãng đường hơn 60km từ Hải Dương lên Hà Nội luyện thi. Ròng rã suốt mấy tháng trời như vậy, nhưng thật đáng tiếc, do tình hình dịch bệnh nên các kỳ thi SAT đã không được tổ chức.
Không nản chí, Vân Khanh cố gắng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ của mình, tập trung thể hiện màu sắc cá nhân.
Trong bài luận gửi tới Ban tuyển sinh, dẫn chứng từ việc chiến tranh Việt Nam không chỉ có đau thương, mất mát mà còn tiềm tàng các nét đẹp văn hóa dân tộc, em nêu quan điểm mình cần phải có góc nhìn đa chiều khi quan sát mọi vấn đề. Vân Khanh tin rằng, bài luận là một trong những yếu tố quan trọng nhất để em thuyết phục Ban tuyển sinh các trường Đại học Mỹ.
Điều đặc biệt, quá trình viết luận đã khiến Vân Khanh nhận ra sự phiến diện trong cách quan sát và đánh giá vấn đề trước đây của mình. Sau đó, em và những người bạn thân thiết đã viết nên cuốn sách "Chiến tranh Việt Nam: Vượt lên quầng sáng cuối trời." Cuốn sách nói lên một góc nhìn khác về Chiến tranh Việt Nam mà ít người nhắc đến, tái hiện cuộc sống của người lính trong thời kỳ hậu chiến với vẻ đẹp kiên cường sau chiến tranh.
Ngoài ra, một điểm cộng trong hồ sơ của Vân Khanh chính là sự năng nổ trong các hoạt động xã hội. Em đã sáng lập nên website "Bảo tàng Triều đại Lịch sử Việt Nam lưu giữ các giai thoại về các triều đại trong lịch sử phong kiến và website "Di sản Văn hóa Hải Dương" nhằm quảng bá nét văn hóa độc đáo tại quê hương.
Không chỉ khao khát được góp sức mình giữ gìn văn hóa dân tộc, Vân Khanh còn hứng thú với lĩnh vực giáo dục. "Các chuyến đi tình nguyện lên vùng cao khiến em trăn trở rất nhiều và thôi thúc em tìm hiểu nhiều hơn về giáo dục và những rào cản của nó. Qua một số dự án, em mong bản thân có thể đóng góp chút công sức nhỏ bé để giúp trẻ em dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận với giáo dục," Vân Khanh nói.
Tăng Vân Khanh trong chuyến tình nguyện tại Hà Giang.
Chính vì nỗi trăn trở này, ngay từ khi học lớp 10, Vân Khanh đã sáng lập nên dự án "Ideas Of Bliss" giáo dục trực tuyến giúp các bạn trẻ rèn luyện các kỹ năng cần thiết để hội nhập.
Mọi nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng khi em được lọt vào vòng tiền chung kết cuộc thi Thử thách Toán học trẻ Quốc tế (IYMC) 2021, đoạt Huy chương Đồng vòng loại khu vực tại cuộc thi Olympic Toán Châu Á (AIMO) 2021 cùng nhiều giải thưởng khác như Giải Nhì và Bài viết được yêu thích nhất tại cuộc thi viết Hidden Me, Giải Nhất đồng đội tại cuộc thi Truy tìm Đại sứ xanh,...
Với những thành tích đáng nể, Vân Khanh đã được 7 trường Đại học Mỹ danh giá cấp các mức học bổng lên tới hơn 25 tỷ đồng. Cụ thể:
1. Đại học Gustavus Adolphus: Học bổng 180.000 USD cho 4 năm học
2. Đại học Depauw: Học bổng 170.000 USD cho 4 năm học
3. Đại học Augustana: Học bổng 174.000 USD cho 4 năm học
4. Đại học Beloit: Học bổng 200.000 USD cho 4 năm học
5. Đại học St. Lawrence: Học bổng 166.600 USD cho 4 năm học
6. Đại học Nam Florida: Học bổng 36.000 USD cho 4 năm học
7. Đại học Centre: Học bổng 182.000 USD cho 4 năm học
Ngoài ra, Vân Khanh còn vào danh sách chờ của 5 trường Đại học Mỹ khác là Đại học Mount Holyoke, Đại học Rhodes, Đại học Connecticut, Đại học Gettysburg, Đại học St. Olaf. Tuy vậy, sau khi cân nhắc, tìm hiểu, em thấy Đại học Nam Florida phù hợp nhất với hoàn cảnh gia đình và ngành em theo đuổi nên đã quyết định theo học ở đây.
Chia sẻ về bí quyết nộp đơn tại các trường Đại học Mỹ, Vân Khanh tin rằng: "Yếu tố quyết định sự thành công chính là con người. Mình cần cho Ban tuyển sinh thấy được thực sự con người mình là ai, khát vọng cháy bỏng của mình gì. Đó là điều Ban tuyển sinh muốn thấy khi đọc hồ sơ. Cơ hội sẽ luôn dành cho những bạn thực sự có khát vọng và không ngừng học hỏi, bởi may mắn là khi sự chuẩn bị gặp được thời cơ".
Nữ sinh Hà Nội giành học bổng 5 tỷ của ĐH Mỹ nhờ chia sẻ cách vượt qua định kiến "Con gái học làm gì, chỉ nên cưới chồng giàu thôi" Để đạt được 2 học bổng giá trị, Nguyên An đã chinh phục phía đại học Mỹ bằng portfolio có đính kèm những tác phẩm hội họa, thiết kế ấn tượng cùng một bài luận với chủ đề vô cùng thú vị. Mới đây, nữ sinh Bạch Nguyên An (lớp 12, trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội) đã xuất sắc nhận...