18 điều sinh viên mới tốt nghiệp cần biết
Những người thành công, là những người không bao giờ ngừng học tập.
1. Có một số điều bạn đã học được ở trường đại học nhưng nó đôi khi chẳng mang lại ích lợi gì và bạn có thể sẽ không bao giờ sử dụng nó nữa.
2. Bạn thành công ở trường đại học không có nghĩa là sẽ thành công trong cuộc sống!
3. “Hãy làm việc mà bạn yêu thích và bạn sẽ không bao giờ làm việc cả ngày trong cuộc đời mình.”
4. Đừng đánh giá một người qua những gì họ nói, hãy nhìn những gì họ làm.
5. Lập một danh sách những công việc cần làm trong ngày, tránh sự trì hoãn.
6. Đừng bao giờ bỏ bê sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bản thân.
7. Bạn sẽ không tìm ra bạn bè thật sự của bạn là ai cho đến khi bạn gặp rắc rối.
8. Khi bắt đầu làm việc gì đó hãy thể hiện thái độ nghiêm túc, ham học hỏi. Bạn sẽ nhận được những kết quả bất ngờ và tiến xa hơn dự kiến nếu thực hiện tốt điều này!
Video đang HOT
9. Bằng cấp không quyết định công việc bạn sẽ làm và cũng không phải tấm vé tránh thất nghiệp.
10. Học cách khiêm tốn và xin lỗi.
11. Ai cũng có thể mắc sai lầm, quan trọng là bạn học được gì từ nó.
12. Dừng việc so sánh bạn với người khác.
13. Thậm chí bạn có thể gặp tình huống bạn bè phản bội bạn, đó là một phần của sự trưởng thành.
14. Bạn sẽ không bao giờ làm hài lòng được tất cả mọi người.
15. Mỗi người đều có một câu chuyện, đừng đánh giá họ khi bạn chưa thật sự hiểu.
16. Những thất bại đầu tiên trong công việc có thể tạo nền móng cho những thành công sau này.
17. Ra trường không nhất thiết bạn phải tìm kiếm ngay một công việc, bạn hoàn toàn có thể “xả hơi” bằng một chuyến du lịch dài ngày hoặc có thể khám phá thêm những điều mình đam mê.
18. Cuộc sống lớn hơn, phức tạp hơn rất nhiều so với trường đại học. Bạn đã tốt nghiệp đại học, nhưng lại bước vào một trường khác lớn hơn rất nhiều “trường đời”, bởi vậy có rất nhiều điều bạn cần học hỏi thêm nữa. Những người thành công, là những người không bao giờ ngừng học tập.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhân lực công nghệ thông tin đang thiếu hụt nghiêm trọng
Bộ Giáo dục chính thức có văn bản hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trình độ đại học giai đoạn 2017-2020.
Theo đó, những ngành đào tạo được áp dụng cơ chế đặc thù gồm: Khoa học máy tính; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kỹ thuật phần mềm; Kỹ thuật máy tính; Hệ thống thông tin; Hệ thống thông tin quản lý; Công nghệ kỹ thuật máy tính; Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Đối với sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác nếu có nguyện vọng có thể được chuyển sang học các ngành công nghệ thông tin ở trong cùng một cơ sở đào tạo hoặc chuyển sang các cơ sở đào tạo khác có đào tạo các ngành công nghệ thông tin.
Các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin phải gắn kết với các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề.
Bộ Giáo dục chính thức có văn bản hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trình độ đại học giai đoạn 2017-2020. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)
Thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 30% tổng thời gian đào tạo và được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng thực tập, thực hành tại doanh nghiệp đối tác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin có chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia công nghệ thông tin quốc tế tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
Chương trình đào tạo công nghệ thông tin theo hướng ứng dụng, mở, liên thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn.
Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng về công nghệ thông tin.
Các học phần tự chọn là các hướng đào tạo chuyên sâu công nghệ thông tin ứng dụng.
Nghiên cứu đưa nội dung đào tạo các chứng chỉ nghề có uy tín trên thế giới (ví dụ: chứng chỉ của Microsoft, Oracle, Cisco,...) vào nội dung đào tạo thực hành để đáp ứng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.
Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp và đào tạo thực hành tại doanh nghiệp.
Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung).
Cơ sở đào tạo công nghệ thông tin cần tổ chức các khóa bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm tăng cường cơ hội việc làm cho sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp.
Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tỉ lệ có việc làm (12 tháng sau khi tốt nghiệp), mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, liên kết với các trường đại học nước ngoài.
Theo GDVN
10 người thành công trên thế giới chưa từng tốt nghiệp đại học Paul Allen bỏ ngang đại học, thậm chí rủ người bạn Bill Gates cùng khởi nghiệp mà không cần chờ đến khi tốt nghiệp. Ellen DeGeneres Tài sản ròng: 400 triệu USD DeGeneres là một trong những diễn viên hài và MC truyền hình thành công nhất lịch sử Hollywood, nhưng chặng đường đến ngày hôm nay của bà không trải thảm. Bà...