173 trường học ở Hà Tĩnh dừng khai giảng năm học mới
Các trường học ở 3 huyện miền núi Hà Tĩnh ( Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang) và 2 trường mầm non ở huyện Đức Thọ sẽ dừng việc tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 5/9.
Tại nhiều địa bàn Hà Tĩnh, hiện tại, nhiều tuyến đường bị chia cắt, học sinh không thể đến trường
Việc dừng khai giảng được thực hiện dựa trên tinh thần Công điện khẩn số 1750-CĐ/TU ngày 4/9 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và căn cứ vào thực tế tình hình diễn biến mưa lũ diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Theo đó, toàn tỉnh sẽ có 173 trường học dừng khai giảng.
Trong đó, huyện Hương khê có 61 trường với tổng số khoảng 26 ngàn học sinh; huyện Vũ Quang có 32 trường khoảng 6 ngàn học sinh; huyện Hương Sơn 78 trường với trên 26 ngàn học sinh.
Ngoài ra, ở Đức Thọ có 2 trường mầm non là Đức Thanh và Đức Thủy với hơn 4 ngàn học sinh thuộc vùng bị ngập và chia cắt nên việc khai giảng cũng không thể thực hiện.
Video đang HOT
Các trường học ở các huyện miền núi Hà Tĩnh sẽ dừng việc tổ chức khai giảng vào ngày 5/9
Cũng trên tinh thần chỉ đạo của Công điện khẩn số 1750-CĐ/TU ngày 4/9 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ngành giáo dục, ở các huyện đồng bằng nếu đảm bảo an toàn thì vẫn tổ chức việc tổ chức khai giảng năm học mới theo lịch đã bố trí.
Để khắc phục điều kiện mưa lũ, với tinh thần linh hoạt trong khâu tổ chức, phòng GD&ĐT ở các huyện, thành thị còn lại đã chỉ đạo các nhà trường chủ động phương án khai giảng.
Việc thực hiện hoạt động này sẽ được tổ chức tại hội trường UBND xã, hội trường thôn xóm, khối phố, văn phòng, thư viện, nhà đa chức năng hoặc trong từng lớp học.
Theo hà tĩnh
Hà Tĩnh: Cô giáo vợ bộ đội xung phong đi 'biệt phái'
Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đã ký ban hành Quyết định số 2716/QĐ-UBND về việc phê duyệt chỉ tiêu biệt phái giáo viên THCS năm 2019.
Điều đáng trân trọng là có một giáo nữ viên thuộc Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê xung phong đi biệt phái tại huyện Kỳ Anh trong dịp này.
Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê tổ chức gặp mặt 12 giáo viên đi biệt phái
Nữ giáo viên khiến dư luận nói chung và các đấng mày râu nói riêng, không khỏi ngạc nhiên và thán phục đó là cô Nguyễn Thị Hoài Lê (SN 1978, quê quán xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Hiện đang giảng dạy Văn - Sử tại Trường THCS Phúc Đồng (huyện Hương Khê).
Được biết, cô Lê tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh năm 2000. Sau đó được điều động đến dạy học tại các xã miền núi Phương Điền 2002 - 2007), rồi xã Phương Mỹ (2007 - 2012). Từ năm học 2012 thì chuyển về dạy tại THCS Phúc Đồng cho đến nay.
Hiện gia đình cô Lê sinh sống tại xã Phúc Đồng, chồng là Bộ đội đóng quân ở xã Thạch Vĩnh, Thạch Hà. Vợ chồng cô Lê có một con gái năm nay vào học lớp 3.
Nói về việc xung phong đi biệt phái, cô Nguyễn Thị Hoài Lê cho hay: "Nếu xét điểm nghĩa vụ thì chưa đến lượt, bởi vì tôi đã từng công tác 10 năm ở vùng 3 Phương Điền, Phương Mỹ. Nhưng nghĩ rằng hoàn cảnh của mình đi thì cũng tiện hơn người khác. Vì chồng bộ đội không ở nhà, gia đình mới chỉ có một cháu năm nay học lớp 3".
"Mình chỉ có một đứa nên ngắn sào dễ trở. Họ hai ba đứa con thì sẽ vướng bận hơn nhiều. Thấy mình thuận lợi hơn người khác nên viết đơn tình nguyện đi thôi", cô Lê nói tiếp.
Khi hỏi về việc đi biệt phái như vậy thì ai chăm lo cho cháu nhỏ. Cô Lê vui vẻ trả lời: "Tôi sẽ đưa cháu đi theo vào học tại Kỳ Anh luôn".
Cô Nguyễn Thị Hoài Lê, nữ giáo viên duy nhất tại Hương Khê tình nguyện đi biệt phái dù chưa đến lượt trách nhiệm của mình
Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hương Sơn, anh trai của cô giáo Nguyễn Thị Hoài Lê cho hay: "Việc cô Lê xung phong đi biệt phái là thể hiện vai trò trách nhiệm của một người Đảng viên. Ở Hương Khê không chỉ riêng cô Lê mà các giáo viên khác cũng đăng ký tình nguyện tăng cường cho Kỳ Anh. Với vai trò là một cán bộ quản lý, tôi hoàn toàn đồng tình và ủng hộ".
Được biết, đoàn giáo viên biệt phái của Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê có 12 người, trong đó có 11 nam và 1 nữ. Ngày mai (4/9), đoàn sẽ lên đường vào Kỳ Anh nhận nhiệm vụ.
Nhằm mục đích đảm bảo cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, cân đối thiếu, thừa giáo viên giữa các đơn vị cấp huyện, UBND tỉnh đã phê duyệt 56 chỉ tiêu biệt phái giáo viên THCS giữa các huyện, thị, gồm 33 chỉ tiêu Toán - Lý - Tin, 2 chỉ tiêu Hóa - Sinh, 14 chỉ tiêu Văn - Sử - Địa - GDCD, 7 chỉ tiêu Ngoại ngữ.
Các huyện, thị có giáo viên biệt phái gồm: Thạch Hà (6 giáo viên); Can Lộc (8 giáo viên); Hương Khê (18 giáo viên) Hương Sơn (1 giáo viên); Vũ Quang (6 giáo viên); Đức Thọ (10 giáo viên); Nghi Xuân (3 giáo viên) và thị xã Hồng Lĩnh (4 giáo viên).
Đơn vị tiếp nhận giáo viên biệt phái là thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, trong đó, thị xã Kỳ Anh tiếp nhận 12 giáo viên đến từ các huyện Hương Khê (8 giáo viên Toán - Lý - Tin), Vũ Quang (2 giáo viên Hóa - Sinh), Thạch Hà (2 giáo viên Tiếng Anh).
Huyện Kỳ Anh tiếp nhận 44 giáo viên đến từ các huyện, thị: Thạch Hà (4 giáo viên Toán - Lý - Tin); Can Lộc (2 giáo viên Toán - Lý - Tin, 4 giáo viên Văn - Sử - Địa - GDCD, 2 Tiếng Anh); Hương Khê (10 giáo viên Văn - Sử - Địa - GDCD); Hương Sơn (1 giáo viên Toán - Lý - Tin); Vũ Quang (4 giáo viên Toán - Lý - Tin); Đức Thọ (10 giáo viên Toán - Lý - Tin); thị xã Hồng Lĩnh (4 giáo viên Toán - Lý - Tin); Nghi Xuân (3 giáo viên Tiếng Anh).
Theo infonet
Khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường: Sử dụng từ nào mới đúng cho ngày 5/9? Tại các môi trường học đường, giảng dạy mới chỉ là một phần việc do các giáo viên đảm nhiệm. Phần việc khác thuộc về phía học sinh. Vì vậy có khai giảng hiển nhiên phải có khai học. Sau 3 tháng nghỉ hè, năm học mới được trở lại với bao ánh mắt háo hức và tâm trạng hân hoan của hàng...