169 thí sinh tham dự vòng sơ khảo phía Bắc Hội thi Tin học trẻ toàn quốc
Sáng ngày 18/10, vòng sơ khảo cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2020 khu vực miền Bắc được diễn ra tại ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, với sự tham gia của 169 thí sinh từ 11 tỉnh, thành Đoàn.
Hội thi Tin học trẻ toàn quốc là cuộc tranh tài cấp quốc gia hấp dẫn và lâu năm nhất trong lĩnh vực tin học dành cho học sinh Việt Nam. Hội thi đã góp phần thiết thực vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) cho đất nước.
169 thí sinh đến từ 11 tỉnh, thành Đoàn tham dự cuộc thi.
Năm 2020, Hội thi Tin học trẻ toàn quốc đã có nhiều đổi mới nhằm tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng Hội thi. Vòng sơ khảo quốc gia được tổ chức tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam đã tạo thuận lợi cho các thí sinh trong việc di chuyển tới các địa điểm thi; đồng thời tăng tính cạnh tranh của cuộc thi.
Các thí sinh tham gia cuộc thi gồm các lứa tuổi.
Ngoài ra, Ban Tổ chức Hội thi đã tổ chức Vòng sơ khảo dành cho các thí sinh tự do, mở rộng thêm cơ hội cho các thí sinh tại các tỉnh không tổ chức Hội thi hoặc những thí sinh vì các lý do khác nhau không thể tham dự kỳ thi cấp tỉnh.
Video đang HOT
Dự kiến, các thí sinh và các sản phẩm sáng tạo xuất sắc nhất đại diện cho các khu vực miền Bắc, Trung, Nam sẽ tham gia Vòng Chung kết quốc gia được tổ chức từ ngày 2 – 8/11 tại Cà Mau.
Tham dự vòng sơ khảo Quốc gia khu vực miền Bắc có 11 tỉnh, thành Đoàn đăng ký với 169 thí sinh.
Ban Tổ chức Hội thi đã nhận được 14 sản phẩm sáng tạo của 6 tỉnh, thành đoàn trong đó có 4 sản phẩm bảng D2; 10 sản phẩm bảng D3.
Ngoài ra, trong vòng sơ khảo cuộc thi còn trưng bày một số sản phẩm phần mềm sáng tạo của các em học sinh khu vực phía Bắc.
Chủ đề dự thi của các sản phẩm năm nay phong phú, có nhiều sản phẩm tốt, sáng tạo, gắn với các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống như: chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh. Các công nghệ được sử dụng trong các sản phẩm dự thi cũng đa dạng và phong phú, các thí sinh đã chủ động cập nhật các xu hướng công nghệ mới.
Các công trình nhận được sự quan tâm của phụ huynh học sinh tham gia chương trình.
Trải qua 26 năm được tổ chức, Hội thi thực sự đã trở thành một sân chơi tin học hấp dẫn, bổ ích, là nơi để các tài năng tin học trẻ gặp gỡ, giao lưu, tranh tài, thể hiện những ý tưởng sáng tạo. Từ đây, đã có nhiều nhân tài trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin trưởng thành và có những đóng góp quan trọng cho đất nước.
Ninh Bình triển khai hệ thống dạy học trực tuyến cho học sinh
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đồng ý triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020-2021.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Ninh Bình, đến nay 100% các trường Tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT); trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), Tin học và ngoại ngữ tỉnh và các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã triển khai thử nghiệm hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet.
Kết quả triển khai cho thấy: Về bài học và học liệu được đăng tải các video, các bài giảng, bài tập, bài kiểm tra được tổ/nhóm chuyên môn, Ban giám hiệu/Ban giám đốc phê duyệt, góp phần xây dựng tài nguyên cho kho học liệu số, ngân hàng câu hỏi để phục vụ chung cho nhiều người và sử dụng lâu dài.
Học sinh trường THPT Nguyễn Huệ (Ninh Bình) học trực tuyến qua Internet trong mùa dịch Covid-19.
Đối với giáo viên, tổ chức các hoạt động học cho học sinh bao gồm: tạo các khóa học trực tuyến, thực hiện nhiệm vụ học tập, trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên; tổ chức thi trực tuyến, kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học trực; tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Học sinh được giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn hướng dẫn về kỹ năng sử dụng hệ thống eLearning trước khi tham gia bài học. Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên; hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh giá. Tự học thông qua các bài giảng eLearning trong kho học liệu.
Trong quá trình tổ chức dạy học trên hệ thống dạy học trực tuyến, giáo viên bộ môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet. Ngoài ra, học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua những bài test trực tuyến của hệ thống.
Các em học sinh ở Ninh Bình không ngừng được nâng cao kiến thức về tin học để đáp ứng việc học trực tuyến qua Internet.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Ninh Bình, hệ thống mô-đun có nhiều nội dung phong phú bao quát được các hoạt động của nhà trường, công ty có đội ngũ kĩ thuật hùng hậu, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị khi cần; Hệ thống dạy học trực tuyến bước đầu có những ưu điểm đối với việc tổ chức dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch bệnh, cũng như hướng dẫn học sinh ôn tập. Giúp giáo viên và học sinh làm quen với việc ứng dụng công nghệ trong công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học;
Tổ chức, quản lý lớp học qua Internet giúp giáo viên, học sinh có thể tương tác được với nhau. Giáo viên có công cụ giúp thiết kế bài giảng, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh trực tuyến. Bản thân học sinh có thể theo dõi biết được kết quả học tập của bản thân mình và các bạn khác. Giúp các em có thêm động lực để cố gắng vươn lên trong học tập. Phụ huynh có thể theo dõi lịch sử tiến trình học của học sinh để kịp thời động viên khuyến khích việc học tập của con, em mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục;
Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Căn cứ Biên bản hợp tác số 01/BB-BTTTTBGDĐT ngày 26/3/2020 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GD&ĐT trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và đẩy nhanh chuyển đổi số và tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, ngày 13/10/2020, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành văn bản số 622/UBND-VP6 triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình đồng ý triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020-2021 và giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố thực hiện các bước quy trình để triển khai Hệ thống dạy học trực tuyến đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng bộ, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, an toàn an ninh mạng, đáp ứng các chức năng, tính năng kỹ thuật theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông và phù hợp với Khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình;
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện theo quy định.
TPHCM: Chuẩn bị điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất triển khai chương trình GDPT mới đối với lớp 6 và lớp 10 Trong năm học này, các trường THCS có trách nhiệm phát triển kỹ năng đọc và kỹ năng tìm kiếm thông tin cho giáo viên, học sinh, song song với việc phát triển các chương trình hợp tác quốc tế phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại nhà trường theo đúng quy định pháp luật. Nhằm chuẩn bị triển...