16 trường đại học tại Hà Nội kéo dài thời gian học online
Trươc tình hình phưc tạp của dịch Covid-19, nhiêu trương đại học tại Hà Nôi thông báo cho sinh viên tiêp tục học online, hoãn thi tâp trung.
ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo sinh viên, học viên thuộc 8 trường đại học thành viên dừng đến giảng đường, tiếp tục học online.
Ban Giám hiệu ĐH Khoa học Tự nhiên ( ĐH Quốc gia Hà Nội ) thông báo sinh viên tiếp tục học online từ 10/5 đến khi có thông báo mới. Các học phần thực tập thực tế, thực hành tại phòng thí nghiệm vẫn được tạm dừng trong thời gian này.
Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội ) tiếp tục dạy và học online theo kế hoạch chung của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Học sinh học trực tuyến. Ảnh minh họa: V.H.
Trường yêu cầu cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh thực hiện nghiêm túc khai báo y tế theo đúng quy định. Các cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tự giác hoặc khai báo y tế không trung thực.
ĐH Bách Khoa Hà Nội thông báo sinh viên học online từ 10/5 đến 22/5. Trường tiếp tục tạm hoãn các lớp thí nghiệm, thực hành, thi kết thúc học phần cho đến khi có thông báo mới.
Học viên cao học, nghiên cứu sinh vẫn thực hiện lịch bảo vệ luận văn, luận án trực tiếp tại trường với điều kiện thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Trường yêu cầu sinh viên phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc, cập nhật thông báo dịch bệnh và lịch sử tiếp xúc trên ứng dụng Bluezone.
Đh Công nghiệp Hà Nội tiếp tục tổ chức dạy và học online từ 10/5. Những lớp thực hành, thí nghiệm vẫn học trực tiếp tại trường.
Video đang HOT
Sinh viên ĐH Luật Hà Nội học online từ 10/5 đến 23/5. Trường quyết định hoãn thi đối với tất cả lịch thi của hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học.
Sinh viên vẫn thực hiện bảo vệ khoá luận tốt nghiệp trực tiếp tại trường theo lịch mà trường đã công bố. Trường cũng hoãn lịch thi tốt nghiệp đối với hệ vừa làm vừa học.
ĐH Thương mại kéo dài thời gian học online đến hết học kỳ. Sinh viên hệ chính quy và các chương trình liên kết quốc tế sẽ thi kết thúc học phần bằng hình thức online theo lịch thi điều chỉnh của trường.
ĐH Mỹ thuật Công nghiệp cho sinh viên nghỉ đến 22/5. Trường yêu cầu giảng viên, thư ký khoa báo cáo hàng ngày về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ của sinh viên các lớp.
ĐH Văn hoá Hà Nội quyết định cho sinh viên tiếp tục học online cho đến khi có thông báo mới. Sinh viên sẽ thi kết thúc học phần theo hình thức thi từ xa, thông qua phần mềm Microsoft Teams theo hướng dẫn của giảng viên môn học.
ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải tiếp tục kéo dài thời gian giảng dạy và học online đến khi có thông báo mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục học trực tuyến với các lớp lý thuyết từ 10/5 đến 16/5. Sinh viên các lớp thực hành tiếp tục nghỉ học đến 16/5.
Thị trường học trực tuyến Make in Vietnam nóng trở lại
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học online qua các nền tảng công nghệ là giải pháp căn cơ để thầy cô giáo và học sinh, sinh viên có thể duy trì được cuộc sống bình thường.
Sinh viên, học sinh quay trở lại với học trực tuyến
Tính đến trưa nay (6/5), đã có 18 tỉnh, thành thay đổi lịch học cho học sinh để phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nam đã cho học sinh nghỉ học từ 3/5. Nhiều địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hưng Yên,... cũng đã cho học sinh, sinh viên trên địa bàn nghỉ học từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo mới.
Trong bối cảnh này, hàng loạt trường học trên cả nước đã phát đi thông báo khẩn tới sinh viên, giảng viên, học sinh về việc chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến nhiều trường đại học bắt đầu chuyển sang hình thức học online.
Chia sẻ với VietNamNet , Nguyễn Khánh (Cầu Giấy, Hà Nội) - sinh viên năm 2 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho biết, cả trường đại học này đã chuyển sang hình thức học online từ ngày 4/5.
"Do không phải lần đầu tiên triển khai học online, phần lớn các bạn sinh viên đều đã quen thuộc và hào hứng với phương pháp học này", Khánh chia sẻ.
Khác với thời điểm đầu năm 2020, học trực tuyến giờ đây đã không còn xa lạ với các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên và cả các vị phụ huynh như thời gian trước. Hình thức dạy và học mới này giờ đây đã trở nên phổ biến và đang ngày càng cho thấy những thành quả bất ngờ.
Kết quả dạy học trực tuyến của Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá rất tích cực. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 29/9/2020 nhận xét: "Việc học trực tuyến để phòng chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác".
Học sinh trường THCS Phan Thiết (Tuyên Quang) trong một buổi thi thử tiếng Anh dưới hình thức trực tuyến bằng hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến K12Online do Viettel phát triển.
Cụ thể, Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục cũng dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.
Trước đó, Giáo sư Fernando Reimers - trường Đại học Harvard (Mỹ) từng cho biết, khi thực hiện nghiên cứu của OECD về những bài học thực tiễn mà nền giáo dục các nước đã làm tốt trong đại dịch, nhóm đã chọn Việt Nam làm ví dụ điển hình để các nước khác học hỏi kinh nghiệm. Đâu cũng chính là minh chứng sống động cho sự thành công của Việt Nam trong việc tổ chức các lớp học online.
Các nền tảng học online Việt sẵn sàng trước đại dịch Covid-19
Không như nhiều quốc gia vốn phụ thuộc vào các ứng dụng hội họp trực tuyến như Zoom hay Teams của Microsoft, khoảng vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp công nghệ số trong nước đã rất tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu học trực tuyến của người dân Việt Nam.
Nổi bật trong số này là sự ra đời của mạng giáo dục Việt Nam VNEdu, hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến K12Online và mạng xã hội học tập ViettelStudy,... Trong số đó, giải pháp học trực tuyến elearning của Viettel hiện đã có trên 13 triệu người dùng với hơn 25.700 cơ sở giáo dục.
Thống kê về lượng người dùng của mạng giáo dục Việt Nam VNEdu tính theo tỉnh thành.
Theo ghi nhận của các nhà cung cấp giải pháp giáo dục lớn tại Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel, từ đầu tuần trở lại đây số lượng người quay trở lại với hình thức học trực tuyến có tăng lên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 một lần nữa quay trở lại.
Đại diện VNPT cho biết, số lượng người sử dụng mạng giáo dục VNEdu của đơn vị này hiện tập trung nhiều nhất tại các tỉnh thành phía nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Cà Mau. Riêng người dùng của 4 địa phương này đã chiếm tới 63% trong tổng số khoảng 2 triệu người dùng mà VNEdu đang sở hữu.
Phần lớn người dùng của VNEdu ở độ tuổi từ 18-44. Trong đó, 33,5% có độ tuổi từ 25-34, 27,5% có độ tuổi từ 18-24 và 15,5% có độ tuổi từ 35-44. Ở góc độ nhân khẩu học, 54% người dùng mạng xã hội học tập này là nam và 46% là nữ, đại diện VNPT chia sẻ.
Dịch Covid-19 quay trở lại kéo theo khả năng thị trường học trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển nóng trong thời gian tới.
Với giải pháp học trực tuyến elearning của Viettel, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, số lượng tài khoản trên hệ thống của đơn vị này đã tăng thêm hơn 3,6 triệu account.
Giải pháp học trực tuyến elearning cũng ghi nhận mức truy cập ấn tượng với 230,7 triệu pageview. Lượng truy cập hệ thống đạt 13 triệu người dùng, với tổng cộng 3,5 triệu bài học, bài thi và 520.000 học liệu.
Chia sẻ với VietNamNet , cả VNPT, FPT và Viettel đều khẳng định, hệ thống của các đơn vị này hoàn toàn sẵn sàng trước việc tăng trưởng nóng của thị trường học trực tuyến Việt Nam. Điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang nhăm nhe một lần nữa quay trở lại.
Đại học có thể dạy trực tuyến sau Tết Sáng 2/2, các đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu điều chỉnh kế hoạch giảng dạy từ giờ đến sau Tết Tân Sửu, học trực tuyến nếu cần. Nếu không học online, các trường có thể cho học sinh nghỉ. Dù chọn phương án nào, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường phải sớm quyết định...