16 trường đại học đẹp nhất thế giới với kiến trúc xinh như cổ tích, sinh viên đi học đứng góc nào cũng có hình sống ảo nghìn like
Sở hữu khuôn viên và nét kiến trúc được mệnh danh đẹp nhất trên thế giới, sinh viên đến từ những ngôi trường đại học này khiến bất cứ ai cũng đều phải ghen tị.
Không chỉ nổi tiếng với bề dày thành tích và lịch sử lâu đời, nhiều ngôi trường đại học (ĐH) trên khắp thế giới khiến bất cứ ai cũng ngưỡng mộ vì sở hữu khuôn viên và nét kiến trúc đẹp như trong phim ảnh. Thậm chí chỉ thoạt nhìn vẻ bề ngoài, nhiều người không nghĩ đây là môi trường học tập của biết bao thế hệ sinh viên.
Dưới đây chính là 16 đại diện được đánh giá là đẹp nhất trên thế giới mà bạn nên biết đến một lần trong đời!
1. ĐH Harvard (Mỹ)
Được thành lập vào năm 1636, Harvard được mệnh danh là một trong những trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới. Những tòa nhà gạch đỏ mang tính biểu tượng ở đây từ lâu đã tạo nên thương hiệu kiến trúc – công trình tuyệt vời bên cạnh chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới.
Ảnh: @roy_imantaka, @x7kings
2. ĐH Cambridge (Anh)
Viện ĐH Cambridge ở Anh từ lâu đã nổi danh là một trong những ngôi trường tốt nhất trên thế giới được thành lập từ năm 1209, cũng là trường ĐH lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động. Ngôi trường sở hữu khuôn viên với lối kiến trúc đẹp như tranh vẽ với dòng sông Cam lượn quanh đầy thơ mộng.
Ảnh: @j_goldilocks, @cambridgeuniversity
3. ĐH Royal Holloway (Anh)
Royal Holloway là trường ĐH trực thuộc ĐH London (Anh), nổi bật với tòa nhà bằng gạch đỏ ấn tượng được xây dựng theo mô hình tòa lâu đài Chambord nổi tiếng ở Pháp. Đây cũng được xem là một trong những trường đại học đẹp nhất nước Anh cũng như trên thế giới.
Ảnh: @imayasi, @pimee31
4. ĐH Yale (Mỹ)
Video đang HOT
Tọa lạc ở thành phố New Haven, bang Connecticut, ĐH Yale nổi tiếng với phong cách kiến trúc Gothic thời Phục hưng và bức tượng Ivy League. Các tòa nhà trong trường được thiết kế bởi những kiến trúc sư nổi tiếng bậc nhất. Đây cũng là 1 trong 3 viện ĐH lâu đời nhất Hoa Kỳ.
5. ĐH Oxford (Anh)
Oxford là viện ĐH lâu đời nhất tại các nước nói tiếng Anh và lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới. Với bề dày lịch sử như vậy, trường được coi là biểu tượng cho các thời kỳ phát triển của kiến trúc. ĐH Christ Church của Oxford chính là đại sảnh đường trong series phim nổi tiếng Harry Potter.
Ảnh: @valentinaa.hc, @runnwhey, @siuchingyun
6. ĐH Quốc gia Lomonosov (Nga)
ĐH Quốc gia Lomonosov ở thủ đô Moscow của Nga là trường ĐH lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga được thành lập từ năm 1755. Ngôi trường gây ấn tượng mạnh nhờ tòa nhà chính với đỉnh nhọn kéo dài, cũng là tòa nhà đại học cao nhất trên thế giới.
7. ĐH Stanford (Mỹ)
Viện Đại học Leland Stanford Junior được xem là một trong những trường có khuôn viên rộng nhất thế giới với tổng diện tích lên đến hơn 33km vuông, tọa lạc ở California. Trường nổi tiếng với những thảm cỏ xanh trải dài, con đường đẹp như trong phim cùng những vườn hoa rực rỡ.
@nsaideep9
8. ĐH Bologna (Ý)
Thành lập từ năm 1088 và được xem là trường ĐH lâu đời nhất thế giới hoạt động liên tục từ khi thành lập cho đến nay, mọi góc chụp ở trường đều cho ra hình sống ảo đẹp xuất sắc, đặc biệt là tòa lâu đài cổ Viale del Risorgimento.
Ảnh: @tazzie_j, @shelestveronika, @amandaisabroad
9. ĐH Tự trị Quốc gia (Mexico)
ĐH Tự trị Quốc gia Mexico (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) sở hữu khuôn viên được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2007. Được thành lập từ năm 1910, ngôi trường được thiết kế bởi những kiến trúc sư lừng danh bậc nhất Mexico, hỏi sao mà không đẹp cho được!
10. ĐH Coimbra (Bồ Đào Nha)
Coimbra là ngôi trường đại học lâu đời nhất ở Bồ Đào Nha với lịch sử hoạt động từ thế kỷ thứ 7. Trường nổi tiếng với các bức tượng nằm rải rác trong khuôn viên. Thư viện Joanina của Coimbra cũng được xem là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới.
Ảnh: @margaridaf_o, @biancaaraujop
11. ĐH St Andrews (Scotland)
St Andrews là trường đại học đầu tiên của Scotland được xây dựng từ năm 1410 đến 1413. Khuôn viên của trường đẹp hệt cổ tích với những tòa nhà cổ thơ mộng trên thảm cỏ xanh mướt. Đây cũng là nơi chứng kiến tình yêu đẹp giữa Hoàng tử William và Công nương Kate.
12. ĐH Katholieke Leuven (Bỉ)
Được thành lập vào năm 1425, Katholieke Leuven là trường ĐH lớn nhất nước Bỉ và cũng là một trong những trường lâu đời nhất ở châu Âu. Tòa nhà chính tráng lệ của Katholieke Leuven thực chất là một tòa lâu đài được xây từ thế kỷ thứ 15.
Ảnh: @ulie.iam
13. ĐH Queen Belfast (Anh)
Trường ĐH ở vương quốc Anh này có hơn 300 tòa nhà, nổi tiếng nhất là tòa Lanyon mở cửa từ năm 1849 và được thiết kế theo phong cách kiến trúc Tudor Gothic.
@caoimhecurrann
14. ĐH Salamanca (Tây Ban Nha)
Salamanca là trường ĐH lâu đời nhất ở Tây Ban Nha. Trường nổi tiếng với kiến trúc Baroque, cũng là nơi sở hữu thư viện đẹp bậc nhất trên thế giới.
@ruben_valente
15. ĐH Trinity (Ireland)
Tòa nhà mang tính biểu tượng của trường ĐH lâu đời nhất Ireland này vốn là một thư viện cổ, được nữ hoàng Elizabeth thành lập vào năm 1592 theo phong cách Baroque.
@travelandleisure
16. ĐH École Nationale Supérieure des Beaux-Arts (Pháp)
Là một trường đại học về mỹ thuật danh tiếng nhất nước Pháp, thật không ngạc nhiên khi nơi đây lại đẹp đến vậy. Viên ngọc quý của trường là Palais des Études với nhiều bức tượng đồng, các bức tranh theo phong cách La Mã và khuôn viên sân rộng rãi.
@jonathanokoronkwo
Theo Helino
Vì sao Đại học Harvard "giàu" hơn 109 nền kinh tế trên thế giới?
Ngân hàng đầu tư Credit Suisse ước tính ĐH Harvard có nhiều tiền hơn 109 quốc gia trên thế giới và đây không phải là trường duy nhất của Mỹ có nhiều tiền mặt hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
Theo Ngân hàng Credit Suisse (trụ sở tại Zrich, Thụy Sĩ), năm trường đại học lớn của Mỹ gồm: Harvard, Princeton, Stanford, Yale và hệ thống Đại học Texas - đã giàu hơn một nửa trong số 195 nền kinh tế của thế giới. Đứng đầu danh sách là ĐH Harvard với khoản tài trợ khổng lồ 38,3 tỉ USD, cao hơn 109 nền kinh tế khác.
ĐH Harvard có nhiều hoạt động hơn so với công tâc dạy dỗ và cấp bằng. Nền giáo dục của Harvard được các cựu sinh viên rất giàu có và có nhiều ảnh hưởng luôn chăm lo tài trợ. Mặt khác, trường cũng đã nỗ lực rất nhiều để nuôi dưỡng danh tiếng này. Chất lượng giáo dục của Harvard luôn đạt 100 điểm hoàn hảo về cả hai mặt nghiên cứu và giảng dạy.
Nền giáo dục của ĐH Harvard luôn nhận được sự hỗ trợ của các cựu sinh viên thành đạt. Ảnh: Reuters / Andrew Burton
Trong khi giáo viên ở khắp nước Mỹ đang than phiền về mức lương thấp và chi phí chăm sóc sức khỏe cao thì học phí đại học lại tăng vọt. Tổng số nợ vay của sinh viên Mỹ đã tăng gấp đôi.
Các trường trong Liên minh các trường đại học hàng đầu của Mỹ (Ivy League) vẫn ổn định trước tình hình lạm phát bởi sự hỗ trợ tài chính từ các cựu sinh viên nắm giữ các vị trí quyền lực. Điều đó giúp bằng cấp của trường luôn có giá trị tuyệt đối.
Mỹ thường được xếp hạng trong số các quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới, chỉ có ba người sở hữu nhiều tài sản bằng một nửa dân số nghèo nhất. Mặc dù vậy, trên đường phố ít có một cuộc biểu tình nào. Tại sao?
Dữ liệu từ Chương trình Khảo sát Xã hội Quốc tế cho thấy: Khi nền kinh tế của một quốc gia trở nên kém bình đẳng hơn nhưng những người nghèo vẫn được tạo cơ hội vươn lên - mọi người nhận thấy nếu học tập chăm chỉ và đúng giờ, ai cũng có thể trở thành một "bậc thầy của vũ trụ". Với học bổng của mình, ĐH Harvard là nơi mà ngay cả một đứa trẻ lớn lên trên đường phố cũng có thể đến nếu chúng thực sự giỏi. Chính vì điều đó mà người dân dễ có ảo tưởng về quyền bình đẳng.
Hoạt động từ thiện là một truyền thống được thiết lập giữa những người giàu có tại Mỹ. Nhiều người trong số họ cảm thấy việc "trả lại" tài sản cho xã hội là điều quan trọng. Hoạt động từ thiện là xương sống của đời sống xã hội Mỹ.
Nhưng dù có bị "ảo tưởng" về quyền bình đẳng hay không - ít nhất về mặt lý thuyết, mọi người đều chiến thắng: những người giàu có tránh được thuế và tầng lớp lao động có thể bám vào giấc mơ rằng nếu con cái họ làm việc chăm chỉ, một ngày nào đó chúng có thể vào Harvard và gia nhập hàng ngũ những kẻ đã "bóc lột" họ.
Gia Minh
Theo RT/nguoilaodong
Lần đầu tiên trường ĐH Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng ARWU Lần đầu tiên một trường ĐH của Việt Nam vào tốp 1.000 bảng xếp hạng ARWU 2019 - Bảng xếp hạng được của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc). Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Nguồn: tdnu.edu.vn Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa vào tốp 1.000 bảng xếp hạng ARWU 2019 - Bảng xếp hạng của Trường ĐH Giao thông Thượng...