16 triệu người cao tuổi Việt Nam nguy cơ không có lương hưu vào năm 2030
Nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ ngân sách nhà nước thì đến năm 2030, sẽ có khoảng 16 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu.
Đến năm 2030, dự báo có khoảng 16 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu
Bộ LĐ-TB&XH vừa cập nhật báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Nói về những tồn tại trong diện bao phủ đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội. Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo số liệu thống kê, hiện nay, số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi là hơn 5,1 triệu người, mới chỉ chiếm 35% so số người sau độ tuổi nghỉ hưu.
Trong đó: Số người hưởng lương hưu là 2,7 triệu người; số người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng là 0,63 triệu người; số người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi) là hơn 1,8 triệu người.
Video đang HOT
Trong khi đó, mục tiêu của Nghị quyết số 28 – NQ/TW phấn đấu số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội đạt khoảng 55% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.
Thực trạng trên được lý giải là do theo quy định của pháp luật hiện hành, độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khá cao (80 tuổi); thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu khá dài (20 năm) dẫn đến nhiều người không tích luỹ đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu và cũng chưa đủ điều kiện về tuổi để hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ ngân sách nhà nước thì đến năm 2030, sẽ có trên 16 triệu người cao tuổi không có lương hưu do tốc độ già hóa xảy ra nhanh hơn cả tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Người đang hưởng lương hưu cao nhất, tới 124 triệu đồng/tháng là ai?
Ông P.P.N.T nghỉ hưu từ năm 2015 với mức lương hưu gần 90 triệu đồng/tháng. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương hưu hiện tại của ông T. là 124.700.000 đồng/tháng, cao nhất Việt Nam trong nhiều năm.
Mức lương hưu tỉ lệ thuận với mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (Ảnh: P.N).
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TPHCM, người đang hưởng mức lương cao nhất trên địa bàn thành phố là ông P.P.N.T với số tiền 124.700.000 đồng/tháng. Ông T. nghỉ hưu từ tháng 4/2015 với mức lương hưu 87 triệu đồng/tháng, sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương hưu của ông T. tăng lên 101 triệu đồng/tháng và nay là hơn 124 triệu đồng/tháng.
Trước khi nghỉ hưu, ông N.T. là Tổng GĐ một công ty FDI với mức lương lên đến 250 triệu đồng/tháng, sau năm 2010 ông làm ở một công ty tư vấn toàn cầu. Trước năm 2006, số tiền đóng bảo hiểm không bị giới hạn mức trần, vì thế trung bình trong hơn 15 năm đầu, ông đóng 69 triệu đồng/tháng.
Đến thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, mức trần đóng bảo hiểm được giới hạn không quá 20 tháng lương cơ sở. Mức đóng của người này trong những năm còn lại trung bình khoảng 18 triệu đồng/tháng. Tháng cuối trước khi nghỉ hưu ông N.T đóng bảo hiểm xã hội 23 triệu đồng/tháng.
Ngoài ông N.T, tại TPHCM có không ít người đang hưởng lương hưu từ 35 đến 85 triệu đồng/tháng. Những người này chủ yếu làm việc ở các công ty liên doanh nước ngoài với mức lương đóng bảo hiểm xã hội từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính như sau: Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng (x) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng đối với lao động nam là: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (người lao động nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%). Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%.
Còn đối với lao động nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%.
Trường hợp người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định, thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu
Nếu như trước đây, người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được nghỉ hưu vào năm 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ.
Thì từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh tăng theo khoản 2 Điều 162 của Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể, năm 2021, lao động nam được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 3 tháng, lao động nữ được nghỉ khi đủ 55 tuổi 4 tháng (trong điều kiện lao động bình thường).
Khi đủ tuổi như trên và có đủ 20 năm đóng BHXH, người lao động sẽ được nghỉ hưu và hưởng lương hưu.
Nguy cơ 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu Với tốc độ già hóa dân số hiện nay, nếu không nỗ lực mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội thì đến 2030, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ có 12 triệu người cao tuổi không có lương hưu. Đây là khuyến nghị của chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại hội thảo "Nhận diện...