16 mẹo cần thiết cho người mới tập làm vườn
Chia nhỏ các khoảnh đất, chọn hạt giống và trồng theo quy tắc ngón cái… là những mẹo cần thiết để bạn thành công tạo dựng vườn rau riêng cho mình.
Xác định thổ nhưỡng, thời tiết: Điều quan trọng tuyệt đối để có thể tạo dựng một khu vườn thành công là bạn cần nắm được loại đất, nhiệt độ hay sự phân bổ các mùa trong năm tại khu vực mình sinh sống hay muốn làm vườn. Để có thông tin về điều này, bạn có thể hỏi dân địa phương hay tìm hiểu trên các trang thông tin của thời tiết.
Quy tắc trồng ngón tay cái: Độ sâu, khoảng cách trồng và các yêu cầu về nhiệt độ, đất, nắng, nước và chất dinh dưỡng là tất cả các yếu tố cơ bản cho sự sống còn và thành công của cây trồng (bạn có thể có thông tin này trên gói hạt giống). Hầu hết các loại cây trồng sẽ có một số sai số do thổ nhưỡng, nhiệt độ, cách chăm… Cách tốt nhất để tạo một khu vườn là bắt đầu với một vài loại cây bạn quen thuộc, sau đó, dần mở rộng diện tích trồng.
Trồng ở mọi nơi có thể: Nếu không có một khoảng đất rộng, bạn só thể thiết kế cho mình khu vườn ở ban công thậm chí bên bậc cửa sổ hay cửa chính. Việc trồng cây trong chậu hay khoảnh đất nhỏ giúp bạn chăm sóc cây tốt hơn cũng như tiết kiệm thời gian, công sức nhổ cỏ.
Lớp phủ rất quan trọng: Lớp phủ rất quan trọng để duy trì độ ẩm cho đất, ngăn ngừa sự thoát hơi nước và che nắng cho mầm cây và ngăn chặn cỏ dại. Bạn có thể dùng rơm hay xơ dừa để phủ đất.
Tối đa hóa không gian bằng cách đi theo chiều dọc Trồng các loại rau dây leo, chẳng hạn như bí, đậu Hà Lan, cà chua bi, dưa chuột, cà chua hoặc bí xanh… cho chúng bò lên giàn, lồng, hàng rào giúp tiết kiệm không gian trong vườn cũng như đảm bảo cây quang hợp tốt hơn, ít nấm bệnh hơn.
Nơi có nắng: Hầu hết các loại rau cần ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để phát triển vì vậy, hãy tỉa các tán cây hay các giàn trụ cản trở việc ánh nắng chiếu xuống vườn rau của bạn.
Chất lượng đất: Đất kết hợp theo tỷ lệ 1:1 (một phân, một đất) là lý tưởng nhất cho các loại cây trồng. Đừng quên thêm một tỷ lệ nhất định thuốc trừ sâu, nấm, mối vào đất trước khi gieo hạt hay trồng cây.
Bố trí các loại cây: Nhiều người thích trồng theo hàng nhưng trồng theo hình tam giác cho phép bạn trồng được nhiều cây hơn trong khu vườn của mình. Đừng quên đặt các loại cây cao và có giàn như ngô hoặc đậu sào ở phía bắc hoặc phía tây của khu vườn để chúng không che bóng cho các cây nhỏ hơn.
Vòi tưới nhỏ giọt là cách tuyệt vời để đảm bảo vườn rau của bạn được cung cấp đủ nước.
Video đang HOT
Không trồng quá nhiều: Một nguyên tắc nhỏ là trồng không quá năm loại rau trong vườn của bạn.
Vị trí của khu vườn: Khu vườn của bạn càng gần nhà bạn càng dễ chăm sóc bao gồm nhổ cỏ, kiểm soát sâu bệnh và tưới nước.
Trồng trong thùng chứa (thùng xốp): Nếu bạn có không gian hạn chế hoặc ít thời gian để tưới nước và chăm sóc cây cối thì trồng rau trong thùng xốp/ thùng chứa là một cách tuyệt vời để trải nghiệm thiết kế vườn rau mà không cần cam kết về không gian hoặc thời gian. Mẹo tốt nhất cho gợi ý này là tạo một nhóm các thùng chứa với các loại cây có kết cấu, màu sắc.
Khoảng cách giữa các hàng: Nhiều người làm vườn có xu hướng trồng quá nhiều điều này sẽ ảnh hưởng đến không gian phát triển, độ phủ của ánh sáng mặt trời, vì vậy hãy đảm bảo chừa đủ không gian giữa các hàng.
Sử dụng hạt giống và cây trồng chất lượng: Nếu bạn trồng vào mùa xuân và muốn có năng suất tốt thì bạn nên sử dụng hạt giống mới mua hơn là gieo hạt từ các mùa trước. Hãy đảm bảo rằng những cây rau bạn chọn cho khu vườn của mình khỏe mạnh, không bị vàng lá và không bị sâu bệnh để khu vườn của bạn có một khởi đầu tốt nhất có thể.
Trồng xen canh: Việc trồng xen canh sẽ giúp bạn luôn “có gì đó” để thu hoạch. Lưu ý để cây phát triển tốt, bạn nên bổ sung thêm khoảng 1-2cm đất cho mỗi lần trồng/gieo hạt mới.
Khu vườn bạt ngàn các loại dưa và nho trên sân thượng 50m của mẹ đảm Sài Gòn
Ngoài công việc bận rộn, cứ cuối tuần chị Ngọc Ánh lại an yên làm vườn, trồng dưa để có nguồn thực phẩm sạch cho gia đình mình.
Khoảng sân thượng với diện tích rộng rãi, đủ thoáng sáng và đủ nắng để chị Ánh Ngọc có thể sắp xếp để trồng rau quả sạch. Phần lớn diện tích được chị ưu tiên trồng đủ các loại dưa.
Chị Ngọc Ánh chia sẻ: "Thời tiết Sài Gòn khá phù hợp cho việc trồng dưa. Đây cũng là loại quả mà mọi người trong gia đình mình yêu thích thưởng thức nên mình trồng khá nhiều loại.
Mình trồng dưa Nhật, dưa Kim Long, dưa Lê đốm Nhật, dưa Huỳnh Long, dưa Đế Đặc Mật, dưa hấu, dưa leo..."
Yêu thích trồng dưa trên sân thượng, chị Ngọc Ánh đã sắp xếp không gian để trồng.
Chị học cách chọn hạt giống, ủ theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 4 giờ. Sau đó chị vớt hạt để ráo nước, ủ vào khăn ẩm trong hộp kín và để chỗ mát. Hạt sẽ nảy mầm và ươm vào viên nén xơ hoặc bầu đất. Khi cây con có 2 lá thật, chị sẽ trồng trong các chậu đã trộn đất sẵn.
Khi ở giai đoạn cây 3 - 4 lá thật, chị thường phun ngừa trĩ, nhện đỏ. Tưới đạm cá 1 tuần 1 lần, ngâm phân dơi tưới 1 tuần 1 lần, đồng thời chú ý cắt hết các nhánh từ gốc đến lá thứ 9, giữ lại các nhánh từ lá thứ 10 trở lên.
Khi cây được 9 lá thì chị bổ sung kali, dịch chuối, phân trứng sữa. Cây được 10 lá chị phun ngừa bọ trĩ và sâu. Đồng thời, chị tiến hành phụ phấn ở các nhánh từ 10 - 15 để dưa đạt chất lượng ngon nhất.
Vì yêu thích và đam mê nên chị Ngọc Ánh từng bước học hỏi, từ việc chọn giống, ươm mầm đến việc làm đất, bố trí hệ thống tưới nước... Tất cả đều được chị rút kinh nghiệm trong quá trình trồng trọt. Nhờ vậy, thời điểm hiện tại, khu vườn trên cao đã giúp chị chủ động hơn trong việc trồng trọt và chăm sóc các loại dưa.
Từ những ngày đầu tình cờ đọc được bài viết về khu vườn sân thượng xanh tươi đầy rau trái, chị Ngọc Ánh đã lên kế hoạch và tìm các ý tưởng phù hợp, biến sân thượng thành khu vườn ai ngắm cũng trầm trồ khen ngợi.
Sau thụ phấn 3 - 5 ngày, chị tiến hành lựa quả, chọn những quả phình to, tròn đẹp giữ lại, vặt bỏ những quả còn lại. Mỗi cây chỉ nên để từ 1 - 2 quả tùy giống. Chị ngắt ngọn nhánh có quả, chỉ để 2 lá trên nhánh.
Giai đoạn từ 5 - 20 ngày sau thụ phấn, trái sẽ lớn nhanh nên tiến hành tăng lượng phân bón (đạm cá, phân dơi, chuối, trứng sữa) 3 ngày/ lần. Chị bổ sung thêm mỗi cây 1 - 200gr phân nở Dynamic, tăng cường canxi bằng cách tưới nước vôi trong.
Khi cây được 25 - 30 lá thì ngắt ngọn để cây tập trung nuôi quả. Khi trái được 20 ngày sau thụ phấn thì giảm lượng đạm cá, tăng lượng phân chuối, rong biển, phun vi sinh để tạo ngọt.
Chị Ánh lưu ý, nên kiểm tra dưa thường xuyên vì dưa hay bị nấm và ngưng phun thuốc 10 ngày trước thu hoạch, cắt nước từ 3 - 5 ngày trước thu hoạch.
Hành trình làm nông dân của chị Ngọc Ánh cũng gặp khá nhiều khó khăn, từ khâu vác đất lên sân thượng tầng 4, trộn đất, làm giàn... đến khâu chăm sóc vườn. Chị không có kinh nghiệm trồng trọt nên rau quả còi cọc, sâu bệnh, thất thu...
Chị nghiêm túc tìm hiểu kỹ cách trồng, chăm sóc, phòng bệnh và học hỏi kinh nghiệm chăm cây từ mọi người và công sức của chị dần được đền đáp. Vườn nhà chị ngày càng tươi tốt, hoa trái đầy cành. Đây cũng chính là thành quả, là động lực để chị yêu thích lên vườn, vừa chăm cây chăm quả vừa thư giãn, cân bằng tâm trạng.
Thành quả nhờ những ngày chăm sóc với nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Theo kinh nghiệm của chị Ngọc Ánh, để có được vườn dưa tốt tươi, cần chú ý đến việc lựa chọn hạt giống. Chị thường chọn mua hạt giống F1 từ các trang uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó là đất trồng cần sạch mầm bệnh, đầy đủ dinh dưỡng.
Sau mỗi vụ, chị phơi đất với vôi nông nghiệp để đất sạch mầm bệnh. Chị thường chú trọng đến chuẩn bị giá thể trồng dưa bao gồm: 50% đất thịt, 30% phân hữu cơ (bò, trùn quê, dyamic Nhật...), 20% xơ dừa, tro trấu, trichoderma và ủ đất từ 7 - 10 ngày.
Chị Ngọc Ánh cho biết thêm, chị thường tự ủ các loại phân bón hữu cơ để bón định kỳ cho cây như đạm cá, trứng sữa, chuối, đậu tươi. Về việc phòng bệnh, chị thường tưới Trichoderma hàng tuần để phòng nấm bệnh, phun các loại vi sinh phòng như dầu neem, emanip...
Giàn nho trên sân thượng.
Trong những ngày giãn cách xã hội, chị Ngọc Ánh càng cảm thấy có được không gian xanh là điều tuyệt vời, vô cùng quý giá. Chị yêu thích cùng gia đình lên sân thượng từ sáng sớm, hít thở không khí trong lành. Hơn nữa, những quả dưa mát lành, những rổ rau thu hoạch trên sân thượng giúp mọi người trong gia đình chị thêm đảm bảo sức khỏe hơn trong việc phòng dịch.
Nguồn ảnh: NVCC
4 loại cây phong thủy vừa dễ chăm vừa dễ sống, mang lại may mắn cho bạn 4 loại cây phong thủy dưới đây rất dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc mà vẫn vươn lên khỏe mạnh. 1. Cây kim tiền Cây kim tiền nổi trội với sức sống mạnh mẽ, khó chết, dễ chăm sóc nên rất thích hợp để trồng trong nhà hoặc văn phòng. Hơn nữa, chúng còn có công dụng thanh lọc không khí,...