141 bắt giữ nhiều vụ ma túy dịp Tết
Chiều 15-2, đồng chí Thượng úy Nguyễn Tuấn Cường, Tổ trưởng Y7/141 Công an TP Hà Nội cho biết, tổ công tác đã hoàn tất hồ sơ ban đầu, chuyển đối tượng cùng tang vật cho các đơn vị chức năng thuộc Công an quận Ba Đình, Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tiếp tục xác minh, làm rõ để có hình thức xử lý.
Trước đó, hồi 14h10′ ngày 14-2, tổ công tác Y7/141 làm nhiệm vụ tại đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến đã kiểm tra xe mô tô BKS 28S6-8698 do Nguyễn Văn Quân, (31 tuổi), trú tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình điều khiển chở Phạm Thanh Sơn, (36 tuổi), trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội có giấu trên người 1 cục heroin và ma túy tổng hợp.
2 đối tượng khai nhận vừa mua ma túy từ Thái Nguyên về đến Hà Nội thì bị bắt.
Các đối tượng và số ma túy, phương tiện bị thu giữ .
Chiều 13/2, tổ công tác Y7/141 cũng đã bàn giao 2 vụ việc cho Công an phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Đó là đối tượng Nguyễn Thanh Long, (33 tuổi), trú tại phường Yên Phụ, Tây Hồ có hành vi tàng trữ ma túy đá và đối tượng Phạm Đức Tùng, (45 tuổi), trú tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã có hành vi tàng trữ trong người heroin.
Trước đó, 2 đối tượng có biểu hiện nghi vấn và bị tổ công tác dừng phương tiện kiểm tra hành chính.
Video đang HOT
Theo Công an Nhân dân
Chuyên gia PCCC bày cách thoát hiểm khi "bà Hỏa" ghé thăm chung cư
Khi có cháy nổ xảy ra tại các tòa nhà chung cư cao tầng, chúng ta nên làm gì? Thượng úy Đỗ Tuấn Anh (ĐH PCCC) sẽ chia sẻ một số kỹ năng cơ bản về PCCC & CHCN...
Khoảng 10h00 ngày 16/9, một vụ cháy lớn đã bùng phát tại tầng 33 của chung cư HH4 nằm trong KĐT Linh Đàm (Hà Nội). Lực lượng cứu hỏa được huy động. Hàng chục xe thang, xe cứu hỏa và hàng trăm lính cứu hỏa tới giải cứu nhiều người dân mắc kẹt trong tòa nhà.
Những vụ cháy xảy ra ở các tòa nhà chung cư cao tầng, cho đến nay không phải chuyện hiếm. Còn nhớ, vào đầu tháng 3/2010, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chung cư JSC 34 (ngã tư Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương, Hà Nội) khiến người dân hoang mang và thiệt mạng. Điều này khiến nhiều người lo lắng về vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC) khi sống tại các tòa nhà cao tầng.
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Thượng úy Đỗ Tuấn Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật PCCC - Đại học PCCC về vấn đề nói trên.
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh - Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật PCCC - Đại học PCCC. Ảnh: NVCC
Xin anh cho biết một số quy định về PCCC tại các tòa nhà chung cư hiện nay?
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Theo tiêu chuẩn 2622/1995 tất cả các tòa nhà đều phải có ít nhất 2 đường thang bộ thoát hiểm và bố trí phân tán. Cửa chống cháy khu vực thoát nạn phải là cửa tự đóng và phải được kiểm định về khả năng chống cháy. Cửa chống cháy này luôn được đóng kín và chỉ được sử dụng khi có cháy nổ xảy ra để đảm bảo tính kín trong buồng thang thoát nạn.
Hiện nay, ở các chung cư, loại cửa thoát nạn này thường được mở, dẫn đến việc khi có cháy nổ xảy ra khói khí độc nhanh chóng lan vào buồng thang thoát nạn. Trong khi đó, các buồng thang bộ là những lối thông thủy của tòa nhà nên rất hút gió, do vậy, khói khí độc sẽ nhanh chóng bao trùm khu vực này.
Hơn thế nữa, cửa thoát nạn ở khu vực tầng 1 thường được khóa kín để đảm bảo an ninh, chống trộm. Vì thế, khi mọi người thoát nạn xuống phía dưới thì thường bị tắc lại và không ra được khu vực an toàn; đồng thời, khói khí độc trong buồng thang thoát nạn sẽ rất dễ làm cho mọi người ngạt khí.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy. Ảnh minh họa
Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức PCCC và Cứu hộ cứu nạn (CHCN), đặc biệt đối với các hộ dân đang sinh sống tại những chung cư cao tầng hiện nay như thế nào, theo anh?
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Hiện nay, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức PCCC & CHCN đang dừng lại ở mức độ rất hạn chế. Người dân sinh sống trong các chung cư rất thiếu kỹ năng trong việc phòng vệ bản thân, đặc biệt trong các sự cố cháy nổ. Các hình thức tuyên truyền quá cũ kỹ nặng về lý thuyết mà không chú trọng đến việc thực hành theo các trải nghiệm thực tế. Bởi vậy, khi xảy ra tình huống khẩn cấp rất dễ dẫn đến việc người dân bị hoảng loạn và không biết cách xử lý.
Để cải thiện vấn đề này, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật PCCC - Trường Đại học PCCC đang tổ chức các chương trình thực tế để chia sẻ các kỹ năng PCCC & thoát nạn trong các tình huống khẩn cấp. Học viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức PCCC cơ bản và được tham gia các trải nghiệm một cách bất ngờ và rất sát thực tế. Điều này sẽ giúp mọi người chuẩn bị được tâm lý vững vàng cùng sự sẵn sàng xử lý tình huống thực xảy ra.
Tôi cho rằng, công tác tuyên truyền càng sát với thực tế bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu và mọi người nên dành thời gian tham gia các khóa học như vậy để có thể có những phản xạ cần thiết trong những tình huống khẩn cấp đó.
Hình ảnh vụ cháy lớn xảy ra tại chung cư Linh Đàm trưa qua.
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Với mức độ đô thị hóa ngày càng cao, người dân sinh sống trong các chung cư cao tầng ngày càng nhiều thì việc trang bị những kiến thức để PCCC và thoát nạn trong những tình huống khẩn cấp là vô cùng cấp thiết.Vậy khi có cháy nổ xảy ra, những người dân sống ở các chung cư cao tầng nên làm gì, thưa anh?
Khi xảy ra hỏa hoạn, việc đầu tiên mọi người cần làm là phải hết sức bình tĩnh, sau đó thực hiện theo đúng tiêu lệnh chữa cháy. Chúng ta phải báo động cho mọi người xung quanh, quan sát lối thoát nạn và tổ chức thoát nạn một cách hiệu quả.
Đối với những đám cháy nhỏ trong gia đình, mọi người phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, chẳng hạn đơn giản như sử dụng các trang thiết bị PCCC tại chỗ để dập lửa như thế nào. Có những người do quá hoảng sợ mà bỏ chạy dẫn đến đám cháy phát triển quá nhanh tạo thành các đám cháy lớn.
Chúng ta hãy tự cứu lấy bản thân mình trước khi cần nhờ đến lực lượng chuyên nghiệp ứng phó. Cần tuyệt đối tuân thủ việc ngắt điện khi có cháy xảy ra. Sử dụng khăn ẩm để bảo vệ cơ quan hô hấp trong quá trình thoát nạn do khói khí độc là sản phẩm sinh ra rất nhiều trong các đám cháy.
Cuối cùng, trong các tình huống khẩn cấp, không chỉ hỏa hoạn, chúng ta nên ghi nhớ số điện thoại của lực lượng cảnh sát PCCC & CHCN là 114 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Ấn số gọi 114, thông báo chính xác về địa điểm (khu vực, số nhà...) nếu có xảy ra hỏa hoạn. Ảnh minh họa
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Hãy đi về phía cửa. Dùng mu bàn tay kiểm tra xem tay nắm cửa có nóng hay không. Nếu không nóng, mở cửa xem hành lang. Nếu hành lang không có khói, hãy bò đến khu cầu thang bộ gần nhất và chạy ra ngoài. Anh có thể chia sẻ với độc giả một số kỹ năng cơ bản nếu không may "bà Hỏa" ghé thăm các chung cư như thế?
Trường hợp tay nắm cửa phòng nóng và bạn phát hiện mùi khói bốc vào từ hành lang, hãy ở lại trong phòng, nhưng nhớ vặn mở chốt khóa (cửa vẫn phải đóng kín). Dùng khăn ướt bịt hết các khe cửa ngăn cho khói lọt vào, sau đó để cứu hộ có thể vào giải cứu cho bạn.
Ấn số gọi 114, thông báo chính xác về địa điểm hỏa hoạn (khu vực, số nhà...). Ngắt điện, tắt quạt thông gió. Nhét khăn ẩm xuống mọi khe cửa và lỗ thông khí. Dùng xô hắt nước lạnh lên tường, lên cửa. Nếu nhìn thấy lính cứu hỏa bên ngoài, hãy mở cửa sổ, vẫy khăn có màu dễ nhận biết để người bên ngoài tòa nhà phát hiện ra bạn.
Vậy trong trường hợp có nạn nhân bị ngạt khí, chúng ta nên làm gì?
Thượng úy Đỗ Tuấn Anh: Trong trường hợp thấy nạn nhân thở yếu hay ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng miệng - miệng, hoặc miệng - mũi. Nếu bệnh nhân dần hồi phục tuần hoàn và hô hấp, hãy đặt ở tư thế hồi phục và cứ sau 10 phút nên kiểm tra mạch, tần số hô hấp.
Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, hãy đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn, vừa hà hơi thổi ngạt trên đường chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa kịp thời.
Xin cảm ơn anh!
Theo Sức khỏe cộng đồng
CSGT khẳng định không có "bẫy" ở ngã tư Hà Nội Lãnh đạo Đội CSGT Số 7 đã phản hồi chính thức về việc có hay không "bẫy" ở ngã tư Hà Nội. Cộng đồng mạng đang dậy sóng những ngày qua về câu chuyện phải trái, đúng sai trong việc rẽ phải ở một ngã tư tại Hà Nội, mà cụ thể ở đây là đoạn ngã tư Nguyễn Xiển - Khuất Duy...