14 tuổi giành hơn 50 huy chương châu lục và thế giới
Ở tuổi 14, Nguyễn Ngọc Khánh Linh đã có hơn 50 huy chương vàng, huy chương bạc toán học ở trong nước, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới, trong đó có những huy chương giành được từ năm 8 tuổi.
Khánh Linh (phải) và người bạn thân Khánh An thường xuyên nói chuyện, tranh luận bằng tiếng Anh để cùng nâng cao môn học này – ẢNH: THÚY HẰNG
Nữ sinh đang học lớp 9 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM này cũng là 1 trong những đại biểu tham dự Đại hội tài năng trẻ Việt Nam 2020. Em chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên nhiều điều về toán học, gia đình và những giấc mơ.
Người thầy đặc biệt
Linh, cô gái từng giành huy chương bạc (HCB) kỳ thi toán châu Á – Thái Bình Dương APMOPS 2018; HCB Olympic toán và khoa học IMSO 2018; huy chương vàng (HCV) Olympic toán titan TMO 2019… trông rất giản dị với mái tóc dài quá lưng và nụ cười hiền.
Linh cho biết thích toán từ nhỏ. Người đầu tiên phát hiện ra đam mê này của em và giúp em có được ngày hôm nay chính là bố – thầy giáo Nguyễn Ngọc Long, giảng viên Khoa Toán tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Đồng thời, người cùng em học, động viên em vượt qua khó khăn là anh trai Nguyễn Minh Trí, hiện là sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, người từng giành nhiều giải thưởng toán quốc tế.
“Năm em học lớp 2, tình cờ thấy thông báo về kỳ thi ViOlympic giải toán trên mạng internet, bố đăng ký cho 2 anh em đi thi. Khi thấy em giải toán nhanh và bộc lộ nhiều say mê với môn học này, bố dành nhiều thời gian để học cùng em. Bố đọc sách giáo khoa của em, soạn ra nhiều đề toán hay, thú vị. Khi giảng dạy cho các anh chị sinh viên, có dạng đề nào hay vừa sức của em, bố cũng mang ra xem em có thể làm được không. Hầu như tối nào hai cha con cũng ngồi học cùng nhau”, Linh chia sẻ.
Không chỉ giỏi toán, Linh còn học giỏi đều các môn khác, môn tiếng Anh luôn đạt trung bình trên 9,5; điểm văn trên 8,5. Nữ sinh có cách học đơn giản là mỗi khi rảnh thường nói chuyện, thảo luận các vấn đề với người bạn thân bằng tiếng Anh.
Video đang HOT
Trừ một số buổi học toán, Linh không đi học thêm; em chơi cờ vua, nghe nhạc và đọc sách để giải trí. Trước đây, Linh hay đọc truyện trinh thám, còn bây giờ em tìm đến các tiểu thuyết của tác giả Nhật Bản. Mẹ là luật sư, bố là giảng viên, Linh thường xuyên nói chuyện với bố mẹ về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Điều này giúp gắn kết gia đình hơn và nâng cao hiểu biết xã hội, từ đó giúp em viết văn nghị luận xã hội tốt, sắc sảo hơn trong các phần thi tranh luận trên lớp.
“Đi học là phải vui, phải cảm thấy học là một quyền lợi của mình thì học sẽ tốt. Em thấy nhiều bạn đi học thêm quá nhiều, sức ép từ cha mẹ về các thứ hạng khiến các bạn kiệt sức, vào lớp thường ngủ gật”, Linh bày tỏ.
Muốn trở thành giảng viên toán
Lần nào thi đấu cũng có huy chương, kết quả thấp nhất là… HCB, Linh chia sẻ em hoàn toàn không bị áp lực về thành tích hay sức ép từ cha mẹ, thầy cô. Không bao giờ nghỉ các buổi chính khóa trên trường để ở nhà ôn tập toán, không phải lúc nào cũng ôm sách và nghiên cứu, Linh vừa học vừa chơi và luôn thấy niềm vui với toán. “Em luôn hoàn thành hết bài tập trên trường rồi mới dành thời gian cho ôn luyện toán để đi thi. Phần quà lớn nhất sau những huy chương là em được đi nhiều nơi trên thế giới, gặp nhiều bạn bè, thầy cô rất giỏi”, nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa nói.
Linh cho hay trong hơn 50 huy chương giành được trong các kỳ thi toán châu Á – Thái Bình Dương, em nhớ hơn cả 3 tấm HCB tại kỳ thi toán châu Á – Thái Bình Dương APMOPS 2018; Olympic toán và khoa học IMSO 2018 và Olympic toán học trẻ thế giới WMO 2018 tại Mỹ. “Vì chỉ đạt được HCB nên em càng hiểu các kỳ thi này khó như thế nào. Còn kỳ thi tại Mỹ, chỉ thiếu 2 điểm nữa em sẽ giành HCV”, Linh giải thích.
Linh mong muốn trở thành một giảng viên toán trong tương lai để đi tiếp con đường của bố. Ngay từ bây giờ, nữ sinh cũng đang là người hướng dẫn toán cho nhiều bạn bè cùng lớp. Điều em luôn mong muốn là từ hành trình mình đi sẽ thay đổi định kiến của nhiều người về con gái học toán và giúp thêm nhiều người trẻ tìm thấy niềm vui từ môn học này.
Anh Nguyễn Ngọc Long, bố của Linh, chia sẻ niềm vui lớn với một người cha là thấy đứa con 14 tuổi yêu toán, học toán nhẹ nhàng, không phải áp lực. Để khơi gợi lên tình yêu môn toán nơi con gái, ngay từ những ngày đầu, anh Long chỉ cho con cách làm sáng tạo, “chế biến” ra những bài toán lạ để con thấy vui, ví dụ như bài kim phút – kim giờ đuổi nhau thì thành bài con thỏ – con rùa đuổi nhau theo vòng tròn, bởi trẻ em sẽ thấy những con thú sẽ thú vị hơn…
Ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng trong giáo dục Đại học
Phương pháp dạy và học kết hợp với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy, sự tự phản ánh của người học tăng thêm tính trải nghiệm.
Ngày 5/12, tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Qũy viện trợ Ireland và Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) phối hợp với tổ chức Vietnam Campus Engage (VCE) tổ chức hội thảo khoa học: "Ứng dụng mô hình học cùng cộng động trong giáo dục Đại học Việt Nam".
Các chuyên gia đã cùng chia sẻ về những ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng. Ảnh: AN
Tại hội thảo đã giới thiệu những ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng tại các trường Đại học Việt Nam hiện nay.
Đồng thời, thông qua quá trình thảo luận cùng các chuyên gia giáo dục đã nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên về ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng trong giảng dạy, nghiên cứu và thực hiện dự án.
"Phương pháp dạy và học kết hợp với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy và sự tự phản ánh của người học, làm giàu thêm những trải nghiệm học tập xây dựng trách nhiệm công dân và làm vững mạnh cộng đồng.
Nhận thấy tính hữu ích và sự phù hợp của mô hình này đối với phát triển giáo dục đại học, tháng 9/2018, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã thành lập Trung học tập gắn kết cộng đồng.
Mục đích là nhằm tăng cường chất lượng giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn, ý thức và trách nhiệm của sinh viên đối với cộng đồng và các vấn đề xã hội", đại diện Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cho hay.
Qua ba năm hoạt động, Trung tâm học tập gắn kết cộng đồng (Đại học Kiến trúc Đà Nẵng) đã giới thiệu, lồng ghép mô hình học cùng cộng đồng đến 12 môn học, 41 lớp học thuộc 10 chuyên ngành.
Trong đó, hơn 20 giảng viên tham gia giảng dạy và 2.035 sinh viên đã được tham gia vào lớp học.
Ngoài ra thì nhiều trường Đại học lớn trên cả nước đã xây dựng được các trung tâm học cùng cộng đồng. Điển hình như: Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh...
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Tươi - Trưởng bộ môn nội thất (Đại học Kiến trúc Đà Nẵng) chia sẻ: "Việc ứng dụng mô hình học cùng cộng động vào giảng dạy luôn gặp nhiều khó khăn từ nhiều hướng khác nhau.
Việc thay đổi tư duy, thay đổi phương pháp quản lý của bộ môn, khoa là một trong những điều kiện tiên quyết để việc ứng dựng mô hình học cùng cộng đồng mang lại hiệu quả cao"
Thạc sĩ Châu Thị Hiếu - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chia sẻ việc ứng dụng mô hình học tập phục vụ cộng đồng trong sinh học và giáo dục bảo tồn.
"Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động thực vật cho thế hệ trẻ học sinh, sinh viên là một vấn đề rất cần thiết nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội loài người.
Để đạt được điều đó, giáo dục, cụ thể hơn là giáo dục bảo tồn phải đóng vai trò tiên phong.
Với mô hình học tập phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực sinh học và bảo tồn, học sinh, sinh viên được trực tiếp vận dụng những kiến thức đã học ở trường để nhận thức được các vấn đề liên quan đến tự nhiên.
Giải quyết vấn đề và từ đó nâng tầm ý thức, trách nhiệm của chính mình đối với mỗi một cá thể động thực vật cũng hệ sinh thái trái đất nói chung", cô Hiếu cho biết.
Nghỉ học vì dịch Covid-19: Sinh viên về quê nghỉ tết dương lịch sớm Nhiều trường đại học ở TP.HCM cho sinh viên nghỉ học để phòng dịch Covid-19, nên có sinh viên đã quyết định về quê nghỉ tết dương lịch. Phòng dịch Covid-19 trở lại, nhiều SV khăn gói về quê sau khi có thông báo được nghỉ học - THANH DUNG Tại Bến xe Miền Tây (Q.Bình Tân, TP.HCM), nhiều sinh viên (SV) đang...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lisa (BLACKPINK) nhận rổ "gạch đá" vì kết hợp với trai hư số 1 showbiz: "Không đáng để giao du!"
Sao âu mỹ
13:21:51 03/05/2025
Phim 18+ Hàn Quốc bị cấm chiếu gây rúng động: Nữ chính điên loạn nhất lịch sử, không ai dám xem lần 2
Phim châu á
13:17:56 03/05/2025
Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê
Nhạc việt
13:05:29 03/05/2025
"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot
Nhạc quốc tế
12:58:58 03/05/2025
Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể
Sao việt
12:55:44 03/05/2025
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay
Sao châu á
12:52:30 03/05/2025
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần
Ẩm thực
12:45:17 03/05/2025
Phân khúc môtô phân khối lớn ngày càng khốc liệt tại Việt Nam
Xe máy
12:42:12 03/05/2025
Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
12:38:23 03/05/2025
Khắc phục lỗi bị nhảy khoảng trắng trong Word nhanh chóng
Thế giới số
12:14:44 03/05/2025