14 tiêu chí, tiêu chuẩn chọn sách giáo khoa của tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương đã có quyết định ban hành Tiêu chí lựa chọn SGK lớp 1 năm học 2020-2021 với 2 nhóm tiêu chí, 14 tiêu chuẩn chọn SGK.
Tỉnh Hải Dương đã ban hành Tiêu chí lựa chọn SGK lớp 1. Ảnh: Bá Hải
Theo đó, công tác lựa chọn SGK lớp 1 mới theo CTGDPT 2018 trong năm học 2020-2021 tỉnh Hải Dương theo các tiêu chí, tiêu chuẩn sau:
Tiêu chí 1: “Phù hợp vói đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương”, gồm các tiêu chuẩn: Nội dung SGK phải đảm bảo phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của tỉnh Hải Dươmg;
Cấu trúc, nội dung SGK tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.
Nội dung SGK phải đảm bảo phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện dạy và học của nhà trường.
Tiêu chí “Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT)”: Gồm các tiêu chuẩn:
Phù hợp với việc học của học sinh: SGK được trình bày hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh; sắp xếp cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính khoa học, chính xác, thẩm mĩ, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Cha mẹ có thể tham khảo SGK để hỗ trợ cho con học tập ở nhà.
Nội dung SGK đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy và học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình; Chú trọng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới thông qua các nhiệm vụ học tập đưa ra cho học sinh trong mỗi bài học.
Nội dung SGK đảm bảo tính mềm dẻo, tính phân hóa, tính khả thi có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh của nhà trường.
Cấu trúc bài học/chủ đề trong SGK phải được thiết kế đúng trọng tâm, tránh dàn trải nhằm thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện khả năng hợp tác, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập của học sinh.
Video đang HOT
Phù hợp với việc tổ chức dạy học của giáo viên: Các chủ đề/bài học trong SGK được thiết kế, trình bày bằng các hoạt động đa dạng, tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều phương án lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực linh hoạt, phù hợp nhằm phát huy năng lực học tập của mọi đối tượng học sinh.
Nội dung SGK đảm bảo tính tích hợp kiên thức liên môn, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy-học tích hợp, gắn kết với thực tiễn cuộc sống của học sinh tại địa phương.
Nội dung SGK tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quà học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch và hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát ưiển phẩm chất, năng lực học sinh.
Nội dung SGK tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khai thác và sử dụng các tư liệu, đồ dùng, trang thiết bị dạy học tại nhà trường đạt hiệu quả.
Các yếu tố đi kèm với SGK: Phương pháp bổi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí của nhà trường trong việc sử dụng SGK hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
Danh mục thiết bị dạy học đi kèm SGK; nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung đa dạng, phong phú, phù hợp, dê sử dụng; Chất lượng SGK tốt (Giấy in, khổ sách, cỡ chữ, font chữ…); Kênh phân phối, phát hành SGK đủ lớn, đáp ứng yêu cầu kịp thời.
Bá Hải
Hà Giang ban hành tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông
UBND tỉnh Hà Giang vừa ban hành Quyết định số 383/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn Sách giáo khoa (SGK) trong các cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Bên cạnh các tiêu chí khác, vấn đề giá thành SGK phải hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư tại địa phương cũng được đặt ra.
Nhiều địa phương trong đó có Hà Giang đã ban hành tiêu chí chọn SGK.
Cụ thể 4 tiêu chí lựa chọn SGK mới được UBND tỉnh đưa ra.
Tiêu chí thứ 1 yêu cầu phải phù hợp với việc học tập của HS. Cụ thể, SGK được trình bày hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh. Kênh chữ rõ ràng và có chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, có tính thẩm mỹ cao.
Về nội dung mỗi bài học trong SGK được thể hiện sinh động, thúc đẩy HS học tập tích cực, kích thích HS tư duy sáng tạo, độc lập.
Về nội dung yêu cầu các bài học/chủ đề trong SGK có những hoạt động học tập thiết thực, giúp HS biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.
Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới cho HS.
Tiêu chí 2 đòi hỏi phải phù hợp, thuận tiện, hiệu quả đối với xây dựng kế hoạch bài dạy của GV. Cụ thể, cách thiết kế bài học/chủ đề trong SGK giúp GV dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.
SGK có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp GV có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.
Nội dung SGK đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho GV trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của HS.
SGK cần phải phù hợp với việc học tập của HS. Ảnh: Đức Trí
Cấu trúc SGK thuận tiện cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Tiêu chí 3 là sự phù hợp với điều kiện của địa phương. Theo đó, nội dung SGK đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.
Nội dung SGK đảm bảo tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng HS tại địa phương.
Cấu trúc, nội dung SGK tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.
Cấu trúc SGK có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bài dạy, kế hoạch giáo dục.
Nội dung SGK đảm bảo triển khai khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ GV và CBQL giáo dục tại địa phương. Nội dung SGK có thể triển khai phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại địa phương hiện nay.
SGK có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư tại địa phương.
GV cần được tập huấn, hỗ trợ trước khi bước vào giảng dạy SGK mới. Ảnh: Đức trí
Tiêu chí 4 là các yếu tố đi kèm với SGK đảm bảo chất lượng dạy - học.
Cụ thể là phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ GV và CBQL trong sử dụng SGK hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
Có nguồn học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, hữu ích và giúp GV sử dụng tốt trên môi trường mạng. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo SGK phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.
Chất lượng SGK tốt (giấy in, khổ sách, cỡ chữ, phông chữ,...). Đảm bảo việc phân phối, phát hành SGK theo yêu cầu và kịp thời trong các năm học.
UBND tỉnh giao Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc tồ chức lựa chọn SGK của các cơ sở GDPT thuộc quyền quản lý.
Sở GD&ĐT tổng hợp báo cáo Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và cung cấp thông tin cho các nhà xuất bản có SGK được lựa chọn về danh mục SGK, số lượng SGK mỗi nhà xuất bản cần cung ứng, bao gồm số lượng dự phòng để đảm bảo có đầy đủ SGK cho HS trên địa bàn tỉnh trong năm học.
Đức Trí (giaoducthoidai.vn)
Nam sinh Quảng Nam mang vòng nguyệt quế về trường sau 2 năm chờ đợi Nhờ kiến thức nền tốt cùng sự tự tin, Ngô Phương Nam (THPT chuyên Lê Thánh Tông - Hội An, Quảng Nam) liên tục dẫn đầu 4 vòng thi và giành vòng nguyệt quế Olympia với 290 điểm. Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia tuần ba, tháng một, quý III xác định 2 gương mặt cuối cùng bước tiếp vào cuộc thi tháng....