14 điểm chứng tỏ trẻ thông minh mà bố mẹ cứ ngỡ “khác người”
Các nhà chuyên gia đã tìm ra được 14 dấu hiệu trẻ thông minh, thiên tài mà không phải bố mẹ nào cũng biết.
Con cái thông minh là mong muốn của tất cả các bậc phụ huynh. Ngay từ nhỏ, bố mẹ đã có thể đoán biết bé có sở hữu chỉ số IQ cao qua 14 dấu hiệu sau:
1. Trẻ sở hữu đôi tai to
Giáo sư trường Đại học bang Musitafen Kazan phát hiện ra rằng: Khả năng sáng tạo và IQ của bé có liên quan mật thiết đến đôi tai. Giáo sư Kazan chia sẻ: “Nếu so sánh kích thước của đôi tai và cuộc sống của người lớn, chúng ta sẽ thấy rằng những người có tai phải to thường thành công trong toán học, vật lý và hoa học phức tạp. Trong khi, người sở hữu tai trái lớn lại có năng khiếu trong khoa học nhân văn.”
Bé sở hữu đôi tai to sẽ thông minh. (Ảnh minh họa)
2. Trẻ có đôi mắt linh hoạt, nhanh nhẹn
Một số nghiên cứu cho thấy các chuyển động của thị giác có thể cho thấy mức đột thông minh của bé. Các bé có chỉ số IQ cao sẽ có tốc độ xử lý hình ảnh nhanh và tốt hơn.
Các bé kém thông minh thường có đôi mắt kém linh hoạt, lờ đờ. Nếu muốn bé thông minh hơn, bố mẹ nên cải thiện độ nhạy cảm của thị giác bằng cách cho bé xem nhiều tranh đen trắng, các bức ảnh đa dạng khi bé mới chào đời.
3. Trẻ có cân nặng thích hợp
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bé béo phì và có cân nặng bình thường có sự khác biệt rõ ràng trong chỉ số IQ, đặc biệt là khả năng nghe nhìn, tiếp thu kiến thức.
Đa phần các bé béo phì sẽ kém thông minh hơn bé có cân nặng vừa phải khoảng 20%.
4. Trẻ yêu thích âm nhạc
Các chuyên gia Mỹ phát hiện ra rằng các bé yêu âm nhạc thường có điểm số toán học và ngôn ngữ cao hơn học sinh khác từ 20 đến 40 điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học.
Những học sinh năng nổ tham gia hoạt động văn nghệ tại trường cũng có khả năng đỗ đại học cao hơn. Điều này là bằng chứng rõ ràng cho việc âm nhạc giúp phát triển trí tuệ, điều chỉnh chức năng của hai bán cầu não tốt hơn.
Vì vậy, mẹ nên cho bé nghe nhạc mỗi ngày để tăng cường trí thông minh.
5. Trẻ hay cười
Một trong những dấu hiệu thông minh sớm mẹ có thể nhận biết là bé sinh ra hay cười và biết cười sớm hơn bạn bè cùng tuổi. Trường đại học Y Washington đã tìm ra rằng trẻ em hay cười là người rất thông minh. Đặc biệt các bé biết cười sớm sẽ sở hữu trí tuệ hơn người.
Video đang HOT
6. Trẻ ăn sáng thường xuyên
Bữa sáng lành mạnh, đủ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bộ não của bé phát triển trí não khỏe mạnh. Các chuyên gia người Anh đã phát hiện ra rằng các bé nhịn ăn sáng não bộ dễ bị tổn thương cao hơn 10-15% so với các bé săn sáng đầy đủ.
7. Trẻ tinh nghịch, hiếu động
Tiến sĩ tâm lý học Thomas Carl cho biết rằng các bé hiếu động, hay bày trò nghịch ngợm sẽ phải suy nghĩ, động não nhiều. Điều này giúp bộ não của bé phát triển còn nhiều hơn cả so với khi làm bài tập về nhà. Những bé tinh nghịch, hay vận động thường có chỉ số IQ cao.
8. Trẻ thích lý sự hay đặt câu hỏi
Nhiều bé rất thích lý luận và liên tục đặt nhiều câu hỏi cho bố mẹ. Đây chính là một trong các dấu hiệu bé rất thông minh. Vì khi đặt câu hỏi hay lý luận bé sẽ phải suy nghĩ logic, hợp lý để nói ra quan điểm của mình. Bố mẹ nên khuyến khích bé tranh luận, đặt câu hỏi để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như tư duy logic.
9. Bố mẹ càng yêu xa, con càng thông minh
Một thống kê chứng minh rằng nếu bố mẹ cùng thành phố thì chỉ số IQ trung bình của con là 102,45 trong khi nếu bố mẹ khác thành phố, chỉ số IQ của con sẽ nâng lên là 106,17. Nếu bố mẹ khác tỉnh thì con sẽ có chỉ số IQ trung bình là 109,35.
10. Mẹ sinh con từ 24-28 tuổi
Kết quả thống kê cho thấy mẹ sinh con trong độ tuổi từ 24-28, con sẽ có chỉ số IQ trung bình là 109,29. Trong khi mẹ sinh con trên 29 tuổi thì chỉ số IQ của còn giảm xuống còn 105. Vì vậy từ 24 đến 28 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để mẹ sinh em bé.
11. Trẻ có bố mẹ có trình độ học vấn cao
Một thống kê của Anh đã chỉ ra rằng: Bố mẹ tốt nghiệp tiểu học, chỉ số thông minh của con trung bình là 98,3. Nếu bố mẹ học hết cấp hai, chỉ số thông minh của con là 103,3. Nếu bố mẹ tốt nghiệp cấp hai, chỉ số thông minh của con là 108,1. Đặc biệt nếu bố mẹ có trình độ đại học, chỉ số IQ trung bình của con sẽ là 109,9.
12. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa các dưỡng chất giúp bộ não của bé phát triển vượt trội. Trong đó, Taurine trong sữa mẹ có khả năng tăng số lượng tế bào não, thúc đẩy phân hóa tế bào thần kinh và góp phần vào việc hình thành mạng lưới thần kinh. Hàm lượng Taurine trong sữa mẹ cao gấp 10 lần so với sữa bò.
13. Trẻ sống trong môi trường tốt
Chuyên gia người Anh phát hiện ra rằng những bé sơ sinh sống trong môi trường không yên tĩnh sẽ chậm biết bắt chước cử chỉ của bố mẹ, người xung quanh và hiểu biết kém. Môi trường yên tĩnh sẽ giúp bộ não phát triển tốt hơn.
14. Trẻ yêu thích vận động
Chuyên gia người Mỹ Niusuo La Bellucci nhận thấy rằng những sinh viên có thói quen chạy bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu 20 phút mỗi ngày có kết quả học tập tốt hơn so với những sinh viên lười vận động. Tập thể dục có khả năng kích thích não bộ phát triển và giúp bé sáng tạo hơn.
Lê Ánh
Theo Eva.vn
Bí mật của sự sáng tạo đã được hé lộ: Đây là lý do vì sao khả năng sáng tạo của bạn thua kém người khác
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã bất ngờ tìm ra lí do giúp một số người có khả năng sáng tạo hơn hẳn những người khác.
Sáng tạo thường được định nghĩa là khả năng đưa ra những ý tưởng mới lạ và khả dụng. Trên thực tế thì tất cả chúng ta đều cần phải suy nghĩ sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, mà có khi bản thân cũng chẳng nhận ra.
Từ những việc nhỏ như tận dụng thức ăn thừa, đến những việc như đóng một cây đinh, khoan một cái lỗ trên tường, nếu đưa ra được một ý tưởng mới thì đó được gọi là sáng tạo.
Nhưng cũng giống như trí thông minh, sự sáng tạo cũng theo mức độ, và có những người sở hữu khả năng sáng tạo đạt mức đỉnh cao. Leonardo da Vinci, Picasso, hay gần hơn là Steve Jobs chính là những nhân vật như thế.
Apple - thương hiệu nổi tiếng bởi sự độc đáo trong thiết kế - có được những thành công như hôm nay phần lớn nhờ vào quá trình sáng tạo không ngừng của Steve Jobs.
Nhưng phân cấp sáng tạo là như thế nào? Đối với khoa học, họ chia nó thành 2 mức như sau.
Đầu tiên là "Little - C" là tên gọi để chỉ việc sáng tạo những thứ đơn giản, như tự làm một món quà sinh nhật độc đáo, tự tay gói quà theo phong cách riêng, hoặc tự mình kể ra một câu chuyện hài.
Mức còn lại là "Big - C" dành cho những hoạt động sáng tạo phức tạp hơn như viết một bài diễn thuyết, sáng tác một bài thơ hoặc thiết kế sản phẩm khoa học.
Điều này có nghĩa rằng để phục vụ cho đời sống, chúng ta chỉ cần Little - C. Nhưng để đạt được thành tựu, thứ cần có phải là Big - C.
Bí quyết để kích hoạt "Big - C"
Các nhà nghiên cứu về tâm lý học và thần kinh học đã bắt đầu theo dõi quá trình tư duy và vùng não liên quan đến sự sáng tạo. Các bằng chứng cho thấy sự sáng tạo có liên quan mật thiết đến quá trình tư duy tự phát và có kiểm soát. Đây cũng chính là khả năng tự phát hiện ý tưởng và tự mình đánh giá chúng.
Nhưng dù tìm ra mối liên hệ này, song các nhà khoa học trước vẫn chưa giải đáp được thắc mắc: Điều gì làm cho một số người sáng tạo hơn những người khác?
Trong một nghiên cứu mới, Roger Beaty - Tiến sĩ về thần kinh học nhận thức thuộc ĐH Harvard cùng các đồng nghiệp đã kiểm tra liệu khả năng tư duy sáng tạo của một người, có thể được giải thích bằng sự kết nối giữa các vùng não hay không.
Chân dung Roger Beaty - Tiến sĩ về thần kinh học nhận thức thuộc Đại học Harvard
Khi tiến hành nghiên cứu, Roger đã chọn ra 163 người. Anh chiếu những vật dụng khác nhau trên màn hình, chẳng hạn như một bao bì kẹo cao su hoặc bít tất... sau đó yêu cầu người tham gia đưa ra cách để sử dụng chúng, càng sáng tạo càng tốt.
Trong lúc họ làm nhiệm vụ, họ sẽ được quét MRI để đo sự liên kết hoạt động giữa tất cả các vùng não.
Đồng thời việc xếp hạng những ý tưởng cũng được thực hiện. Những ý tưởng "Little - C" (như bít tất là để đi dưới chân) sẽ được điểm thấp, trong khi Big - C (như dùng bít tất chuyển thành hệ thống lọc nước) thì được điểm cao hơn.
Nghiên cứu đã cho thấy có một sự tương quan đáng kể giữa điểm số sáng tạo của người tham gia và sự liên kết của các vùng não. Nói cách khác, những người có kết nối giữa các vùng não mạnh mẽ hơn sẽ đưa ra được những ý tưởng tốt hơn.
Những người có kết nối giữa các vùng não mạnh mẽ hơn sẽ đưa ra được những ý tưởng tốt hơn.
Bùng nổ sức sáng tạo nhờ ba mạng lưới đặc biệt
Roger cũng đã xác định 3 mạng lưới trong não đóng vai trò then chốt trong việc tư duy sáng tạo. Đó là mạng mặc định, mạng điều hành và mạng thông tin phản hồi.
Mạng mặc định là một tập hợp các khu vực hoạt động khi mọi người đang nghĩ vẩn vơ trong tâm trí, mơ mộng và tưởng tượng. Đó là mạng tư duy tự phát. Mạng này có thể giúp tạo ra ý tưởng mới, hoặc là bước khởi động não bộ để suy nghĩ về một vấn đề đang gặp phải.
Mạng điều hành là một tập hợp các khu vực hoạt động khi mọi người cần tập trung kiểm soát quy trình suy nghĩ của họ. Mạng này có vai trò đánh giá ý tưởng và sửa đổi chúng để phù hợp với thực tế.
Và mạng thông tin chịu trách nhiệm như một "trạm liên lạc" giữa mạng 2 mạng kia.
Điều đáng chú ý đó là ba mạng này thường không làm việc cùng nhau. Ví dụ, khi mạng điều hành được kích hoạt, mạng mặc định lại bị hủy kích hoạt. Nhưng riêng với những người có khả năng sáng tạo tốt, cả 3 vùng não lại hoạt động cùng một lúc.
Khi quét MRI, các nhạc sĩ nhạc jazz thích pha trộn những giai điệu lạ, các nhà thơ thích sáng tác thơ mới và các họa sỹ thị giác hay phác hoạ ý tưởng đều là những người biết phối hợp đồng thời ba mạng lưới não này khi họ làm việc.
Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Thực chất thì hiện tại, nghiên cứu chỉ có tác dụng cung cấp nền tảng lý thuyết thôi. Nhưng trong tương lai, khi con người có khả năng tự sửa đổi các mạng lưới trong não bộ thì khác.
Khi ấy, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Steve Jobs. Khoa học sẽ đạt đến đỉnh cao, nếu như mọi người đều có khả năng sáng tạo vượt bậc.
Nhưng ấy là câu chuyện của tương lai, và hãy để tương lai trả lời.
Nguồn: The conversation
Theo Helino
Đổi mới mục tiêu để định hướng mọi hoạt động giáo dục Theo GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - giáo dục ngoài mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách về đức, trí, thể, mỹ, phẩm chất và năng lực công dân, cần phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...