1/4 dân số thế giới có nguy cơ thiếu nước sạch
Gần 1/4 dân số toàn thế giới sống ở 17 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước cực đoan, rất gần với tình trạng gọi là “Ngày số 0″ khi mà nguồn nước cạn kiệt hoàn toàn – theo một báo cáo khoa học công bố hôm 6/8.
Khủng hoảng nước sạch mới xảy ra tại Chennai, Ấn Độ đã thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới. (Nguồn: AP).
Khủng hoảng nước sạch
Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) vừa đưa ra Bản đồ Rủi ro nguồn nước Aqueduct (Aqueduct Water Risk Atlas) và xếp hạng mức độ căng thẳng về nguồn nước, rủi ro về hạn hán và lũ lụt ven sông ở 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 17 quốc gia – chiếm 1/4 dân số thế giới, đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước ở mức độ rất cao.
Qatar, Isral, Lebanon, Iran, Jordan, Libya, Kuwait, Arab Saudi, Eritrea, UAE, San Marino, Bahrain, Pakistan, Ấn Độ, Turmenistan, Oman và Botswana là 17 nước nằm trong danh sách các nước đối diện với tình trạng căng thẳng về nguồn nước.
Có thể thấy rõ, các quốc gia này tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Tại đây, theo đánh giá của WRI, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và khu vực đô thị đang tiêu tốn trung bình tới 80% lượng nước trên bề mặt và nước ngầm mỗi năm.
Video đang HOT
Tiến sỹ Andrew Steer – Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của WRI – cho hay, căng thẳng về nguồn nước thực sự là cuộc khủng hoảng lớn với hậu quả có thể nhìn thấy rõ ràng, như mất an ninh lương thực, xung đột và di cư, sự bất ổn về tài chính. Nhiều giải pháp mới đang được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề này, nhưng hiệu quả chưa thể nhìn thấy ngay và nếu không có những tính toán rủi ro ngay từ ban đầu, các giải pháp này sẽ gây hao tốn tiền của.
“Căng thẳng nguồn nước là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà không ai muốn đề cập tới, dù cho hậu quả của nó rất dễ nhận thấy” – ông Andrew Steer nhận định.
Vấn đề toàn cầu
Báo cáo của WRI cũng đưa ra danh sách 27 quốc gia khác đang có “mức độ căng thẳng cao” về nguồn nước. Trung Đông và Bắc Phi là nơi có tới 12 quốc gia nằm trong danh sách này.
Bản đồ rủi ro nguồn nước mới cập nhật sử dụng dữ liệu nguồn mở và đã được thẩm định, cho phép người sử dụng hiểu rõ hơn về các rủi ro nguồn nước như lũ lụt, hạn hán và những tình trạng căng thẳng về nguồn nước. Hiện nay, Aqueduct đã có 13 chỉ số về rủi ro nước, bao gồm các bổ sung mới như thực trạng nguồn nước ngầm, sự cạn kiệt nguồn nước, những ảnh chụp nhanh hàng tháng về tình trạng căng thẳng và biến động của nguồn nước.
Trên cơ sở các dữ liệu này, Aqueduct hỗ trợ Chính phủ các nước, các công ty, doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể xác định và đánh giá những sự rủi ro về nguồn nước trên toàn thế giới, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
Ví dụ, Ấn Độ xếp thứ 13 trong 17 quốc gia có tình trạng thiếu nước ở mức độ cao của Aqueduct, nhưng có dân số gấp hơn 3 lần tổng dân số của 16 quốc gia còn lại. Miền Bắc Ấn Độ phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm nghiêm trọng và lần đầu tiên khu vực này được mô phỏng trên bản đồ Aqueduct và đưa vào các tính toán về căng thẳng nguồn nước.
Theo ông Shashi Shekhar – cựu Thư ký Bộ Tài nguyên Nước Ấn Độ, chuyên gia cao cấp tại WRI Ấn Độ – nước này có thể quản lý rủi ro về nước với sự trợ giúp của những dữ liệu đáng tin cậy và mạnh mẽ liên quan đến lượng mưa, bề mặt và nước ngầm để phát triển các chiến lược tăng cường khả năng phục hồi. Aqueduct có thể giúp xác định và dành sự ưu tiên cho các rủi ro về nước ở Ấn Độ và trên toàn thế giới.
“Cuộc khủng hoảng nước sạch xảy ra mới đây tại Chennai, Ấn Độ đã khiến toàn thế giới chú ý, nhưng còn vô số khu vực ở nước này cũng đang trải qua tình trạng căng thẳng về nguồn nước” – ông Shashi Shekhar cho hay.
Dữ liệu từ Bản đồ Rủi ro Nguồn nước Aqueduct cũng cho phép các doanh nghiệp đánh giá những rủi ro về nước trong chuỗi giá trị để xác định các lĩnh vực ưu tiên cho những hành động mang tính hợp tác. Dữ liệu sẽ được cập nhật thường xuyên và trong thời gian tới, Viện Tài nguyên Thế giới kỳ vọng công cụ này sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn trên khắp thế giới, góp phần cải thiện việc quản lý nguồn nước một cách bền vững.
Linh Chi
Theo daidoanket
Thời tiết cực đoan hoành hành châu Á
Trong khi nắng nóng kỷ lục đang thiêu đốt châu Âu và trận mưa lớn nhất trong nhiều thập kỷ đã làm ngập lụt vùng Trung Tây nước Mỹ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết cực đoan.
Hạn hán và lũ lụt ở một số khu vực đã tàn phá sinh kế của hàng ngàn con người và gây thiệt hại mùa màng trong một khu vực sản xuất hầu hết dầu cọ, cao su tự nhiên và gạo, cũng như hơn 1/3 lượng đường trên thế giới. Ở Trung Quốc - quốc gia sản xuất lúa mì và gạo hàng đầu và đứng thứ hai về sản xuất bắp - một số tỉnh miền Nam hứng chịu lượng mưa nhiều nhất trong gần 60 năm qua, cản trở việc thu hoạch lúa sớm và làm trầm trọng thêm vấn đề sâu bệnh; một số cây trồng ở các khu vực phía Bắc lại thiếu mưa.
Nhà chức trách Ấn Độ dùng đường sắt chuyển nước đến Chennai, bang Tamil Nadu, thành phố bị hạn hán nặng nề nhất Ảnh: REUTERS
Các khu vực ở miền Nam Ấn Độ đang đối mặt với nạn hạn hán kéo dài, khiến sản lượng đường của nước này trong năm nay có thể giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, TP Mumbai ở bờ biển phía Tây đã bị ảnh hưởng bởi những trận mưa lớn.
Khô hạn đang đe dọa sản lượng dầu cọ ở Indonesia và Malaysia - những nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới. Hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều năm ở một số vùng cũng đang làm tổn hại mùa màng ở Thái Lan - nước trồng cao su hàng đầu thế giới và là một trong những nhà xuất khẩu đường và gạo lớn nhất. Sản lượng gạo và cao su ở Việt Nam cũng bị thiệt hại khi đang trải qua một đợt nắng nóng và hạn hán.
Nạn hạn hán dai dẳng hơn 2 năm vẫn hoành hành nhiều khu vực bờ Đông nước Úc. Trong đó, tệ hại nhất là Queensland - bang sản xuất thịt bò lớn nhất nước Úc.
Lục San
Theo Nguoilaodong
Thành phố 10 triệu dân khốn đốn, nguy cơ "xóa sổ" vì nắng nóng Nguồn nước từ sông và hồ chứa ở thành phố Chennai gần như đã cạn sạch, khiến cuộc sống của người dân Ấn Độ gặp muôn vàn khó khăn, và một quan chức cảnh báo khả năng "xóa sổ". Nắng nóng và khô hạn đến mức báo động ở Ấn Độ. Theo Daily Mail, nước từ hồ Chembarambakkam, cách Chennai khoảng 25km, đã...