1/3 số thí sinh cả nước chưa đăng ký xét tuyển đại học
600.802 thí sinh đã nhập nguyện vọng lên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, còn lại 340.778 em chưa đăng ký.
Số liệu trên được Bộ GD&ĐT thống kê đến hết ngày 19/8. Tổng số nguyện vọng đã đăng ký vào các trường đại học là hơn 2,9 triệu (trung bình mỗi thí sinh đăng ký 4,84 nguyện vọng). Hạn cuối đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT vào 17h ngày 20/8.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT nhắc nhở các thí sinh trúng tuyển sớm vào nhiều ngành, nhiều trường ở các phương thức khác nhau nhưng vẫn phải thực hiện đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
“Thí sinh cần đặt nguyện vọng đã trúng tuyển lên vị trí cao nhất – nguyện vọng 1. Nếu không xác nhận bằng cách đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung thì xem như thí sinh từ chối trúng tuyển”, bà Thủy nói.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2022. (Ảnh minh họa: Hoài Anh)
Bà Thủy cũng lưu ý, nếu thí sinh được thông báo trúng tuyển 1 nguyện vọng trên hệ thống thì các nguyện vọng sau đó không còn giá trị. Do vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ lọc ảo, mỗi em chỉ được trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất, không xảy ra việc thí sinh trúng tuyển chính thức 2, 3 phương thức, hay 2, 3 trường khác nhau.
“Hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau”, Vụ trưởng nói.
Để có đủ thông tin xét tuyển, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường, đảm bảo không bị nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng, chọn ngành, tránh sai sót và ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển sau này.
Video đang HOT
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, điểm mới trong tuyển sinh 2022 là không giới hạn số lần các em đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng. Điều này tạo cơ hội tốt nhất cho các em trúng tuyển. Việc đăng ký số lượng nguyện vọng và sắp xếp thứ tự các nguyện vọng trên hệ thống chung hoàn toàn do thí sinh quyết định.
Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết, trong đó nguyện vọng 1 là cao nhất, ưu tiên nhất của thí sinh. Trong quá trình đăng ký nguyện vọng trực tuyến, thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển.
Nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật và không nhận thông tin đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.
Khi thí sinh chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển (trừ trường hợp đã nộp lệ phí xét tuyển sớm tại trường) thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Để đăng ký xét tuyển, thí sinh phải sử dụng tài khoản cá nhân thực hiện theo hình thức trực tuyến trên hệ thống.
Sau khi hoàn thành đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh bắt buộc nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến theo 3 đợt.
Đợt 1, từ 21/8 đến 17h ngày 26/8, hệ thống sẽ mở để phục vụ thí sinh ở các tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Thành phố Hải Phòng.
Đợt 2, từ 22/8 đến 17h ngày 27/8, hệ thống sẽ mở ở các tỉnh, thành phố, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.
Đợt 3, từ 23/8 đến 17h ngày 28/8 dành cho các thí sinh thuộc các tỉnh, thành phố còn lại.
Đa dạng phương thức xét tuyển đại học, nhiều thí sinh 'xả hơi' sớm
Với việc xét tuyển vào các trường đại học bằng nhiều phương thức khác nhau, nhiều thí sinh đã có kết quả trúng tuyển và có thể 'xả hơi' sớm dù đợt một xét tuyển đại học vẫn chưa diễn ra.
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam )
Trong khi nhiều thí sinh vẫn đang "cân não" để xác định các nguyện vọng xét tuyển và "nín thở" chờ đợi kết quả tuyển sinh đại học từ phương thức xét tuyển truyền thống là theo điểm thi Tốt nghiệp trung học phổ thông thì nhiều thí sinh khác đã "xả hơi" sớm do có kết quả trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển khác vào các trường đại học.
Trúng tuyển sớm
Dù xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn chiếm phần lớn chỉ tiêu xét tuyển đại học nhưng đây không còn là kênh tuyển sinh duy nhất. Hầu hết các đại học đều có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, từ tuyển sinh theo học bạ, theo các chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ, thành tích các cuộc thi... Vì thế, cánh cửa đại học của thí sinh cũng rộng mở hơn và biết kết quả sớm hơn.
So với nhiều bạn bè, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông với Nguyễn Ngọc Mai (quận Thanh Xuân, Hà Nội) không quá nhiều áp lực vì em chỉ cần đủ điểm để được xét công nhận tốt nghiệp. Trước đó, nữ sinh này đã đăng ký xét tuyển vào Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao theo phương thức xét tuyển học bạ và chứng chỉ ngoại ngữ.
Mai cho hay ngay từ khi vào lớp 10, với khả năng ngoại ngữ tốt, em đã xác định sẽ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ là kênh nộp hồ sơ xét tuyển đại học chính. Theo Mai, đây là một trong những quyết định đúng đắn nhất giúp em trải qua kỳ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng hơn.
"Hồ sơ của em đã được cả hai trường đại học xác nhận đủ điều kiện trúng tuyển nên sau kỳ thi tốt nghiệp, em không còn phải lo lắng việc xét tuyển đại học như nhiều bạn khác. Em đã ngay lập tức lên kế hoạch 'xả hơi' sớm bằng những chuyến đi du lịch cùng bạn bè, gia đình," Mai vui vẻ nói.
Em Cấn Xuân Quang (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) lại lựa chọn xét tuyển và đỗ vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông bằng điểm bài thi kiểm tra tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. "Ngay khi biết kết quả bài kiểm tra tư duy với điểm số khá cao, em đã rất vững tâm và không còn quá lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp," Quang nói.
Giống như Xuân Quang, Lương Ngọc Ánh (K53, Trường Trung học phổ thông chuyên Sư Phạm) đã trúng tuyển vào ngành Sư phạm Ngữ văn của Đại học Sư phạm Hà Nội theo điểm thi đánh năng lực của đại học này.
Thí sinh dự thi kiểm tra tư duy của Đại học Bách khoa năm 2022. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Theo Ánh, việc đa dạng phương thức xét tuyển của các trường đại học đã giúp cho những thí sinh như em có thể mở nhiều cánh cửa khác nhau để bước vào giảng đường đại học. Áp lực cho các kỳ thi vì thế cũng giảm đi rất nhiều.
Vẫn phải đăng ký trên hệ thống
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy hiện có khoảng 20 phương thức xét tuyển đại học khác nhau. Chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông ngày càng giảm. Tỷ lệ thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học ở các phương thức khác ngày càng tăng.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, những thí sinh đã đăng ký xét tuyển sớm với các trường đại học bằng các phương thức tuyển sinh khác phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp cần đặc biệt lưu ý quy định mới của năm nay.
Theo đó, dù thí sinh đã đăng ký, nộp hồ sơ xét tuyển về trường và được trường xác nhận đã đủ tiêu chuẩn trúng tuyển nhưng các em vẫn phải hoàn tất thủ tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển ở tất cả các phương thức vào tất cả các cơ sở đào tạo lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc cổng dịch vụ công quốc gia trong thời gian quy định. Nếu không đăng trên hệ thống chung, kết quả trúng tuyển của thí sinh sẽ bị hủy.
Phần mềm xử lý nguyện vọng của Bộ chỉ xác nhận thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện xét tuyển của cơ sở đào tạo. Vì vậy, thí sinh cần đặt nguyện vọng mình mong muốn nhất lên đầu để chắc chắn khả năng trúng tuyển, đặc biệt với các thí sinh trúng tuyển sớm.
Sau khi đăng ký nguyện vọng, từ ngày 21/8 đến ngày 17 giờ ngày 28/8 thí sinh cần xác nhận lại trên hệ thống cũng như nộp lệ phí xét tuyển (với các nguyện vọng xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông). Nếu không xác nhận cũng như đóng lệ phí, hệ thống sẽ không công nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh.
Vậy nên dù trúng tuyển sớm, "xả hơi" sớm, thí sinh vẫn phải thực hiện đúng quy trình đăng ký nguyện vọng xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để đảm bảo việc trúng tuyển.
Đã có hơn 2,6 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 Tính đến 17h00 chiều 16/8 đã có hơn 2,6 triệu nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 đăng ký trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 4,6 nguyện vọng. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT đã có hơn 563 nghìn thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 trên hệ...