13 nhóm nội dung cần thực hiện từ nay đến cuối học kỳ 1
Kinhtedothi – Chỉ còn khoảng 5 tuần nữa, học kỳ I năm học 2022- 2023 sẽ kết thúc. Tại cuộc họp vừa diễn ra, ngành GD&ĐT Hà Nội đã thảo luận, thống nhất về một số nội dung cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối học kỳ I.
Theo trưởng các phòng giáo dục phổ thông ( Sở GD&ĐT), từ đầu năm học 2022- 2023 đến nay, ngành giáo dục Hà Nội nói chung đã thực hiện được một số nhiệm vụ chủ yếu như: Tập huấn các môn tích hợp và các môn học mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, lựa chọn SGK, tập huấn công tác đổi mới dạy học và kiểm tranh đánh giá; nỗ lực thực hiện triển khai chương trình mới, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, khai thác hiệu quả kho học liệu điện tử, phát động thi đua toàn ngành…
Thời điểm hiện tại, các trường học đang thực hiện chương trình giáo dục của tuần thứ 13 và tới đây, các cấp học sẽ tiếp tục triển khai một số nội dung quan trọng, đó là chuẩn bị các điều kiện tổng kết Cuộc thi Giáo viên giỏi TP; tiếp tục kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục; thực hiện ban soạn đề, tổ chức kiểm tra định kỳ học kỳ 1; tuyển chọn, chuẩn bị tốt cho Kỳ thi học sinh giỏi cấp TP các môn văn hóa lớp 9…
Chỉ còn 5 tuần nữa, học sinh sẽ kết thúc học kỳ 1 năm học 2022- 2023
Theo Trưởng phòng Chính trị tư tưởng và Khoa học Công nghệ (Sở GD&ĐT) Hoàng Hữu Trung, Hà Nội có quy mô trên 2,2 triệu học sinh; trong đó 100% trường mầm non và tiểu học tổ chức ăn bán trú (khoảng 1.500 trường). Liên quan đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong trường học, ngày 25/11, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành văn bản, trong đó lưu ý các nhà trường cần thực hiện nghiêm túc quy định về VSATTP, đẩy mạnh tuyên truyền công tác an toàn trong chế biến thực phẩm; tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định VSATTP tại bếp ăn bán trú…
Ngoài vấn đề này, các trường còn cần quan tâm hơn đến chế độ, thành phần dinh dưỡng và định lượng với mỗi bữa ăn; công tác đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường cũng cần được chú trọng; có giải pháp đưa các công trình đã xây xong sớm đi vào sử dụng. Cùng với đó, các nhà trường đẩy mạnh hoạt động tập huấn phòng ngừa tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử; nghiêm cấm hành vi hút thuốc trong trường học; tuyên truyền cho học sinh về tác hại của thuốc lá/thuốc lá điện tử đối với sức khỏe con người…
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đánh giá cao những nỗ lực của phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã thời gian qua, đặc biệt trong công tác tham mưu chính quyền địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nêu 13 nhóm nhiệm vụ ngành cần tiếp tục thực hiện từ nay đến cuối học kỳ 1; trước hết là quan tâm tốt hơn đến công tác cán bộ; tiếp tục tham mưu cơ chế chính sách giáo dục triển khai tại quận, huyện mình; thực hiện kế hoạch về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; đổi mới mạnh mẽ công tác quản trị trường học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã cần chủ động nghiên cứu các giải pháp để thực hiện lộ trình tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh và tích cực vận dụng, thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngoài ra, các nội dung liên quan đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục stem; các giải pháp thực hiện an ninh, an toàn trường học, ATVSTP trong nhà trường, phòng ngừa tác hại thuốc lá, trong đó có thuốc lá điện tử với học sinh… cũng là các nội dung quan trọng các trường cần dẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.
Những địa phương nào miễn học phí năm học 2022 - 2023?
Đến hiện tại, đã có 8 tỉnh, thành quyết định miễn học phí cho học sinh năm học 2022 - 2023.
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa đồng ý tờ trình của Sở GD&ĐT, quyết định hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong năm học 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh.
Trong tờ trình về việc xin chủ trương hỗ trợ kinh phí đóng học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đề xuất 2 phương án. Trong đó, tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ phương án 1 là hơn 86 tỷ đồng (hỗ trợ học kỳ I); phương án 2 là hơn 193 tỷ đồng (hỗ trợ cả năm học). Qua thảo luận của các sở, ngành, địa phương, UBND tỉnh thống nhất chọn phương án 2, đồng thời yêu cầu Sở GD&ĐT hoàn thiện hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
Có 8 địa phương miễn học phí cho học sinh năm học 2022 - 2023.
Trước đó, HĐND tỉnh Quảng Bình quyết định không thu học phí học kỳ I năm học 2022 - 2023 với trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập các cấp. Với học kỳ II, tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh tăng ở mức sàn theo quy định của Chính phủ.
HĐND TP Cần Thơ cũng quyết định miễn học phí cho 100% học sinh trên địa bàn. Theo đó, mức hỗ trợ bằng 100% mức thu học phí năm học 2022 - 2023. Tổng nguồn kinh phí hỗ trợ dự kiến là 308,943 tỷ đồng, được thực hiện bằng ngân sách nhà nước của thành phố. Đây là lần đầu tiên Cần Thơ thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh các cấp từ mầm non đến THPT trên địa bàn.
Tại Đà Nẵng, HĐND thành phố cũng đã thông qua nghị quyết về hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2022 - 2023.
Cụ thể, thành phố hỗ trợ 100% học phí 9 tháng của năm học 2022 - 2023 theo mức thu học phí công lập năm học 2022 - 2023 do HĐND thành phố quy định. Các đối tượng được giảm học phí theo các chính sách của trung ương và thành phố được cấp bù phần hỗ trợ cho bằng 100% mức thu học phí công lập năm học 2022 - 2023.
Hải Phòng đã miễn học phí cho bậc mầm non và THCS từ năm học 2020 - 2021 và học sinh bậc THPT được giảm học phí từ năm học 2021 - 2022. Đến năm học 2022 - 2023, 100% học sinh các cấp ở thành phố Hải Phòng được miễn học phí (trừ bậc tiểu học được miễn theo Luật Giáo dục). Được biết, mỗi năm, thành phố trích hơn 400 tỷ đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho giáo dục.
Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, HĐND tỉnh cũng ban hành nghị quyết hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, trẻ 5 tuổi được hưởng hỗ trợ học phí từ năm học 2022 - 2023 (ngày 1/9/2022) đến hết năm học 2023 - 2024. Còn đối với học sinh THCS được hưởng từ năm học 2022 - 2023 (từ 1/9/2022) đến hết năm học 2024 - 2025.
Mức hỗ trợ là 100% mức thu học phí công lập theo quy định của HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho từng cấp học theo từng năm học. Dự kiến hỗ trợ học phí theo nghị quyết này, ngân sách tỉnh sẽ chi hơn 568 tỉ đồng để thực hiện cả giai đoạn 2022-2025. Trong đó riêng năm học 2022- 2023 là hơn 140 tỷ đồng.
Tại Bắc Kạn, sau khi nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến của các đơn vị, Sở GD&ĐT xây dựng dự thảo văn bản góp ý của UBND tỉnh. Theo đó, tỉnh Bắc Kạn nhất trí với đề xuất của Bộ GD&ĐT giữ ổn định mức học phí trong năm học mới này, đồng thời miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở.
Địa phương này cũng đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu cho Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện học phí từ năm học 2023 - 2024 để các địa phương có cơ sở thực hiện.
HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua nghị quyết miễn 100% học phí năm học 2022 - 2023 cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS và THPT, học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp phổ thông đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Học sinh được miễn theo số tháng học thực tế nhưng không quá 9 tháng. Tiền hỗ trợ sẽ được trích từ nguồn ngân sách tỉnh cấp trong dự toán hằng năm.
Từ năm học trước, Quảng Ninh đã giảm 100% học phí cho học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trường công lập và tư thục do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018: 'Sốc' về điểm đánh giá giữa kỳ Thời điểm này, các trường học trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành kiểm tra đánh giá giữa học kỳ I năm học 2022-2023. Tuy nhiên, điều khiến phụ huynh, học sinh khối 10 băn khoăn nhất là điểm học hằng ngày và điểm bài kiểm tra giữa kỳ ở một số môn học rất thấp. Giờ học môn Vật lý của lớp...