13 dưỡng chất không thể thiếu khi chuẩn bị mang thai
Mọi chất dinh dưỡng đều quan trọng với sức khỏe. Tuy nhiên, một số đã được chứng minh rõ ràng là có tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản. Đó là những dưỡng chất nào? Tham khảo ngay nhé!
1/ Vitamin D
Nghiên cứu đến từ các chuyên gia của Đại học Yale tiến hành trên 67 phụ nữ vô sinh cho thấy, chỉ có 7% trong số đó cớ mức độ vitamin D đạt ngưỡng bình thường. Theo các chuyên gia, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các loại hoóc-môn của cơ thể, nhất là loại hoóc-môn tác động đến sự rụng trứng.
2/ Vitamin E
Vitamin E được chứng minh là có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh trùng. Bên cạnh đó, vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa nghiêm trọng giúp bảo vệ tinh trùng và tính toàn vẹn ADN của trứng.
3/ CoQ10
Cần thiết cho mỗi tế bào trong cơ thể để sản sinh năng lượng, CoQ10 còn được chứng minh trong các nghiên cứu là gia tăng sức khỏe của trứng và tinh trùng. Nó cần thiết đối với khả năng di động của tinh trùng trong tinh dịch. Nó còn là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ các tế bào trước tác hại từ gốc tự do; bảo vệ ADN.
4/ Vitamin C
Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san Sinh sản và Vô sinh (Fertility and Sterility), vitamin C cải thiện nồng độ hormone và tăng cường khả năng sinh sản ở những phụ nữ bị tình trạng suy hoàng thể. Đối với nam giới, vitamin C đã được chứng minh là cải thiện chất lượng tinh trùng và bảo vệ tinh trùng khỏi tổn hại do ADN, giúp giảm nguy cơ sảy thai và các vấn đề về nhiễm sắc thể. Vitamin C còn có tác dụng giữ cho tinh trùng không vón cục, giúp chúng di chuyển nhanh và dễ dàng hơn.
5/ Axit Lipoic
Là một chất chống oxy hóa rất quan trọng vừa bảo vệ các cơ quan sinh sản ở nữ giới, vừa có tác dụng cải thiện chất lượng cũng như tính di động của tinh trùng. Hơn nữa, axit lipoic còn giúp cơ thể liên tục tái sử dụng các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Trong khoai tây, rau chân vịt và thịt đó có một lượng nhỏ axit này.
6/ Vitamin B6
Ngoài tác dụng điều chỉnh hoóc-môn, vitamin B6 còn có tác dụng điều hòa lượng đường huyết và làm dịu bớt những triệu chứng của ốm nghén. B6 cũng được chứng minh là hiệu quả với tình trạng suy hoàng thể.
7/ Vitamin B12
Không chỉ cải thiện chất lượng và sự sản xuất tinh trùng, vitamin B12 còn giúp củng cố nội mạc tử cung trong quá trình thụ tinh của trứng, giảm nguy cơ sảy thai. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt B12 có thể tăng nguy cơ rụng trứng không đều. Nghiêm trọnghơn, nó còn ngăn rụng trứng hoàn toàn.
Video đang HOT
8/ Axit folic
Ngăn chặn các khuyết tật của ống thần kinh cũng như những khuyết tật tim bẩm sinh, sứt môi, khuyết tật chi, và những tật dị thường đường tiết niệu ở các bào thai đang phát triển. Hơn nưa, thiếu hụt axit folic có thể gia tăng nguy cơ sinh non, bào thai chậm phát triển, đồng thời làm tăng nồng độ homocysteine trong máu. Điều này có khả năng dẫn tới sảy thai tự phát và các biến chứng thai kỳ, như nhau bong non và tiền sản giật.
9/ Selenium
Selenium là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ trứng và tinh trùng trước các gốc tự do, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai và các khuyết tật bẩm sinh. Selenium còn cần thiết để tạo thành tinh trùng. Trong các nghiên cứu, người ta phát hiện nhóm đàn ông sở hữu lượng tinh trùng thấp cũng có nồng độ selenium thấp.
10/ Kẽm
Ở nữ giới, kẽm phối hợp với hơn 300 enzyme khác trong cơ thể để giữ cho mọi thứ hoạt động diễn ra nhịp nhàng. Không có kẽm, các tế bào không thể phân chia hợp lý, nồng độ estrogen và progesterone có khả năng mất cân bằng và hệ sinh sản không hoạt động hết công suất. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ, nồng độ kẽm thấp có liên hệ trực tiếp với tình trạng sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Ở nam giới, kẽm được xem là một trong những khoáng chất vi lượng quan trọng nhất để xác định khả năng sinh sản của đàn ông. Bổ sung kẽm là cách đơn giản để tăng cường nồng độ tinh dịch; cải thiện hình dạng, chức năng và chất lượng của tinh trùng và giảm nguy cơ vô sinh.
11/ Các axit béo thiết yếu
Axit Omega-3 đã được chứng minh là có ích cho khả năng sinh sản nhờ hỗ trợ điều hòa hoóc-môn trong cơ thể, gia tăng chất nhờn cổ tử cung, thúc đẩy sự rụng trứng và nhìn chung cải thiện chất lượng của tử cung bằng cách tăng cường lượng lưu thông máu đến các cơ quan sinh sản.
12/ Protein
Ăn đủ lượng protein cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt cho sinh sản. Các axit amin là thành phần cơ bản tạo nên tế bào trong cơ thể.
13/ Chất xơ
Chất xơ hỗ trợ cơ thể tống khứ estrogen và xenohormone dư thừa trong cơ thể đồng thời giúp ống tiêu hóa hoạt động đúng chức năng.
Theo Emdep.vn
Tác dụng của vitamin B12 đối với khả năng sinh sản
Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất tế bào máu và hoạt động thần kinh, tác dụng của vitamin B12 còn được thể hiện qua việc giúp tăng khả năng sinh sản cho cả nam và nữ.
Hiện nay, các vấn đề về vô sinh, hiếm muộn đang là nỗi lo chung của rất nhiều người. Nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong một thời gian dài nhưng mãi vẫn chưa thành công thì nguyên nhân có thể là do cơ thể thiếu vitamin B12.
Vậy vitamin B12 có tác dụng như thế nào với khả năng sinh sản? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của vitamin B12 nhé.
Vitamin B12 là gì?
Vitamin B12 là loại vitamin tan trong nước, rất cần thiết cho hoạt động của não và hệ thần kinh. Ngoài ra, vitamin này còn có chức năng duy trì sự khỏe mạnh của quá trình trao đổi chất. Quan trọng hơn, vitamin B12 còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các vật liệu di truyền có trong DNA, RNA của trứng và tinh trùng.
Thiếu vitamin B12 có thể gây vô sinh?
Thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Không những vậy, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như suy nhược, giảm trí nhớ, vô sinh, thiếu máu, các vấn đề về thần kinh hoặc tâm thần.
1. Tác dụng của vitamin B12 đối với khả năng sinh sản của nam giới
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và phát triển của tinh trùng, ngăn ngừa xuất tinh sớm và tăng cường ham muốn tình dục ở nam giới. Nếu bị thiếu vitamin B12, nam giới có thể gặp phải một số vấn đề sau:
Số lượng tinh trùng ítTổn thương về DNA trong tế bào tinh trùngKhả năng di chuyển của tinh trùng kémSuy giảm ham muốn tình dụcXuất tinh sớm
Theo nghiên cứu, mỗi ngày, nếu nam giới bổ sung khoảng 1.500mg vitamin B12 trong 2 - 13 tháng thì số lượng tinh trùng sẽ tăng khoảng 60%. Bổ sung vitamin B12 còn giúp cải thiện tới 50% khả năng di chuyển của tinh trùng, từ đó làm tăng khả năng sinh sản cho nam giới.
2. Tác dụng của vitamin B12 với khả năng sinh sản của phụ nữ
Thiếu vitamin B12 sẽ khiến phụ nữ rất khó thụ thai. Thậm chí, dù có đậu thai thì khả năng sẩy thai cũng rất cao. Nguyên nhân là do thiếu vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề như:
Rụng trứng bất thườngLàm gián đoạn quá trình phân chia tế bàoẢnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trứngTrứng thụ tinh khó bám vào thành tử cung.
Vitamin B12 là dưỡng chất rất quan trọng đối với việc thụ thai. Trung bình, người trưởng thành sẽ cần khoảng 2,4mcg vitamin B12 mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung vitamin này thông qua chế độ ăn hoặc các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12.
Làm thế nào để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể?
Nếu bạn bị thiếu vitamin B12, đừng quá lo, bạn có thể bổ sung bằng cách thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn hoặc các loại thuốc bổ sung vitamin:
1. Thực phẩm giàu vitamin B12
Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 mà bạn nên thêm vào chế độ ăn:
Cá hồiGan bòThịt bò thănĐộng vật thân mềm (trai, sò, trai)Sữa chuaSữaTrứngGàNgũ cốcCá ngừ2. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12
Ngoài việc thêm các thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn, bạn cũng có thể bổ sung bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng được bào chế dưới dạng viên nang hoặc nước. Trong một số trường hợp, bạn cần phải tiêm vitamin B12, nhưng chỉ làm điều này khi có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài vitamin B12, để tăng khả năng sinh sản, bạn nên bổ sung thêm những vitamin nào?
Nếu có ý định mang thai, bạn cần bổ sung thêm một số loại vitamin sau để tốt cho hệ sinh sản, giúp tăng khả năng thụ thai:
Axit folic: Đây là vitamin mà bạn bắt buộc phải bổ sung nếu có ý định mang thai. Uống axit folic trước khi mang thai sẽ giúp bạn và bé tránh được nhiều nguy cơ như thiếu hồng cầu, sinh thiếu tháng, bé bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật. Nếu có ý định mang thai, bạn nên thêm các thực phẩm giàu axit folic vào chế độ ăn khoảng 1 - 2 tháng trước khi thụ thai.
Kẽm: Khoáng chất này rất quan trọng, bạn nên bổ sung nếu có ý định mang thai. Với nam giới, kẽm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Vì vậy, nếu muốn cải thiện sức khỏe sinh sản, bạn nên thêm các thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn. Trước khi mang thai, mỗi ngày, nam giới nên bổ sung khoảng 11mg còn phụ nữ nên bổ sung khoảng 8mg.
Vitamin E: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E rất cần thiết cho khả năng sinh sản của cả phụ nữ lẫn nam giới. Nam giới bị thiếu vitamin E có thể làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, trong khi phụ nữ thiếu vitamin E sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến việc rụng trứng. Nếu có ý định mang thai, mỗi ngày bạn cần bổ sung khoảng 1.000mg vitamin E.
Axit béo omega-3: Dưỡng chất này có tác dụng tăng lưu lượng máu đến tử cung và cân bằng nội tiết tố. Không những vậy, axit béo omega-3 còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Ngoài ra, nếu bà bầu thường xuyên bổ sung omega-3 trong thời gian mang thai thì có thể giảm nguy cơ mắc các phải các biến chứng thai kỳ như đái tháo đường, tiền sản giật, sinh non...
Selen: Là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ trứng và tinh trùng khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Ngoài ra, selen còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng và quá trình sản sinh nội tiết tố estrogen ở phụ nữ. Để bổ sung selen, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm như đậu, các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi), động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm), nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt...
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai. Khi có ý định mang thai, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về lượng vitamin B12 cần bổ sung và lên kế hoạch thêm các thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn nhé.
Theo Hellobacsi
Chế độ ăn uống tăng khả năng sinh sản của nam giới Vô sinh được xác định khi 1 cặp vợ chồng sống chung hơn 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào, mà vẫn không có thai. Khoảng 10 - 20% các cặp vợ chồng trong tuổi sing sản có vấn đề vô sinh. Ít nhất 40% số lần phụ nữ không thể thụ thai là do chồng có vấn đề về sức...