12 tuần trước ngày sinh, MẸ BẦU nhớ ăn 5 món này, bé sinh ra sẽ thông minh hơn người, IQ đạt chuẩn
Dưới đây là 5 thực phẩm giàu choline bậc nhất giúp thai nhi thông minh vượt bậc, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập, mẹ bầu nhớ chăm chỉ bổ sung trong suốt thai kỳ và đặc biệt là vào 12 tuần trước lúc đi sinh để con thông minh, giỏi giang hơn người.
1/ Thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp dồi dào protein, một số vitamin và đặc biệt là choline. Trong 100gr thịt bò chứa tới 77,8mg choline. Hàm lượng choline dồi dào trong thịt sẽ giúp mẹ bầu bổ sung choline nuôi trí não thai nhi, cho con thông minh, tăng trí nhớ và khả năng học tập.
2/ Cá hồi
Cá hồi được biết đến là thực phẩm rất tốt cho mẹ trong thời kỳ mang thai khi cung cấp hàm lượng protein, canxi, sắt, kẽm, axit omega-3, axit folic, choline. Trong 100mg cá hồi có chứa 112,6mg choline, giúp mẹ ngừa nguy cơ thiếu choline trong thai kỳ, cho con ra đời thông minh, phát triển trí não.
3/ Trứng
Trứng từ lâu đã được xem là siêu thực phẩm dành cho mẹ bầu với hàm lượng dưỡng chất vô cùng dồi dào. Trứng giàu vitamin A, canxi, sắt, kẽm… và đặc biệt trong 1 quả trứng lớn có chứa tới 120mg choline (trong 100gr trứng chứa tới 293,8gr choline). Mẹ bầu ăn trứng con không chỉ khỏe mạnh cao lớn mà còn thông minh, tăng khả năng tập trung, tăng trí nhớ.
4/ Tôm
Tôm giàu canxi, sắt, kẽm, axit folic, axit omega-3. Ngoài ra, tôm cũng cực giàu choline. Trong 100mg tôm có chứa tới 135,4mg choline, giúp nuôi thai nhi thông minh, phát triển trí não từ trong bụng mẹ.
Video đang HOT
Một chén bông cải xanh nấu chín chứa khoảng 60mg choline, bông cải xanh cũng là nguồn cung cấp chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin C, axit folic… dồi dào, cho mẹ thai kỳ khỏe mạnh, cho con thông minh, tăng cường trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung.
Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 cần lưu ý gì?
Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.
Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.
Tập thể dục: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.
Mẹ không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ. Mẹ nên tự hào về mình là đã đối mặt với tất cả những thách thức, đau đớn, đau nhức và khó chịu. Bây giờ mẹ đang ở trong giai đoạn hân hoan chào đón một thiên thần nhỏ bé sắp ra đời.
Hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và mẹ chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới. Hãy dành thời gian để đọc hay suy nghĩ về những ngày đầu của em bé để giúp ngăn ngừa sự hoảng loạn và căng thẳng sau khi sinh. Nghe nhạc thư giãn và uống một lượng nước trái cây mình thích để có cảm giác thoải mái hơn.
Ngủ, ngủ, và ngủ: Điều này xuất phát từ kinh nghiệm các mẹ bầu. Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Mất ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho mẹ, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.
Nếu bạn đã con con, nên dành thời gian để chuẩn bị tinh thần cho con vể việc bé sẽ trở thành anh/chị gái của em bé trong bụng mẹ. Mẹ có thể thủ thỉ với bé về việc đặt tên cho em, chọn màu áo, màu quần,…giúp bé khỏi bỡ ngỡ khi em ra đời. Đó là một cách quan trọng để củng cố mối quan hệ gia đình.
Tháng cuối thai kỳ có thể là một khoảng thời gian rất đáng trân trọng, đó là khoảng thời gian khi mẹ và ông xã, cùng với bé đầu lòng (nếu có), nên cùng nhau chia sẻ khoảng thời gian rất đặc biệt và đáng nhớ này.
Mẹ hay ông xã cũng nên lập danh sách những ai có thể giúp đỡ khi mẹ sinh trong bệnh viện và phân công cụ thể ai làm gì cùng giờ giấc thích hợp. Tình huống khẩn cấp nên liên hệ ai, ngoài ông xã của mẹ ra.
Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện: trong điều kiện hay kẹt xe hiện nay, hành trình đến bệnh viện trong giai đoạn mẹ chuyển da thực sự đó cũng là mối lo âu. Nhưng nếu mẹ và ông xã có kế hoạch định tuyến trước, có thể giúp tài xế lái xe an toàn và hợp lý đến bệnh viện kịp thời hơn.
Theo emdep
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ khiến thai nhi trong bụng phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm này
Các mẹ bầu lưu ý nên hạn chế đi ra ngoài những lúc không khí bị ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như của con yêu nhé.
Theo một đánh giá phụ nữ mang thai phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí nguy hiểm có thể sinh ra những đứa trẻ có đầu nhỏ hơn. Nitrogen dioxide, một chất gây ô nhiễm được gây ra chủ yếu bởi các phương tiện giao thông, đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi trong những tuần cuối của thai kỳ.
Các nhà khoa học cho biết họ có bằng chứng rõ ràng sau khi phân tích một loạt các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới kéo dài hơn một thập kỷ. Họ cũng phân tích tác động của chế độ ăn uống kém, rượu và hóa chất môi trường - nhưng thấy rằng chúng không làm tăng nguy cơ này.
Giáo sư Steve Turner, người đứng đầu nghiên cứu tại Đại học Aberdeen (Scotland), cho biết: "Điều độc đáo trong đánh giá của chúng tôi là chúng tôi đã xem xét các em bé chưa sinh để xem liệu các bà mẹ tiếp xúc với các yếu tố này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không. Chúng tôi đã sử dụng tài liệu y khoa cách đây 13 năm, khi các nghiên cứu đầu tiên liên quan đến phép đo của thai nhi được công bố lần đầu".
Ảnh minh họa
Có tổng cộng bảy nghiên cứu về ô nhiễm không khí liên quan đến kích thước thai nhi được thực hiện ở một số quốc gia như Châu Âu, Úc và Mỹ.
Trong tất cả các nghiên cứu, có bằng chứng rõ ràng là tiếp xúc với nitơ dioxide trong thời điểm tam cá nguyệt thứ ba, bắt đầu từ tuần 28 sẽ làm giảm sự phát triển của thai nhi. Nitrogen dioxide, còn được gọi là NO2, chủ yếu được tạo ra bởi các phương tiện giao thông, chúng được giải phóng ra khi nhiên liệu như xăng bị đốt cháy. Ngoài ra NO2 cũng có thể được tìm thấy trong nhà từ khói thuốc lá, trong dầu hỏa hay bếp lò...
Ảnh minh họa
Giáo sư Turner cho biết thêm: "Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa không khí ô nhiễm và sự phát triển của thai nhi trước khi sinh.
Hơn nữa, các phát hiện cũng cho thấy các biện pháp y tế công cộng được yêu cầu khẩn cấp để giảm thiểu sự tiếp xúc với bà mẹ mang thai đối với khí nitơ dioxide".
Các nghiên cứu dài hạn trước đây đã chỉ ra ô nhiễm không khí gây hại cho thai nhi bằng cách tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân. Khói từ các con đường và độc tố từ khí thải công nghiệp có liên quan đến việc sinh non, thai chết lưu, sảy thai, nhẹ cân và tổn thương nội tạng... theo như báo cáo của Đại học Bác sĩ Hoàng gia, Đại học Nhi khoa Hoàng gia và Sức khỏe Trẻ em vào năm 2016.
Làm thế nào mà không khí ô nhiễm có thể tiếp xúc và gây ảnh hưởng đến thai nhi được?
Cơ chế tiếp xúc với không khí xung quanh dẫn đến suy giảm tăng trưởng của thai nhi tuy chưa được làm rõ nhưng các hạt siêu mịn, như PM10 và nitơ dioxide, có thể xâm nhập trực tiếp qua tuần hoàn của mẹ.
Về mặt lý thuyết các hạt đi vào tuần hoàn của thai nhi, nơi chúng có thể gây bệnh. Nó có thể gây viêm trong mạch máu, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi.
Nguồn: Dailymail
Những sự thật "sửng sốt" khi mang thai: Bức ảnh về mức độ giãn mở cổ tử cung gây bão khắp MXH Chắc hẳn nhiều mẹ bầu vẫn chưa mường tượng được việc giãn mở cổ tử cung là như thế nào cho đến khi nhìn thấy bức hình này. Hầu hết mọi người đều không biết rằng tử cung của người phụ nữ sẽ giãn mở ra 10cm trước khi bắt đầu các cơn rặn. Nhưng hình ảnh giãn mở trông như thế nào...