1,2 triệu năm trước: loài người đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Có một thảm họa xảy ra cách đây khoảng 1 triệu năm với sức hủy diệt ít nhất cũng bằng núi lửa Toba phun trào và gần như đã tiêu diệt hết loài người.
Các nhà khoa học cho rằng trong thời gian 1 triệu năm bắt đầu từ cách đây 1,2 triệu năm, khi tổ tiên chúng ta đang trong quá trình di cư từ châu Phi sang châu Âu và châu Á, có khoảng từ 18.500 đến 26.000 cá thể có khả năng sinh sản (và không thể hơn 26.000). Tổng dân số khi đó khoảng 55.500 người. Con số này cho thấy con người cũng là loài bị đe dọa như khỉ đột (25.000 con) và tinh tinh (21.000 con) ngày nay.
Từ hai bộ gen người, các nhà di truyền học đã tính ra được kích thước cơ thể loài người cổ đại là tổ tiên của tất cả các chủng người ngày nay.
Về mặt sinh học, con người khi đó không phải là loài thành công lắm. Dân số loài người khi đó không đạt đến mức cao cho đến khi con người biết làm nông nghiệp.
Năm 2011, các nhà nghiên cứu đưa ra một số giải thích, như là những sự kiện làm chết rất nhiều người hoặc khiến cho loài người không thể sinh sản. Một trong những sự kiện đó là sự kiện siêu núi lửa Toba ở Indonesia phun trào vào khoảng 70.000 năm trước đã gây ra một mùa đông hạt nhân (mùa đông hạt nhân là kết quả giả định của quá trình làm mát khí hậu toàn cầu trầm trọng và kéo dài xảy ra sau những đợt bão lửa lan rộng).
Chỉ có khoảng 15.000 người sống sót sau thảm họa đó mặc dù một nghiên cứu mới đây cho rằng núi lửa Toba phun trào không hề đe dọa sự tồn tại của loài người.
Một cách giải thích khác là số lượng người thời đó lúc nào cũng ít trong suốt 2 triệu năm, có những thời điểm chỉ còn 10.000 cá thể có khả năng sinh sản là sống được.
Nghiên cứu này quan tâm đến toàn bộ hệ gen chứ không chỉ một số giống loài di truyền cụ thể đã được nghiên cứu trước đây. Bằng một phương pháp mới, các nhà khoa học đã nghiên cứu các dấu hiệu di truyền DNA trong bộ gen. Nhờ đó họ tìm hiểu được đặc điểm di truyền không chỉ của người hiện đại mà còn của tổ tiên chúng ta ví dụ như Homo erectus, Homo ergaster và Homo archaic. Họ phát hiện ra rằng chỉ có 2 chuỗi DNA người là có đủ thông tin để tính được quy mô dân số cổ đại.
Nhà di truyền học loài người, ông Lynn B. Jorde cùng các đồng nghiệp ở Trường đại học Utah, Mỹ, đã nghiên cứu các phần của bộ gen mang những thành phần di động gọi là chuỗi Alu. Đây là những đoạn DNA dài khoảng 300 cặp cơ bản ngẫu nhiên xen vào bộ gen. Việc này rất hiếm xảy ra, nhưng một khi đã xen vào, chúng có xu hướng di truyền qua nhiều thế hệ và trở thành những dấu hiệu di truyền của bộ gen cổ đại.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Jorde tính ra rằng đa dạng gen xảy ra nhiều hơn vào thời tổ tiên của chúng ta hơn là thời của người hiện đại. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đã có một thảm họa xảy ra cách đây khoảng 1 triệu năm với sức hủy diệt ít nhất cũng bằng núi lửa Toba phun trào và gần như đã tiêu diệt hết loài người.
Video đang HOT
Một triệu năm về trước, đại diện cho dân số loài người là loài Homo ergaster ở châu Phi và Homo erectus ở Đông Á. Chỉ có 18.500 người vào thời đó, sống rải rác khắp thế giới thì quả là một con số nhỏ bất thường.
Nhưng con số ước tính này chỉ áp dụng cho toàn bộ dân số thế giới nếu có sự giao phối cận huyết giữa các giống người ở các lục địa khác nhau. Nếu không, và nếu loài người hiện đại chỉ là hậu duệ của một trong số những nhóm người cổ đại này, như là nhóm Homo ergaster ở châu Phi chẳng hạn, thì phép tính này chỉ đúng với nhóm người này mà thôi.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Daily Galaxy
Đất nước thích bị... đuổi việc nhất: Mất việc này sẽ có việc khác lương cao và đãi ngộ ngon hơn, tất cả là nhờ một chế độ đặc biệt
Đối với đa phần chúng ta, bị sa thải là chuyện tổn hại sinh kế và tinh thần. Không có mấy người tự tin và lạc quan, mất việc này thì lại có việc khác. Chỉ riêng tại Thụy Điển, bị đuổi việc là chuyện hết sức... có lợi.
Bị đuổi việc chỉ đơn giản là sự bắt đầu cho một tương lai tốt đẹp hơn
Năm 2016, sinh viên năm cuối ngành thiết kế đồ họa tên là Eva của Thụy Điển vui vẻ rời trường. Cô may mắn xin được việc làm tại Stockholm, yên ổn sáng đến công ty chiều về. Cuộc sống cứ như vậy, cho đến năm 2019.
Bất ngờ, Eva nghe phong thanh cấp trên dự định cắt giảm công nhân viên. Biết mình thuộc nhóm 'thiếu kinh nghiệm' nhất công ty, cô lo lắng đến mất ăn mất ngủ.
Nhìn Eva phờ phạc, các đồng nghiệp tiền bối biết ngay lý do. Họ vỗ về cô đừng lo, vì công ty có liên kết với Trygghetsrdet. Dù có bị sa thải thì cũng sớm kiếm được việc khác 'ngon lành' hơn.
Tại Thụy Điển, chuyện sa thải là quá bình thường
Đúng như những gì các đồng nghiệp nói, Eva bị cho thôi việc vào tháng 6/2019 thì được gửi ngay tới Trygghetsrdet. Tại đây, người ta rà soát hồ sơ của cô và phát hiện các kỹ năng còn thiếu, xếp vào lớp đào tạo bổ sung cấp tốc khóa 8 tuần. Trygghetsrdet còn cử riêng chuyên viên giúp Eva tập trả lời phỏng vấn xin việc.
Kết thúc khóa học, Eva làm CV mới. Qua 15 lần bị từ chối, cô được một nơi nhận vào làm. Nhờ hồ sơ xin việc sáng sủa, nhiều kỹ năng, công ty mới còn duyệt cho cô mức lương cao hơn. Tháng 1/2020, Eva tự tin đảm nhận công việc.
'Tôi vô cùng hạnh phúc,' - cô bày tỏ. 'Tôi cứ tưởng rằng mình sẽ phải tự vật lộn, nhưng lại có một sự hỗ trợ bất ngờ.'
Và Eva không phải người duy nhất trải nghiệm cảm giác vui vẻ này. 'Hầu hết những người đến với chúng tôi đều tin rằng, bị đuổi việc chỉ đơn giản là sự bắt đầu cho một tương lai tốt đẹp hơn,' - Erica Sundberg, giám đốc của Trygghetsrdet chi nhánh Stockholm khẳng định.
Trygghetsrdet: Lợi cho lao động thất nghiệp, tiện cho các... sếp
Hẳn là bạn đang hết sức thắc mắc Trygghetsrdet là gì? Xin trả lời, đó là tổ chức bảo hiểm lao động xuyên Thụy Điển. Tổ chức được thành lập bởi liên hiệp các công ty và công đoàn lao động trên khắp cả nước, có tổng cộng 16 phân nhánh - tương ứng với các mảng lĩnh vực ngành nghề kinh tế, và lượng công nhân viên lên đến 950.000 người.
Để tham gia vào Trygghetsrdet, các chủ lao động chỉ việc ký và chấp hành thỏa thuận đóng góp 0,3% tổng thu nhập. Người thu số tiền này là công đoàn lao động. Họ sử dụng nó vào việc thành lập và vận hành các tổ chức, chi nhánh Trygghetsrdet.
Công nhân viên bị sa thải vô ưu vô lo, bởi đã có Trygghetsrdet
Trygghetsrdet có nhiệm vụ tiếp nhận lao động bị sa thải, hỗ trợ họ rèn luyện, nâng cấp thêm các kỹ năng cần thiết còn thiếu và xin việc làm mới. Chỉ cần là công nhân viên của công ty hay tập đoàn có liên kết với Trygghetsrdet, sau khi bị sa thải đều được nhận sự trợ giúp.
Thời gian hỗ trợ người thất nghiệp của Trygghetsrdet rất dài, lên tới 5 năm (tính từ ngày nghỉ việc). Mọi chi phí đào tạo cấp tốc, nâng cao, tư vấn, thực tập nhập vai phỏng vấn xin việc với chuyên viên... đều do Trygghetsrdet đài thọ.
Nhờ có Trygghetsrdet, công nhân viên Thụy Điển chẳng bao giờ phải lo lắng vụ bị cho nghỉ việc. Họ thậm chí còn thấy bị sa thải là may mắn nữa bởi sau khi rời Trygghetsrdet, mọi người thế nào cũng kiếm được việc làm tốt, lương cao hơn, hoặc chí ít thì cũng phải bằng chỗ cũ.
Cũng nhờ có Trygghetsrdet, các chủ lao động thoải mái thẳng tay sa thải khi cần thiết. Cứ thấy 'bộ máy nhân viên' có phần cồng kềnh, kém hiệu suất hay muốn thay đổi nhân công hoặc cắt giảm chi phí, họ liền sẵn sàng xuống tay. Chuyện sa thải bình thường đến nỗi, các công ty thực hiện nó đến cả hàng ngàn lần.
Tái sử dụng lao động thất nghiệp đến 90%
Trung bình mỗi năm, Trygghetsrdet giúp cho khoảng 130.000 lao động bị sa thải tìm được công việc mới. Mặc dù thời gian hỗ trợ lao động thất nghiệp của nó lên đến 5 năm, song chỉ sau 6 tháng hoặc muộn nhất là 1 năm, người bị sa thải đã yên ổn với công việc mới.
Theo thống kê của Thụy Điển, tỷ lệ tái sử dụng lao động thất nghiệp trong nước lên đến 90%. Đây là con số cao kỷ lục. Ngay cả tại những đất nước có tiếng là tái sử dụng lao động cao như Pháp hay Phần Lan, tỷ lệ này cũng chỉ ở mức 30%.
Trygghetsrdet tạo điều kiện tái sử dụng lao động thất nghiệp tới 90%
Trong thời đại suy thoái kinh tế toàn cầu ngày nay, Thụy Điển cũng bị ảnh hưởng. Thống kê quý 3/2019 chỉ ra, lượng lao động thất nghiệp tăng hẳn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trygghetsrdet bận rộn hơn hẳn, song vẫn hoàn thành cực kỳ tốt nhiệm vụ. Trừ khi là lao động đã nghỉ việc quá lâu năm hoặc thiếu kỹ năng trầm trọng, còn không thì nó đều lo liệu được tuốt.
Tại Châu Âu, bảo hiểm thất nghiệp không phải quá lạ. Tuy nhiên, đa phần các tổ chức này đều thuộc chính phủ. Nó chỉ hỗ trợ một chút về mặt tài chính, chứ không hề giúp đỡ tìm kiếm việc làm. Người lao động bị sa thải luôn trong nguy cơ tiếp tục thất nghiệp. Họ phải tự mình xoay xở, và thường không kiếm được chỗ làm mới có lương đãi ngộ tốt hơn.
'Mỗi quốc gia đều nên có một hệ thống bảo hiểm công việc như Trygghetsrdet,' - Lars Walter, giáo sư Đại học Gothenburg tự hào đề xuất. Nhiều quốc gia đang nghiêm túc xem xét, học hỏi kinh nghiệm tái sử dụng lao động của Thụy Điển. Với người đi làm, đây là một thông tin đáng trông đợi. Bảo hiểm việc làm không chỉ xoa dịu 'cú sốc' bị đuổi việc, mà còn nâng cấp sự tự tin, mở ra nhiều lựa chọn tuyệt vời hơn.
Tham khảo Bbc
Theo Vũ Huế/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Túp lều tranh không tường rách nát ở San Francisco được rao bán với giá 2 triệu USD Được biết, miếng đất có túp lều này chỉ rộng chưa đến 60m vuông, và bản thân túp lều thì trong tình trạng 'không thể ở được'. San Francisco là một trong những nơi có thị trường nhà đất thuộc hàng đắt đỏ nhất ở Mỹ. Dẫu vậy, trong một thành phố mà giá nhà trung bình ở mức 1.352.300 USD, tìm được...