12 năm thi lại đại học, ước mơ của 8X vẫn chưa thành hiện thực
Năm 2021 là năm thứ 12 Tang Shangjun quyết tâm thi lại đại học. Nhưng một lần nữa, ước mơ bước chân vào ngôi trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng của anh vẫn chưa trở thành hiện thực.
Tang Shangjun (1988) sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quảng Tây, Trung Quốc. Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ quanh năm sống dựa vào nghề trồng mía. Vì thế, với Tang Shangjun, học hành chăm chỉ là cách duy nhất để giúp gia đình thoát nghèo.
Năm 2009, Tang Shangjun lần đầu tiên thi đại học. Tuy nhiên, số điểm đạt được không đủ để anh đỗ vào ngôi trường mình mong muốn – Đại học Thanh Hoa. Liên tục trong 7 năm tiếp theo, anh giấu gia đình ôn thi lại, sau đó trúng tuyển vào một số trường đại học khác nhau. Nhưng Tang Shangjun vẫn quyết định lựa chọn từ bỏ để tiếp tục ôn thi lại.
Tang Shangjun trong một lần đến thăm Đại học Thanh Hoa
Đến năm 2016, Tang Shangjun đạt điểm số cao nhất kể từ khi tham gia các kỳ thi đại học là 625 điểm. Anh cũng trúng tuyển vào Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Lúc này, người bố phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Sợ rằng “sau này sẽ không còn cơ hội”, Tang Shangjun quyết định nói ra sự thật, sau đó đưa bố mẹ tới Bắc Kinh để tham quan và làm thủ tục nhập học.
Video đang HOT
Những tưởng đó là sự lựa chọn cuối cùng, nhưng không lâu sau đó, Tang Shangjun lại quyết định từ bỏ ngôi trường này để tiếp tục với việc luyện thi. Ở tuổi 33, Tang Shangjun đã tham gia kỳ thi đại học lần thứ 13 để hoàn thành giấc mơ được vào Đại học Thanh Hoa. Nhưng lần này, ước mơ ấy vẫn chưa thể trở thành hiện thực.
Tang Shangjun đưa bố mẹ tới Bắc Kinh để tham quan vào năm 2016
Nhiều người tỏ ra khâm phục trước nghị lực và sự kiên trì của Tang Shangjun, nhưng không ít người cho rằng điều này thật “gàn dở”.
“Anh ấy dường như đang trốn tránh thực tế rằng bản thân không có năng lực. Tại sao một người thi lại nhiều năm như vậy mà vẫn không bao giờ đậu? Lãng phí tuổi thanh xuân như vậy có đáng hay không? Liệu rằng nếu thi đỗ, cuộc sống của anh ấy có tốt hơn bây giờ không?”, một người bức xúc bình luận.
“Đỗ Đại học Thanh Hoa không thể cam kết có một tương lai tốt; theo học một trường không phải mong muốn của mình cũng không hẳn là chuyện xấu. Tại sao anh không theo học một trường đại học bất kỳ, sau đó đăng ký hệ sau đại học của Đại học Thanh Hoa. Nếu đi theo con đường đó, tôi tin những năm tháng tuyệt vời của anh đã không bị lãng phí”.
“Cuộc đời con người chỉ có mấy mươi năm. Cho dù năm sau anh có đỗ đại học, thì khi tốt nghiệp cũng đã gần 40 tuổi. Ra trường, chuyện tìm việc chắc chắn cũng là một trở ngại”, một người khác nói.
Trước những ý kiến trái chiều, Tang Shangjun nói rằng: “Tôi chỉ đang theo đuổi ước mơ của mình, không phải đang cố tình trốn tránh hay sợ chuyện phải đi làm. Tôi cho rằng, mỗi lần thất bại, bản thân cũng trở nên tốt hơn trong những lần tiếp theo”.
20 đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2021
Đại học Harvard 11 năm liên tiếp dẫn đầu thế giới; châu Á có ba trường trong top 20, theo xếp hạng của THE.
Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học năm 2021 do Times Higher Education (THE) ghi nhận lần thứ 11 liên tiếp Đại học Harvard của Mỹ dẫn đầu. Thành lập năm 1636, trường gặt hái được nhiều thành tựu với 161 người đoạt giải Nobel, 50 người đoạt giải thưởng Pulitzer và nhiều danh hiệu, giải thưởng học thuật khác.
Eliot House, công trình nổi tiếng trong khuôn viên Đại học Harvard. Ảnh: Kris Snibbe/Harvard Staff Photographer
Xếp ngay sau vẫn là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ngôi trường thường xuyên xuất hiện trong top 10 đại học tốt nhất thế giới ở mọi bảng xếp hạng.
Ngoài hai trường trên, Mỹ còn 11 đại diện khác trong top 20 đại học danh tiếng năm nay. Vương quốc Anh có 3 trường, Trung Quốc 2, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ mỗi quốc gia 1, cụ thể như sau:
Trong số các trường châu Á vào top 20, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) có thứ hạng cao nhất - 10. Ngôi trường này được thành lập năm 1911 và nhanh chóng trở thành một trong những đại học uy tín và có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. So với năm ngoái, trường đã tăng 3 bậc về danh tiếng.
Hai trường còn lại của châu Á là Đại học Tokyo của Nhật Bản (hạng 13) và Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc (hạng 15). Các trường này thu hút được khá nhiều sinh viên quốc tế so với mặt bằng chung các đại học châu Á, với tỷ lệ sinh viên quốc tế lần lượt là 13 và 16%.
THE xếp hạng đại học danh tiếng thế giới sau cuộc khảo sát, phân tích và so sánh. Một bảng câu hỏi bằng 14 ngôn ngữ được gửi tới các học giả có kinh nghiệm để họ đưa ra quan điểm về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu trong ngành, trong trường mà họ biết.
Cuộc khảo sát cho bảng xếp hạng năm 2021 được thực hiện từ tháng 11/2020 đến tháng 2/2021, nhận được gần 11.000 câu trả lời từ học giả ở 128 quốc gia, trong đó 39,1% phản hồi đến từ các học giả ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 21,7% từ Bắc Mỹ, 24,3% từ Tây Âu, số ít còn lại là của học giả đến từ Đông Âu, Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi.
Đổi mới thi cần tham khảo mô hình khảo thí các nước TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM - cho rằng trong giáo dục, công tác kiểm tra, đánh giá có tác động vô cùng lớn đến quá trình dạy và học. Cán bộ coi thi hướng dẫn thí sinh cách làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm...