12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ còn nợ 17 ngân hàng, 1 công ty tài chính gần 21.000 tỷ đồng
Ngoài 12 dự án, doanh nghiệp này ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỷ, ngắn hạn 5.701 tỷ đồng.
Đạm Ninh Bình là 1 trong 12 dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương
Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội phục vụ kỳ họp thứ 9, Quốc hội thứ XIV liên quan đến 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương cho biết, tính đến 31/12/2019, có 17 ngân hàng thương mại và 01 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm là 20.938 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỷ đồng.
Ngoài 12 dự án, doanh nghiệp này ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng, trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỷ, ngắn hạn 5.701 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cấp tín dụng cho 06 Dự án (Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Tisco; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình; Dự án đạm Hà Bắc; Dự án DAP số 1 Hải Phòng; Dự án DAP số 2 Lào Cai; Nhà máy đóng dầu Dung Quất) với tổng dư nợ đến 31/12/2019 là 9.796 tỷ đồng.
Video đang HOT
12 dự án với tổng mức đầu tư ban đầu 43.673,63 tỷ đồng, sau này phê duyệt điều chỉnh 63.610,96 tỷ đồng (tăng 45,65%). Trong đó: vốn chủ sở hữu 14.350,04 tỷ đồng (chiếm 22,56%), vốn vay 47.451,24 tỷ đồng (chiếm 74,6%), còn lại 2,84% từ các nguồn khác. Trong tổng số vốn vay: vay các ngân hàng trong nước 41.801,24 tỷ đồng, vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ 6.617,24 tỷ đồng.
Báo cáo của Chính phủ cũng ghi nhận, qua báo cáo của doanh nghiệp cho thấy, đối với các khó khăn về tài chính, tín dụng: chịu lãi suất cao, chi phí tài chính lên đến 30%,… Để giải quyết các khó khăn này, các doanh nghiệp chủ yếu đề xuất hướng giải quyết tháo gỡ tập trung vào 3 giải pháp sau: (1) Cơ cấu nợ, khoanh nợ; (2) Giãn khấu hao; (3) Giảm lãi suất.
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến, theo Luật các tổ chức tín dụng quy định các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, việc các tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay trên cơ sở cân đối nguồn vốn, lãi suất huy động và khả năng tài chính của từng ngân hàng thương mại.
Về việc khoanh nợ, theo quy định hiện hành, không quy định việc tổ chức tín dụng được thực hiện khoanh nợ đối với khách hàng; các khách hàng vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn bị thiệt hại do thiên tai trên diện rộng và tổ chức đầu mối thực hiện liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan mới được xem xét khoanh nợ.
Quan điểm được Chính phủ nêu trong báo cáo được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký cho biết, để việc xử lý các dự án, doanh nghiệp nêu trên phù hợp với quy định của pháp luật, thực tế quá trình xử lý vừa qua và gắn trách nhiệm xử lý tồn tại, khó khăn đối với doanh nghiệp đúng thẩm quyền, cần bảo đảm nguyên tắc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp.
Xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ theo nguyên tắc thị trường, quy định của pháp luật; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.
Vietbank triển khai thành công Đại hội cổ đông 2020
Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vừa kết thúc ngày 25/5/2020 với nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua.
Kết quả kinh doanh 2019 với nhiều chỉ số ấn tượng
Trước đó, trong bản báo cáo tài chính năm 2019 của Vietbank đệ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay cho thấy kết quả kinh doanh cơ bản hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, Tổng tài sản đạt 68,928 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, đạt 105% kế hoạch đề ra. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 40,919 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 93%. Tổng huy động vốn đạt 51,947 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, đạt 90% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế đạt 613 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ, đạt 114% so với kế hoạch.
Năm 2019, Vietbank chính thức được NHNN phê duyệt áp dụng tiêu chuẩn quốc tế Basel II trước thời hạn. Đồng thời, Vietbank là ngân hàng duy nhất trong năm đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UpCom thành công. Và cũng trong năm này, Vietbank được Forbes Viêt Nam vinh danh trong Top "100 công ty đại chúng lớn nhât". Vietbank hoàn tất mở mới 18 chi nhánh phòng giao dịch nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc của nhà băng này lên 113 điểm.
Thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng
100% tờ trình trong Đại hội đồng cổ đông 2020 mà Hội đồng quản trị Vietbank đệ trình đều được thông qua. Đáng chú ý các nội dung quan trọng như Phương án tăng vốn điều lệ từ 4.190 tỷ đồng lên 4.819 tỷ từ nguồn lợi nhuận giữ lại nhằm tăng năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng để phục vụ các mục tiêu chiến lược của Vietbank giai đoạn 2020 - 2025.
Đặc biệt với kết quả kinh doanh của Vietbank trong 2 năm liên tiếp 2018, 2019 và dự kiến năm 2020, Đại hội cổ đông thông qua Tờ trình Vietbank niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm 2020 khi điều kiện thị trường cho phép.
Một nội dung quan trọng khác cũng được thông qua đó là Vietbank trích sử dụng quỹ khen thưởng 55 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ và thưởng cố phiếu quỹ cho người lao động. Đây được cho là hành động thiết thực nhằm tạo động lực khích lệ tinh thần làm việc và gắn bó với Vietbank của cán bộ nhân viên, xây dựng hình ảnh "Vietbank là ngôi nhà chung của người lao động".
Bên cạnh đó, tại Đại hội này, Vietbank cũng đã bầu bổ sung 02 Thành viên HĐQT và 02 Thành viên Ban kiểm soát nhằm nâng cao năng lực quản trị, kiểm soát cũng như chuẩn bị nguồn nhân sự kế nhiệm cho nhiệm kỳ mới (2021-2025).
Năm 2020 được dự báo là một năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh của Covid 19, do vậy để phù hợp với thị trường, nhằm đồng hành và hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp và cá nhân, Vietbank đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh phấn đấu trong điều kiện được Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể: Tổng tài sản đạt: 90.000 tỷ đồng (Tăng 30,5% so với năm trước); Tổng huy động vốn đạt: 65.000 tỷ đồng (tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước); Lợi nhuận trước thuế: đạt 613 tỷ đồng (bằng so với năm 2019); Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2%.
Bà Huỳnh Thị Mỹ Linh, cổ đông gắn bó lâu năm với Vietbank từ ngày đầu thành lập chia sẻ bên lề Đại hội đồng cổ đông 2020 của Vietbank: " Tôi đánh giá cao các nội dung mà Hội đồng quản trị Vietbank trình bày tại Đại hội ngày hôm nay. Tôi nhận thấy với nền tảng mà Vietbank đã và đang có, các chỉ số tài chính trong những năm gần đây đều cho thấy Vietbank phát triển lành mạnh và an toàn, năm 2020 Vietbank hoàn toàn có thể xây dựng một kế hoạch kinh doanh với những tham vọng có thể lớn hơn nhiều nữa. Tuy vậy xét trong bối cảnh thị trường hiện nay với những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 được dự báo còn lâu dài, Vietbank sẵn sàng san sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp, khách hàng và xã hội thông qua các hoạt động khác nhau thì tôi hoàn toàn đồng tình với các nội dung mà Hội đồng quản trị đã nêu trong đại hội hôm nay, đặc biệt với mục tiêu lợi nhuận phấn đấu 613 tỷ mà Vietbank đặt ra thậm chí thấp hơn thì tôi vẫn ủng hộ".
Gửi tiết kiệm tại quầy của ngân hàng nào để có lãi suất cao nhất? Không giống những kỳ hạn ngắn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy kỳ hạn từ 6 tháng trở lên tại các ngân hàng có sự cạnh tranh khá gay gắt. Trong khi một số ngân hàng lớn chỉ niêm yết ở quanh mức 5,1 - 6,8%/năm thì cũng có nhiều ngân hàng niêm yết vượt trên 7%/năm, thậm chí có nơi...