12 chiếc Su-35 tới Syria, Nga bắt đầu phản công?
Nga chuyển tới Syria 12 chiếc Su-35 kết hợp cùng với tổ hợp S-400, máy bay A-50, tiêm kích mới Su-57 kiểm soát hoàn toàn không phận khu vực Trung Đông.
Tình hình Syria tiếp tục trở nên căng thẳng sau hàng loạt vụ tấn công của liên quân do Mỹ đứng đầu và Israel. Đáp trả trước những hành động này phía Iran tuyên bố cứng rắn và sẵn sàng lực lượng tấn công Israel
Tuy nhiên, phía Nga dường như chưa có phản ứng nào cụ thể. Tuy nhiên mới đây nhất Nga đã quyết định tăng cường số lượng tiên kích Su-35 ở Syria, lần này không như những lần trước mà với số lượng rất lớn. Trước đó phần lớn các máy bay của Nga ở Syria là Su-30SM.
Tiêm kích Su-35 của Nga được chuyển tới Syria
Như đã biết, vào cuối tháng 4 Nga đã gửi tới căn cứ không quân Khmeimim 4 chiếc Su-35, họ tiếp tục gửi 4 chiếc tới Iran và sau đó sẽ tới Syria. Mới đây nhất Moscow tiếp tục gửi đến Syria thêm 4 chiếc Su-35 vào đầu tháng 5. Như vậy kể từ tháng 5 tại căn cứ không quân Khmeimim của Nga sẽ có tổng cộng ít nhất 12 chiếc Su-35. Điều này có nghĩa là gì?
Tiêm kích Su-35 được gọi là Flanker-E , theo định nghĩa của tạp chí nổi tiếng của Mỹ The National Interest gọi Su-35 của Nga là “ác mộng đối với các phi công Mỹ”. Theo đánh giá của tạp chí này, tiêm kích Su-35 là loại vũ khí nguy hiểm nhất của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ..
Các chuyên gia cho rằng, chỉ có các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 và F-35 của Mỹ mới có khả năng đối đầu với Su-35, tuy nhiên chứng kiến màn trình diễn của chúng ở Syria, sự linh hoạt và kinh nghiệm của các phi công Nga và đặc biệt là hệ thống chiến tranh điện tử khiến cơ hội giành chiến thắng của các tiêm kích Mỹ dần trở về không.
So với người tiền nhiệm tiêm kích Su-35 được đánh giá vượt trội hơn hẳn. Khả năng cơ động Flanker-E 5 giúp chúng trở thành máy bay chiến đấu “có một không hai” trên thế giới, trở thành máy bay chiến đấu tốt nhất trong cuộc chiến chiếm ưu thế trên không. Đặc biệt, trong cận chiến tiêm kích Su-35 không cho đối phương bất kỳ một cơ hội nào.
Su-35 được coi là “ác mộng của các phi công Mỹ”
Video đang HOT
Các tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 và F-35 của Mỹ lợi thế hơn so với Su-35. Đó là khả năng tàng hình. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng có thể tiêu diệt Su-35 của Nga. Tuy nhiên thực tế đã được không quân NATO ở Syria chứng minh rằng, khả năng tàng hình của các tiêm kích Mỹ bị nghi ngờ. Thậm chí tạp chí của Mỹ cũng đã từng nghi ngờ khả năng tàng hình thực sự của các tiêm kích Mỹ.
Các chuyên gia đã nói rằng, để phát hiện ra máy bay tàng hình Su-35 dựa vào hệ thống radar mặt đất với băng tần thấp và cảm biết IRST cùng với trạm radar PESA. Ngoài ra, trên tiêm kích này còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có khả năng phát hiện hầu hết các thiết bị tàng hình của NATO.
Ngoài ra, trên mặt đất Nga tăng cường triển khai các hệ thống phòng không mới như S-300, S-400 và đặc biệt tổ hợp tên lửa phòng không Tor ở căn cứ không quân Khmeimim. Tại căn cứ quân sự Nga còn có sự hiện diện của 2 máy bay cảnh báo sớm A-50, chúng liên tục tuần tra không phận Syria.
Do đó việc Nga chuyển số lượng lớn tiêm kích Su-35 tới Syria cho thấy rằng, Nga sẽ không trung lập và phòng thủ nữa, thay vào đó họ bắt đầu phản công. 12 chiếc Su-35, 4 chiếc Su-57, S-300, S-400, A-50… tất cả chúng sẽ tạo một vùng cấm bay không chỉ trên không phận Syria mà còn cả khu vực Trung Đông.
Theo Nguyễn Đông (Báo Đất Việt)
Dàn vũ khí Nga "khuynh đảo" chiến trường Syria
Chiến dịch chống khủng bố ở Syria được coi là chiến dịch ở nước ngoài có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại. Nga đã thực hiện chiến lược "một mũi tên trúng 2 đích" khi mang dàn vũ khí tối tân đến vừa thử nghiệm khả năng tác chiến, vừa tiêu diệt phiến quân khủng bố.
Tên lửa hành trình Kalibr
Tàu ngầm Nga nã tên lửa phá tan hang ổ khủng bố tại Syria
Có thể nói vũ khí đột phá lớn nhất của Nga tại Syria chính là tên lửa hành trình Kalibr. Tên lửa này lần đầu được đưa vào biên chế quân đội năm 2012 và chưa bao giờ được sử dụng trong chiến dịch khác trước chiến dịch Syria. Các tàu chiến và tàu ngầm của Nga đã nhiều lần khai hỏa Kalibr chôn vùi các mục tiêu khủng bố.
Dòng tên lửa Kabibr có nhiều biến thể, song phiên bản sử dụng ở chiến trường Syria là tên lửa tấn công mặt đất có tầm bắn 2.000-2.600km và có hiệu suất tương đương tên lửa Tomahawk do Mỹ sản xuất. Sự thành công trong việc triển khai Kalibr cho thấy bước tiến nhanh chóng của Nga trong cuộc chạy đua về công nghệ tên lửa tầm xa.
Tàu sân bay Đô Đốc Kuznetsov
Tàu sân bay Đô Đốc Kuznetsov (Ảnh: Sputnik)
Tháng 11/2016, tàu sân bay duy nhất của Nga Đô Đốc Kuznetsov được điều động tới gần bờ biển Syria, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ. Đây là sứ mệnh chiến đấu đầu tiên của tàu Kuznetsov sau gần 30 năm trong biên chế quân đội.
Nhu cầu quân sự của Nga luôn tập trung vào vũ khí tác chiến mặt đất vì vậy việc điều động tàu Kuznetsov có ý nghĩa quân sự quan trọng, giúp thủy thủ đoàn của tàu thử nghiệm, tập dượt trong kịch bản thực chiến. Bản thân cuộc thử nghiệm cũng có những sai sót. Ví dụ tàu sân bay đã bị mất 2 máy bay khi chúng đều trượt qua boong khi hạ cánh với trục trặc đứt cáp giữ thiết bị cố định.
Với Bộ Quốc phòng Nga, việc triển khai tàu Kuznetsov được coi là thành công vì kinh nghiệm thực chiến rút ra là vô cùng giá trị.
Các máy bay ném bom chiến thuật
Một trong những đột phá khác của quân đội Nga đó là thử nghiệm được máy bay ném bom chiến thuật tầm xa. Ngoài điều động các máy bay Su-24 và Su-35 bay từ căn cứ quân sự tại Syria, Nga còn đồng thời điều động được cả "chim sắt" Tu-160 bay từ căn cứ Nga tới Syria làm nhiệm vụ rồi lại quay trở về.
Tuy không nhiều lần Nga điều động máy bay thực hiện các nhiệm vụ này, nhưng các sứ mệnh đã thực hiện đều rất hiệu quả. Ví dụ, vào tháng 7, Nga điều máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS phóng tên lửa hành trình tàng hình chiến thuật Kh-101 biến sào huyệt của IS trở thành cát bụi.
Video tạm dừng
Máy bay Tupolev Tu-95 mang tên lửa tên lửa hành trình Kh-101 không khích IS
Công nghệ máy bay và đạn dược đột phá
Quân đội Nga tại chiến dịch Syria đã được thử nghiệm nhiều khí tài tiên tiến và áp dụng chiến lược quân sự mà họ chưa từng bao giờ thử nghiệm. Ví dụ, máy bay chiến đấu Su-35 được điều động đi bảo vệ các máy bay ném bom thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng được coi là cách Nga phô diễn sức mạnh quân sự và công nghệ hiện đại tới chính phủ Syria và các lực lượng khác đang đóng quân tại đây.
Một trong những công nghệ hiện đại nhất được Nga gửi sang Syria là "chim sắt" Mig-29SMT, phiên bản nâng cấp của máy bay huyền thoại Mig-29. Hay phi công Nga cũng đã được trải nghiệm trực thăng "thợ săn đêm" Mi-28N, dòng trực thăng chiến đấu có thể gây ác mộng cho bất cứ đối thủ nào.
Video tạm dừng
"Thợ săn bóng đêm" Mi-28N của không quân Nga chôn vùi IS ở Syria
Xe tăng T-90
Ngoài điều quân và dàn khí tài tới tham chiến trực tiếp, Nga còn gián tiếp hỗ trợ quân đội Syria với xe tăng T-90, giúp lực lượng này có thể chủ động tác chiến. Minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh của T-90 chính là sự kiện phiến quân bắn tên lửa dẫn đường BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất vào thiết bị này nhưng không thể xuyên thủng được bộ thiết giáp của xe.
Máy bay không người lái
Trong 2 năm ở Syria, quân đội Nga đã sử dụng máy bay trinh sát không người lái như một công cụ đắc lực để thu thập thông tin về mục tiêu trước và sau khi tấn công. Phi đội máy bay không người lái của Nga ở Syria ước tính có 70 chiếc. Hiện tại Nga đang lên kế hoạch nâng cấp công nghệ hình ảnh tiên tiến cho các máy bay không người lái để chất lượng hình ảnh ghi lại tốt hơn.
Robot phá mìn Uran-6
Nga đã điều động robot phá mìn đến các khu vực Syria nhằm thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm mìn, thiết bị nổ tự chế (IED) và bom chưa nổ hỗ trợ giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho lực lượng công binh.
Uran-6 là thiết bị dò mìn điều khiển từ xa có thể phát hiện, xác định, phá hủy bất thiết bị nổ nào chứa nhiều hơn 60kg thuốc nổ TNT. Uran-6 có thể kích nổ trực tiếp mìn dưới lòng đất hoặc sử dụng lưới kéo để đập mìn.
Đức Hoàng
Theo RT
Nga quyết triển khai 'kẻ hủy diệt' Su-35 tại Syria, 'một tên trúng 3 nhạn' Gần đây Nga cho thấy tầng suất hoạt động của Su-35 tại Syria mạnh mẽ trở lại. Việc này cho thấy Nga nhắm đến nhiều mục đích hơn là đơn thuần chống khủng bố IS. Nhiều ý kiến cho rằng, khủng bố IS không hề có không quân, chúng cũng không có lực lượng thiết giáp hùng hậu, chủ yếu chỉ là cách...