11 mẹo cải thiện kết quả học tập (1)
Những bí quyết đơn giản bất ngờ giúp bạn cải thiện phương pháp, kỹ năng học tập nhằm chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi.
Những phương pháp mang tính tâm lý giáo dục có thể xem là công cụ hay hướng dẫn để bạn tự cải thiện điểm số, giúp làm bài tập về nhà, đánh bại tật mất tập trung và chấm dứt tình trạng chán học.
1. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần
Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn. Đây là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều giáo viên không ghi nhận. Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn không thể tiếp thu nếu như bạn mệt, căng thẳng và bị mât tập trung.
2. Cho phép những lúc “dẹp bài vở qua một bên”
Điều này tuân theo nguyên lý tự nhiên như điều 1, nhưng trong một chu kỳ thời gian lâu hơn. Mục đích của việc nghỉ ngơi này nhằm làm mới chính bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ray rứt không yên cứ nghĩ đến bài vở chưa đâu vào đâu thì bạn chỉ cảm thấy căng thẳng hơn mà thôi và làm hỏng ngày nghỉ ngơi quý giá của bạn. Não của bạn sẽ không thể tiếp thu những kiến thức mới nếu như bạn cứ cho nó bị căng thẳng. Vì vậy, vào những ngày nghỉ học, hãy thật sự tận hưởng chính mình và đừng cảm thấy tệ vì mình chưa đụng đến bài vở.
3. Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn
Video đang HOT
Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ khước từ kiến thức. Bạn chỉ phí thời gian nếu buộc mình ngồi xuống học trong khi tâm trí của bạn đang tập trung ở những chuyện khác.
4. Ôn lại bài trong ngày
Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.
5. Quan sát quy trình nhận thức tự nhiên
Hãy nghĩ về các hoạt động mà bạn đã làm khi ở nhà trẻ. Sử dụng cả cánh tay, bạn có thể hành động theo lời cô giáo: “Đưa tay phải vào trong, đưa tay phải ra ngoài”. Đến thời mẫu giáo, bằng bàn tay, bạn lại được học cách vẽ đường thẳng hay vòng tròn bằng phấn màu. Sau đó, vào lớp một, bạn được học cầm bút chì bằng ngón tay để viết những nét thẳng, nét móc với kích thước nhỏ hơn để tạo thành chữ. Tin hay không , quá trình nhận thức tự nhiên, chuyển từ lớn sang nhỏ, thô đến tinh tế, vẫn có hiệu quả mặc dù chúng ta lớn hơn. Khi học, nếu ban đầu bạn cố gắng nắm bắt bức tranh tổng thể và sau đó điền vào các chi tiết, bạn thường có nhiều cơ hội thành công hơn.
6. Sử Dụng phương pháp phóng đại
Tại sao người đánh bóng chày khởi động bằng cách vung 2 hoặc 3 gậy ? Tại sao vận động viên điền kinh thỉnh thoảng đeo tạ chì vào chân? Trong cả 2 trường hợp, phóng đại trong quá trình tập luyện sẽ giúp cho kết quả cuối cùng có vẻ dễ dàng. Điều này có thể được áp dụng vào việc học. Ví dụ, nếu bạn đang học phát âm tiếng Anh, hãy phóng đại các âm để dễ nhớ hơn. Ví dụ từ “Naive” có thể phát âm là “NAY-IVY.” Bằng cách làm quen với cách phát âm phóng đại, khả năng đúng chính tả là điều hiển nhiên.
Theo mực tím
Dạy và học môn Văn: Cô, trò đều... ngán
Học sinh ngao ngán, chán học còn giáo viên dù tâm huyết cũng chỉ biết dạy theo "khuôn mẫu"... thực trạng dạy và học môn Văn trong các trường ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, chưa có "lối thoát".
Ngày càng nhàm chán
Có một thực tế những năm gần đây, môn Ngữ văn trong các trường phổ thông đang dần đánh mất vị thế của một môn học cuốn hút, say mê học trò thủa nào giờ đây chỉ còn là những tiết học thụ động, khiến học sinh cảm thấy nhàm chán.
Nguyễn Thanh Huyền - học sinh lớp 11 Trường THPT N.T (Hà Nội) chia sẻ: "Trong giờ Văn, nhiều lúc em và các bạn cảm thấy rất buồn ngủ. Lịch học kín mít, tất bật "chạy sô", mệt mỏi vì học nhiều, nên không thể cảm thụ, nghiền ngẫm tác phẩm văn học. Trong giờ Văn, cô cứ giảng, trò chỉ biết lụi hụi ghi để lấy cái làm bài kiểm tra, thi tốt nghiệp. Môn Văn phải học theo khung bài, ba-rem để đi thi, học sinh ít được đưa ra cảm nhận riêng".
Với hơn 30 năm giảng dạy môn Văn, TS Trịnh Thu Tuyết (Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) rất buồn trước thực trạng dạy và học môn Văn hiện nay. TS. Tuyết chia sẻ: "Những năm gần đây, một trong những vấn đề khiến nhiều giáo viên Văn trăn trở, bối rối đó là tình trạng học trò chán học Văn, chán văn chương, rút gọn việc học văn bằng các hoạt động miễn cưỡng với: nghe, ghi chép, trả bài. Học sinh thường có cảm giác hoặc buồn ngủ vì những điều phải nghe như không liên quan gì đến các em, hoặc bị "tra tấn" vì những kiến thức "nhồi nhét" một cách khiên cưỡng, áp đặt".
Theo một số giáo viên Văn, chương trình còn nhiều tác phẩm chưa phù hợp. Ví dụ, thời kỳ văn học cổ, quá xa xưa với thời kỳ mà học sinh đang sống, nên các em cũng không mấy hứng thú học. Bên cạnh đó, môn học này học sinh đang có xu hướng học cốt để đi thi tốt nghiệp, trong khi số thí sinh thi khối C ĐH, CĐ ngày càng "hẩm hiu", khiến cho học sinh không còn mặn mà với môn học này.
Loại bỏ cách dạy nhồi nhét
Nhằm "cứu vãn" môn Văn, Bộ GD-&ĐT vừa tổ chức hội thảo quốc gia về dạy môn Văn trong các trường phổ thông. Hội thảo đã chỉ ra bất cập trong môn Văn hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.
PGS Đỗ Ngọc Thống (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), kiến nghị: "Trong việc đổ mới nội dung, phương pháp dạy và học môn Văn, cần tập trung hình thành cho học sinh sự đam mê để họ tự đi tìm và lý giải, qua đó hình thành năng lực. Không nên nhồi nhét kiến thức, không bắt ghi nhớ máy móc".
Còn theo TS.Trịnh Thu Tuyết, cần "đánh thức" tinh thần cảm thụ văn học của học sinh: "Giáo viên cần giúp học sinh tri giác, cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại... để có thể cảm nhận được hình tượng nghệ thuật trong các chi tiết, các liên hệ.
Đưa học sinh đến với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, đưa hình tượng nghệ thuật vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm. Giúp học sinh hiểu được vị trí của tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật".
Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, môn Ngữ văn sau 2015 tiếp tục là môn học chính theo hướng tích hợp, phát triển năng lực của học sinh. Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: "Môn Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí và tầm quan trọng ở cấp phổ thông.
Tuy nhiên, việc dạy môn học này ở nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập. Làm thế nào để môn Ngữ văn xứng đáng với tầm quan trọng của nó, đó là thách thức lớn đối với đội ngũ nhà giáo, các tác giả xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa trong thời gian tới".
Theo Gia đình & Xã hội
Dạy - học môn ngữ văn: Thiếu thiết thực, thiếu cả văn chương Lười, ngại, chán học môn Ngữ Văn là thực trạng được "rung chuông" nhiều năm nay, tiếp tục được mô tả trong hội thảo quốc gia về dạy học môn Ngữ Văn tổ chức tại Huế ngày 5/1, như một vết đau chưa có thuốc chữa trị. Cách dạy văn hiện nay khiến học sinh không cảm nhận được vẻ đẹp văn chương....