11 điều cần lưu ý sau phẫu thuật ghép gan
Số lượng bệnh nhân được ghép gan tại Việt Nam ngày càng tăng, vì vậy, việc điều trị, theo dõi sau ghép vô cùng quan trọng, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống của tạng ghép.
Ghép gan là phẫu thuật mà gan bị bệnh sẽ được thay thế bằng gan khỏe mạnh, có thể từ người cho chết não hoặc người cho sống. Hiện nay, ghép gan được coi là phương pháp điều trị duy nhất đem lại sự sống cũng như kéo dài thời gian sống cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý như: xơ gan giai đoạn mất bù, suy gan cấp, ung thư gan, các bệnh rối loạn chuyển hóa… Sau khi được ghép gan, việc chăm sóc bệnh nhân vô cùng quan trọng.
Khám ngoại trú
Bệnh nhân phải tái khám ít nhất 1 lần mỗi tuần trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi xuất viện. Mỗi đợt khám, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá quá trình hồi phục của bệnh nhân; đồng thời điều chỉnh các thuốc chống thải ghép để đạt hiệu quả tối ưu. Sau 1 tháng đầu tiên, số lần khám sẽ được điều chỉnh dựa vào tình trạng bệnh.
Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang là một việc làm quan trọng, cần thực hiện ngay sau ghép gan. Bạn nên đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật. Nếu đang điều trị thải ghép, bạn cần duy trì lại thói quen đeo khẩu trang.
Chăm sóc vết mổ
Khi thấy khỏe trở lại, bạn có thể tắm:
Sử dụng xà phòng và nước ngay trên vị trí vết mổ.
Sau khi tắm, thay băng, nhất là những miếng gạc phủ trên vết thương hở.
Vết mổ có thể gây ngứa, hơi tê, có thể tím và/hoặc đau.
Cắt chỉ tại bệnh viện từ 2 – 3 tuần sau phẫu thuật.
Rửa tay
Rửa tay thường xuyên là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn nhiễm khuẩn. Sử dụng xà phòng kháng khuẩn hoặc nước sát khuẩn tay có chứa cồn.
Công việc làm vườn
Video đang HOT
Tránh tiếp xúc với cây cối hay đất trong 3 tháng sau ghép. Bạn không cần bỏ tất cả cây trồng trong nhà nhưng không nên đặt nó trong phòng khách hay phòng ngủ. Sau 3 tháng, bạn có thể đeo găng tay và khẩu trang để làm vườn. Cắt cỏ, kể cả dùng máy hay các thiết bị cắt không được khuyến cáo cho đến tháng thứ 6 sau ghép.
Hoạt động tình dục
Khi đã hồi phục sức khỏe, bạn có thể trở lại hoạt động tình dục bình thường. Tránh mang thai hoặc khiến cho bạn tình của mình mang thai sau khi bạn trải qua phẫu thuật ghép. Tác dụng của thuốc ức chế miễn dịch trên bào thai vẫn chưa được kiểm nghiệm. Luôn tuân thủ các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để tránh nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo, nhiều hoa quả và rau xanh. Nên ăn những loại rau quả tươi nhưng nhớ rửa thật kỹ trước khi sử dụng. Không ăn cá tươi. Các loại thịt nên được nấu chín kỹ. Tránh hoàn toàn bưởi và nước ép bưởi.
Một trong những lưu ý là: tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh.
Tăng cân
Tăng cân là vấn đề phổ biến sau ghép. Đây là kết quả của việc tăng cảm giác thèm ăn do tác dụng của thuốc steroid. Loại bỏ gần như tất cả mỡ hoặc các chất béo và các thực phẩm chiên dầu từ những bữa ăn hằng ngày sẽ giúp kiểm soát vấn đề cũng như lượng cholesterol. Bạn cần gặp chuyên gia dinh dưỡng nếu việc tăng cân trở nên nghiêm trọng.
Sụt cân
Sụt cân cũng là phổ biến xảy ra sau ghép gan. Một vài bệnh nhân mất cảm giác thèm ăn. Thuốc và thể trạng yếu có thể là nguyên nhân gây mất cảm giác thèm ăn. Bạn nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa một ngày hơn là 3 bữa chính sẽ rất hữu ích.
Chuyên gia dinh dưỡng
Bạn cần gặp chuyên gia dinh dưỡng nếu việc sụt cân trở nên nghiêm trọng. Sau ghép không cần duy trì chế độ ăn đặc biệt. Đôi khi, bệnh nhân sẽ gặp vấn đề trong việc kiểm soát đường huyết bởi đang điều trị thuốc steroid. Đội ngũ ghép tạng sẽ tham khảo những thay đổi của chuyên gia dinh dưỡng mà bạn cần tuân thủ.
Trách nhiệm của người chăm sóc
Bạn cần có ít nhất 1 người chăm sóc để giúp đỡ bạn sau ghép. Người đó cần:
Có mặt tại bệnh viện trước khi bạn xuất viện. Các điều phối viên, điều dưỡng của trung tâm ghép sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn và người chăm sóc bạn.
Ở cạnh bạn 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần trong 4 – 6 tuần sau phẫu thuật.
Chuẩn bị phương tiện di chuyển đến trung tâm ghép 2 lần/tuần và khi cần thiết. Thực hiện các công việc hằng ngày như đi siêu thị, lấy thuốc từ dược sĩ, giặt đồ, di chuyển đến trung tâm ghép khi có cuộc hẹn không theo lịch, cấp cứu và bất cứ việc gì khác khi cần.
Đảm bảo bạn uống thuốc theo đơn, bao gồm cả việc tiêm insulin (nếu có).
Kiểm tra và ghi lại huyết áp, nồng độ đường huyết, nhiệt độ và cân nặng hằng ngày của bạn.
Hỗ trợ chuẩn bị bữa ăn, tắm, chăm sóc và thay băng vết mổ (nếu cần).
Khuyến khích bạn bổ sung nước đầy đủ và ăn các thực phẩm lành mạnh để tránh mất nước.
Khuyến khích và hỗ trợ bạn tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày.
Đảm bảo bạn luôn đeo khẩu trang.
Thông báo với trung tâm ghép khi có bất cứ điều gì xảy ra.
Mời xem tiếp bài : Lời khuyên của chuyên gia cho bệnh nhân ghép gan
Bệnh viện 108 lập kỷ lục một tuần thực hiện năm ca ghép gan
Theo Trung tướng Mai Hồng Bàng, trong tuần vừa qua, bệnh viện đã phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đi lấy gan tại Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu và vận chuyển tạng về Hà Nội để ghép.
Kíp bác sĩ Bệnh viện TƯQĐ 108 tiến hành ghép gan cho cháu bé 13 tuổi.
Không thể bỏ qua thời gian vàng để cứu sống các bệnh nhân, liên tiếp trong một tuần, Trung tướng GS, TS, TTND Mai Hồng Bàng - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã trực tiếp chỉ đạo, điều phối các chuyên ngành tiến hành hai ca ghép gan theo kế hoạch, hai ca ghép cấp cứu, một ca ghép cấp cứu tối khẩn cấp.
Theo Trung tướng Mai Hồng Bàng, trong tuần vừa qua, bệnh viện đã phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đi lấy gan tại Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu và vận chuyển tạng về Hà Nội để ghép.
Trong số năm ca ghép gan trên, có hai ca đặc biệt ghi dấu ấn sâu sắc. Trường hợp đầu tiên, Bệnh viện đã ghép thành công ca ghép gan lấy từ người hiến chết não tại Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu. Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã phối hợp tổ chức thực hiện chặt chẽ với các bệnh viện: Bệnh viện TƯQĐ 108, Bệnh viện TƯ Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Gấp rút chuyển tạng từ Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu về Bệnh viện TWQĐ 108.
Đây là lần đầu tiên Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức thành công điều phối lấy tạng từ một tỉnh xa TP Hồ Chí Minh đến ba miền đất nước. Chỉ trong 20 giờ đồng hồ, kíp bác sĩ của Bệnh viện TƯQĐ 108 đã hoàn tất các công đoạn gồm: đánh giá chức năng tạng, lấy tạng và gấp rút chuyển về Hà Nội để có thể ghép trong thời gian ngắn nhất.
Ca ghép gan thứ hai là trường hợp người bố hiến gan cho con trai 13 tuổi. Cách đây năm tháng, bệnh ngu đã trải qua cuộc phẫu thuật thông liên thất. Tuy nhiên, những tuần gần đây, sức khỏe của bệnh nhi yếu đi và được chẩn đoán mắc suy gan cấp, bệnh Wilson. Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến đồng bị tích tụ trong gan, não và một số cơ quan quan trọng khác của cơ thể.
Bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau đó có chỉ định ghép gan. Em được chuyển đến Bệnh viện TƯQĐ 108 ở giai đoạn muộn, chức năng gan đã suy rất nặng. Ghép gan là cơ hội duy nhất để kéo dài sự sống cho em.
TS Lê Văn Thành - Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy, Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết "Bệnh lý Wilson là bệnh lý rối loạn chuyển hóa đồng trong cơ thể, gây ra rất nhiều rối loạn trong cơ thể từ não, ý thức, da, vận động,... Có nhiều bệnh nhân nặng sẽ phải ghép gan. Còn trường hợp của cháu bé 13 tuổi, khi vào viện, tình trạng đã rất nặng, phải lọc máu. Chúng tôi phải chuẩn bị để ghép gan cấp cứu cho cháu".
Hoàn cảnh gia đình của em đặc biệt khó khăn. Em đã được ghép gan thành công và được hỗ trợ một phần kinh phí từ bệnh viện và các nhà hảo tâm giúp đỡ.
Sức khỏe của cháu bé ổn định sau ghép gan.
Bố của bệnh nhi xúc động chia sẻ: "Lúc đấy tôi không chần chừ gì, tôi quyết định hiến gan cho con. Tôi nói với con: Bố có thể cho con tất cả, chứ không riêng gì lá gan. Bố sẽ làm mọi cách để cứu được con. Bố mong con cũng cố gắng như bố để một ngày nào đó, ca phẫu thuật thành công, bố con ta cùng về nhà".
Sau ghép, bệnh nhi này và các bệnh nhân được chăm sóc theo chế độ đặc biệt 24/24 giờ. Sức khỏe của các bệnh nhân diễn biến ổn định và theo dõi đánh giá chặt chẽ.
Trong ba năm thực hiện kỹ thuật ghép gan, tính đến đầu tháng 12-2020, Bệnh viện TƯQĐ 108 đã tiến hành ghép 60 ca. Riêng trong năm 2020 - dịch Covid-19 bùng phát, nhưng bệnh viện vẫn bảo đảm ghép thành công 40 ca ghép gan. Đặc biệt, trong tám ngày qua, bệnh viện đã tiến hành ghép năm ca.
Ghép gan từ người hiến sống chiếm 95%. Chức năng sống trên một năm sau khi thực hiện ghép gan đạt 90%. Đây là một thách quả vô cùng ý nghĩa đối với Bệnh viện TƯQĐ 108 và ngành y tế Việt Nam trong tiến trình chinh phục những đỉnh cao về lĩnh vực ghép tạng, là một trong những sản phẩm đặc biệt của đề án KHCN "Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người" do Bệnh viện TƯQĐ 108 chủ trì.
Gan bị suy nặng, bé trai 13 tuổi được sống nhờ phần gan hiến của người bố Trẻ được chuyển đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn, chức năng gan suy rất nặng. Các bác sĩ phải chuẩn bị ghép gan cấp cứu. Cách đây 5 tháng, cậu bé đã trải qua cuộc phẫu thuật thông liên thất. Tuy nhiên, những tuần gần đây, sức khỏe của em yếu đi và được chẩn đoán bị suy gan cấp,...