11 chiếc điện thoại vừa lạ vừa độc của huyền thoại một thời Nokia
Nokia từng là một nhà sản xuất rất chăm chỉ ra mắt những mẫu điện thoại độc lạ.
Trước khi những chiếc smartphone dường như có thiết kế bão hoà và một màu như hiện nay, các nhà sản xuất điện thoại không ngại thử nghiệm những thiết kế lạ và thậm chí kì quặc. Nokia là một trong số đó. Dưới đây là 11 mẫu điện thoại được cho là kì quặc nhất mà ông lớn di động một thời từng trình làng.
1. Nokia 3600, 3620 và 3650
Ba chiếc điện thoại Nokia này đều có chung một ngôn ngữ thiết kế làm nhiều người nhớ đến một chiếc điều khiển TV từ xa với điểm khác biệt lớn nhất nằm ở cách bố trí bàn phím cứng. Chiếc 3650 được trình làng năm 2012, trong khi đó chiếc 3620 và 3600 phải tới 2013 mới ra mắt. Được trang bị màn hình màn hình 176 x 208 pixel, Nokia 3600, 3620 và 3650 chạy hệ điều hành Symbian Series 60.
2. Nokia E70, 6822, 6820, 6810, 6800
Bắt đầu bằng chiếc Nokia 6800 (ra mắt năm 2002) và kết thúc với chiếc Nokai E70 từ năm 2005, những gì chúng ta có ở đây là một loạt những chiếc điện thoại nhắn tin. Khi đóng lại, chúng giống những chiếc điện thoại với thiết kế hình thanh kẹo cồng kềnh cùng bàn phím số tiêu chuẩn. Tuy nhiên bí mật nằm ở phần bàn phím QWERTY đầy đủ được giấu bên dưới. Khi mở ra đầy đủ, những chiếc máy này trông không khác một chiếc đồng hồ đeo tay khổng lồ.
Nokai E70 là chiếc máy mới và tiên tiến nhất trong series này. Nó đương trang bị kết nối 3G, Wi-Fi, hệ điều hành Symbian S60 phiên bản ba, màn hình 2,1 inch độ phân giải 352 x 416 pixel, bộ nhớ trong 64 MB và camera sau 2 MP. E70 có giá 500 USD ở thời điểm lên kệ và được xếp vào phân khúc cao cấp thời điểm đó.
3. Nokia 7600
Đã 15 năm kể từ thời điểm Nokia trình làng chiếc 7600 (điện thoại thứ hai của hãng này hỗ trợ kết nối 3G), chiếc máy này vẫn xứng đáng. Nằm trong danh sách những chiếc điện thoại độc đáo nhất với thiết kế hình chiếc lá mà nhiều người cho là khá khó cầm.
Nokia 7600 được trang bị màn hình 2 inch độ phân giải 128 x 160 pixel cùng camera VGA.
4. Nokia N-Gage và N-Gage QD
Nokia N-Gage và N-Gage QD thể hiện những bước nhìn xa trông rộng của Nokia với mục tiêu cho ra đời những chiếc điện thoại chuyên phục vụ mục đích chơi game. Dù vậy, chúng lại không đạt được quá nhiều thành công về mặt thương mại.
Ra mắt năm 2003, Nokia N-Gage bị chỉ trích khá nhiều khi không mang lại trải nghiệm chơi game tốt. Thiết bị kế nhiệm, Nokia N-Gage QD, ra mắt một năm sau đó nhưng cũng không thay đổi được quá nhiều quan điểm của người dùng.
5. Nokia 7700
Video đang HOT
Nokia 7700 được nhiều người ví von là một chiếc N-Gage xoay ngược. Máy không có một bàn phím cứng thông thường, thay vào đó là màn hình cảm ứng 3,5 inch 640 x 320 pixel cùng bút tương tác. Nokia 7700 được công bố vào năm 2003 nhưng Nokia đã huỷ dự án này một năm sau đó khiến 7700 là chiếc điện thoại chưa từng được lên kệ.
6. Nokia 7710
Trong khi Nokia 7700 không thể tiến ra thị trường thì chiếc 7710 đã lên kệ vào năm 2004 – trở thành chiếc điện thoại smartphone thương mại đầu tiên của Nokia có màn hình cảm ứng (3,5 inch TFT, 65k màu, 640 x 320 pixel). Đây cũng là chiếc máy đầu tiên và duy nhất dùng nền tảng Series 90.
Trong trường hợp bạn chưa biết, Nokai 7710 cũng là chiếc điện thoại di động đầu tiên có hệ thống định vị vệ tinh (mặc dù bộ nhận tín hiệu vệ tinh được bán rời.)
7. Nokia N90, N93 và N93i
Nokia N90 (2005), N93 (2006) và N93i (2007) sử dụng cùng ngôn ngữ thiết kế gấp mở và màn hình xoay khiến chúng trông như những chiếc máy quay cầm tay chuyên dụng. Sức mạnh và điểm nhấn của máy nằm ở camera Carl Zeiss với đèn flash LED (2 MP trên N90, 3,2 MP với khả năng quay video 30 fps trên N93).
8. Nokia 7280
Nokia 7280, còn được biết đến với biệt danh “điện thoại son môi”, ra mắt năm 2006 dưới dạng một chiếc điện thoại cơ bản. Máy có màn hình cực nhỏ cùng độ phân giải 208 x 104 pixel trong khi cũng không có bàn phím. Thay vào đó người dùng sẽ nhập liệu dưới phương thức xoay và điều này khiến việc nhắn tin trên chiếc 7280 là một trải nghiệm tồi tệ.
9. Nokia 3250 và 5700 XpressMusic
Được thiết kế dành riêng cho những người yêu nhạc, Nokai 3250 và 6700 XpressMusic từng là ước mơ của không ít người khi được ra mắt lần lượt vào năm 2005 và 2007. Cả hai đều có một phần của thân máy có thể xoay được. Phần xoay này được bố trí bàn phím số, camera 2 MP và các phím điều chỉnh chuyên dụng cho chơi nhạc.
10. Nokia N91
Với 4 GB bộ nhớ trong, Nokia N91 là chiếc điện thoại trong mơ với những người thích trải nghiệm đa phương tiện vào năm 2006. Chiếc máy này cũng được đánh giá cao ở chất lượng âm thanh vượt trội, các phím điều khiển chơi nhạc chuyen dụng có thể trượt để lộ ra bàn phím, kết nối 3G, Wi-Fi và camera sau 2 MP. Máy có thân máy khá dày (22 mm) nhưng ở thời điểm năm 2006 thì đây không phải một vấn đề quá lớn.
11. Nokia Twist 7705
Danh sách những chiếc điện thoại kì quặc của Nokia được chốt lại bằng chiếc Nokia Twist 7705. Máy được ra mắt năm 2009 với phần bàn phím QWERTY khá kì lạ cùng một lỗ tròn mà nhiều người dùng để… treo chìa khoá.
Smartphone ngày nay trông giống nhau đến nhàm chán và một phần là bởi chúng ta muốn vậy
Phải chăng, câu hỏi cuối cùng không phải là "Tại sao tất cả các smartphone trông giống nhau?", mà chính là "Liệu mọi người thực sự cần một thiết kế khác?".
Trong lịch sử điện thoại, từng có một thời kỳ mà các thiết bị này được thiết kế với "muôn hình vạn trạng", đủ mọi kiểu cách. Thời kỳ này diễn ra sau những chiếc điện thoại to bự đầu tiên và trước thời đại smartphone ngày nay.
Ví dụ như chiếc Nokia N-GAGE trông giống như một thứ gì đó từ một tập phim Star Trek. Điện thoại lật, trượt, điện thoại nghe nhạc, cho đến thiết bị có hình dáng kỳ dị, mọi thứ đều có thể.
Motorola StarTAC Rainbow, Nokia N-GAGE, Motorola V70; Samsung Juke, Nokia 7600, Siemens Xelibri 4
Hãy nhìn vào những thiết bị ở trên! So với ngày nay thì chúng giống như những thứ gì đó từ một nhà phát minh lập dị. Liệu những điện thoại này đều có chức năng, hiệu quả và mạnh mẽ đáng kinh ngạc? Dĩ nhiên là không! Một số trong những thiết bị kỳ lạ này thậm chí còn khó sử dụng bình thường được. Nhưng thiết kế của chúng đủ để khiến mọi người phấn khích.
Ngày nay, dù trong túi chúng ta có một chiếc điện thoại thông minh siêu mạnh mẽ nhưng chúng ta không còn cảm giác phấn khích về thiết kế nữa. Làm thế nào mà từ các điện thoại có vô vàn hình dáng, chúng ta lại chỉ còn những smartphone với màn hình hình chữ nhật trong na ná nhau?
Trọng thiết kế hơn tính năng
Những chiếc điện thoại đầu tiên được chế tạo với mục đích duy nhất là xử lý cuộc gọi. Ăng-ten lớn, màn hình nhỏ, và gần như không xem xét đến thiết kế. Tuy nhiên, công nghệ đã đi lên và điện thoại không còn là một "gia tài" lớn nữa. Đó là khi các nhà sản xuất bắt đầu nghĩ về các yếu tố như tính di động, thiết kế và độ "ngầu". Thậm chí dù điều đó có gây khó khăn khi sử dụng.
Chiếc Nokia lộng lẫy
Thiên niên kỷ mới đã khởi đầu, chúng ta bắt đầu có điện thoại nắp gập dành cho phụ nữ, các model cho giới tuổi teen đầy màu sắc với vỏ có thể thay thế, điện thoại tích hợp nhiều tiện ích và thiết bị cho doanh nhân. Bất kể bạn thuộc nhóm văn hóa nào, đều có điện thoại cho bạn. Chuyển nhanh đến năm 2007, khi một bước ngoặc bất ngờ xảy ra.
Quả táo chín cây
Không thể phủ nhận rằng Apple đã làm mọi thứ đảo lộn vào năm 2007 với việc giới thiệu iPhone. Công ty đã cho thế giới thấy chiếc điện thoại của tương lai sẽ trông như thế nào. Tất nhiên, điện thoại thông minh đã xuất hiện trước iPhone, nhưng chúng có giao diện cồng kềnh, hướng đến việc kinh doanh và bảo thủ trong thẩm mỹ, điều này khiến chúng không phải thiết bị dành cho mọi người.
iPhone và những "nạn nhân"
BlackBerry và Nokia giữ vững vị trí của mình trong một thời gian với Symbian và BBOS, nhưng họ chỉ đang trì hoãn điều không thể tránh khỏi.
Chẳng mấy chốc, điện thoại nhà Táo đã trở thành thiết bị được sao chép nhiều nhất, thậm chí một số vụ kiện đã xảy ra, nhưng cuối cùng chúng ta phải thừa nhận rằng sự hợp nhất điện thoại đã bắt đầu. Symbian, WebOS và Bada đều trở thành ký ức và nhường chỗ cho bộ đôi Android và iOS. Và trên mặt trận phần cứng, bàn phím vật lý đã "thoái vị" và nhường "ngai vàng" cho một vị vua mới đăng quang - màn hình cảm ứng.
Cuộc chiến màn hình lớn
Người dùng nhanh chóng nhận ra màn hình lớn hơn mang lại trải nghiệm tốt hơn. Giao diện màn hình cảm ứng giúp mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều và nếu bạn không tin, chỉ cần thử gửi tin nhắn trên điện thoại được trang bị bàn phím T9 cũ. Trong khi đó, tốc độ mạng được cải thiện và việc xem nội dung trực tuyến mượt mà đã trở thành hiện thực. Camera điện thoại cũng phát triển và nói chung, có rất nhiều điều bạn có thể làm trên điện thoại được hưởng lợi từ màn hình lớn hơn.
Tuy nhiên, tất cả các pixel yêu cầu năng lượng, và với màn hình lớn hơn, pin sẽ phải lớn hơn. Khi chúng ta ghép mảnh hình chữ nhật lớn lại với nhau trên một thân máy vừa để bỏ túi thì đã không để lại nhiều chỗ cho sự sáng tạo thiết kế.
Các nhà sản xuất bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang để cung cấp màn hình lớn nhất có thể và chúng ta đã có dòng Phablet, sự giao thoa giữa điện thoại và máy tính bảng. Thậm chí sau này khái niệm phablet cũng dần biến mất khi màn hình ngày một to ra.
Tuy nhiên, dù thế nào thì màn hình vẫn là màn hình, bạn có thể cắt gọt các viền cho nhỏ lại, bạn có thể bẻ cong cạnh cho đẹp mắt, nhưng nhìn chung chúng vẫn là một tấm hình chữ nhật chiếm phần lớn mặt trước của điện thoại và đó là điểm chung của các điện thoại ngày nay. Thậm chí còn có một số điện thoại mô-đun ra mắt, nhưng mọi người đã không quan tâm. Kết quả cuối cùng là như thế này:
Vậy thì, tại sao các điện thoại lại giống nhau?
Thiết kế màn hình bezelless và pin lớn hơn là tốt, nhưng cũng là một điều hạn chế. Điện thoại thực tế được chế tạo xung quanh màn hình và pin của chúng, do đó tập trung và hai thứ này đã khiến các hãng không còn không gian cho sự đa dạng thiết kế.
- Mọi người thích những thứ cao cấp mà họ quen dùng và các nhà sản xuất tiếp tục chọn tùy chọn an toàn. Đây là lý do tại sao gần như tất cả các điện thoại được làm bằng kính và kim loại
- Hầu hết sự khác biệt về thiết kế trên điện thoại hiện đại đều bị che khuất bởi ốp lưng.
- Bàn phím cứng thực tế đã lỗi thời và các thử nghiệm như thiết kế mô-đun đã không thành công.
- Chúng ta chỉ còn lại hai hệ điều hành: Android và iOS. iPhone thì "một mình một chợ" còn các máy Android cũng có bề ngoài và cách hoạt động na ná nhau.
- Các hãng sao chép lẫn nhau. Không có công ty nào xấu hổ khi sao chép một tính năng hoặc yếu tố thiết kế từ người khác. Đồng thời, rất ít công ty sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới vì những điều này hiếm khi được đền đáp vì mọi người đã quá quen với cái cũ.
Chúng ta đã cam chịu mang theo những chiếc điện thoại trông giống nhau. Tuy nhiên, khi có sự phát triển của công nghệ, mọi thứ sẽ không dậm chân tại chỗ. Ít nhất là không ở tại chỗ quá lâu.
Bẻ cong truyền thống
Dần dần tất cả chúng ta đã tạo ra vòng tròn luẩn quẩn này. Các nhà sản xuất smartphone đã cung cấp cho mọi người những gì họ cần và muốn, nhưng họ đã làm điều đó quá lâu đến nỗi mọi người đã thực sự quen với thiết kế kính - kim loại, màn hình lớn và hệ thống nhiều camera. Rốt cuộc, smartphone trông giống nhau vì mọi người cứ muốn mua cùng một thiết kế.
Dù vậy, một số công ty nghĩ rằng đã đến lúc phải thay đổi. Và đó là cách mà màn hình linh hoạt được sinh ra.
Công nghệ màn hình gập không hẳn là quá mới, nhưng có lẽ đến bây giờ, các nhà sản xuất đã quyết định rằng việc thay đổi thiết kế dù tiềm ẩn rủi ro tài chính rất lớn nhưng vẫn cần thiết để thay đổi, và chúng ta đã có được Galaxy Folds và Z Flips của ngày hôm nay. Chúng ta đã thấy sự thay đổi đáng kể đầu tiên của thiết kế điện thoại thông minh trong hơn một thập kỷ.
Liệu nó có thể tồn tại lâu hay không là một câu hỏi mở, nhưng smartphone màn hình gập đã hồi sinh một thiết kế từ quá khứ (điện thoại nắp gập) và sinh ra một thiết kế khác (máy tính bảng gập).
Phải chăng, câu hỏi cuối cùng không phải là "Tại sao tất cả các điện thoại trông giống nhau?", mà chính là "Liệu mọi người thực sự cần một thiết kế khác?". Chúng ta đã sẵn sàng cho một sự thay đổi chưa? Liệu đã có công nghệ cần thiết để thay thế? Chúng ta hãy hy vọng sẽ thấy một chương khác trong cuốn sách tuyệt vời về công nghệ. Còn bây giờ, có vẻ nhưng ta phải tiếp tục chung sống bình thường với cái thiết kế quen thuộc này thêm một thời gian nữa.
Cười ngất với những chiếc điện thoại hình thù 'hư cấu' nhưng lại có thật Điện thoại hình thù 'hư cấu' như một chiếc máy quay phim, chiếc radio nghe bản tin hay được thiết kế giống hệt một bao thuốc lá sẽ khiến cho bạn phải 'mắt chữ A miệng chữ O' chiêm ngưỡng. Nokia có lẽ là "ôm trùm" của những chiếc điện thoại hình thù "hư cấu" khi sở hữu nhiều phiên bản trông khá...