10X xứ Nghệ giành vòng nguyệt quế Olympia và câu chuyện bỏ trường chuyên về học trường làng
Hoàng Công Gia Bảo đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ khác để giành vòng nguyệt quế trong cuộc thi tuần đầu tiên của quý IV năm 2021, chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
Từ cậu bé nhút nhát đến giành vòng nguyệt quế Olympia
Ngày 23/8, cuộc thi tuần đầu tiên quý IV Đường lên đỉnh Olympia có 4 thí sinh tranh tài: Phạm Bùi Hải Đăng (THPT Gia Viễn A, Ninh Bình), Hoàng Hồng Đức (THPT Lương Văn Tri, Lạng Sơn), Phạm Việt Hoàng (THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội) và Hoàng Công Gia Bảo ( THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghệ An).
Trong phần thi Khởi động, Gia Bảo tạo được ưu thế dẫn đầu với 90 điểm. Tiếp đến Hải Đăng 70 điểm, Việt Hoàng 60 điểm, Hồng Đức 50 điểm. Cuộc đua càng trở nên nghẹt thở khi bước sang phần thi Vượt chướng ngại vật.
Các thí sinh đều lần lượt giải được đáp án ở các ô hàng ngang của phần thi. Việt Hoàng đến Hải Đăng nhấn chuông trả lời từ khóa song không chính xác nên tạm dừng cuộc chơi.
Kết quả cuối cùng phần Vượt chướng ngại vật, Hồng Đức là người giải được đáp án về câu hỏi liên quan đến đại tướng Võ Nguyên Giáp, tiếp đó, giải từ khóa cần tìm là “Văn” – bí danh của đại tướng.
Sau phần thi này, Hải Đăng, Hồng Đức và Gia Bảo cùng được 100 điểm, Việt Hoàng 70 điểm.
Tiếp đến phần thi Tăng tốc điểm số của các thí sinh đã có nhiều sự thay đổi. Trong đó, Gia Bảo vươn lên mạnh mẽ với 250 điểm. Việt Hoàng 180 điểm, Hải Đăng 160 điểm và Hồng Đức 140 điểm.
Phần thi Về đích, Gia Bảo là thí sinh thi đầu tiên dự thi, lựa chọn gói điểm 10 – 20 – 20. Gia Bảo trả lời chính xác 2/3 câu hỏi để nâng điểm số lên 280.
Kết quả chung cuộc, thí sinh Hoàng Công Gia Bảo đã xuất sắc giành được vòng nguyệt quế với 300 điểm. Xếp sau là Phạm Bùi Hải Đăng với 280 điểm. Cùng về vị trí thứ ba, Phạm Việt Hoàng (THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội) 225 điểm và Hoàng Hồng Đức (THPT Lương Văn Tri, Lạng Sơn) 80 điểm.
Video đang HOT
Gia Bảo giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia với số điểm 300.
Trò chuyện với Infonet, chàng trai 10X xứ Nghệ này không ngần ngại thừa nhận, bản thân mình là người khá nhút nhát, ít nói. Gia Bảo muốn chinh phục Olympia là vậy nhưng quyết định tham gia phải nhờ công rất lớn của thầy cô và gia đình. Họ đã luôn ở bên, tiếp thêm động lực để Gia Bảo dám đăng ký dự thi và xuất hiện trên sóng truyền hình.
Về mục tiêu trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Gia Bảo mong muốn được khẳng định mình và thực hiện ước mơ đem vòng nguyệt quế về cho gia đình, đặc biệt là niềm tự hào to lớn phần nào cho mái trường THPT Nguyễn Duy Trinh (Nghệ An). Và để làm được điều đó, em luôn tự nhủ lòng mình sẽ phải cố gắng thật nhiều, trang bị thêm cả kiến thức lẫn kĩ năng để “đánh bại” nhiều đối thủ trong chương trình.
Góc học tập của Gia Bảo
Từng từ bỏ trường chuyên của tỉnh về học trường làng
Được biết, Hoàng Công Gia Bảo (sinh năm 2004) tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Em sinh ra trong 1 gia đình có mẹ là giáo viên nhưng đã nghỉ hưu còn bố làm lao động tự do.
Trước khi học tập tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Gia Bảo từng có quãng thời gian học tập tại trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn nên em quyết định chuyển trường về gần nhà để đỡ tốn kém chi phí học tập. Với Gia Bảo, đó chính là quyết định khó khăn.
Gia Bảo chia sẻ: “Em cảm thấy buồn một khoảng thời gian khá lâu, dù sao đó cũng là thời gian giúp em phát triển và nhận được rất nhiều điều hay ho và khác biệt so với những gì em tưởng tượng, bản thân cũng đạt được ít nhất là điều bố mẹ mong muốn.
Ở thời điểm hiện tại, em cảm thấy hài lòng với quyết định của bản thân, bởi môi trường học tập tại THPT Nguyễn Duy Trinh rất tốt, thầy cô quan tâm, giúp đỡ em rất nhiều. Và hơn thế nữa, em được ở gần bố mẹ, em trai”.
Gia bảo chụp ảnh kỉ niệm cùng cô Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Gia bảo cùng các thầy cô trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Olympia là chương trình mà Gia Bảo yêu thích từ bé và ao ước một lần được xuất hiện với tư cách là thí sinh, bởi lẽ em yêu cảm giác được khám phá và trải qua sự chinh phục bất cứ điều mới mẻ nào nên em nghĩ chương trình này chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất với em đến thời điểm hiện tại.
Chia sẻ về tương lai, Gia Bảo mong muốn trở thành 1 bác sĩ giỏi, tận tâm để cứu chữa được nhiều người. Từ đó có điều kiện theo đuổi những kiến thức thú vị trong cuộc sống, bởi bản thân em luôn quan niệm: “Ngoài giáo dục thì sức khỏe, tính mạng là nền tảng và quan trọng ưu tiên”.
Nhận xét về cậu học trò của mình, cô Thanh Nhàn – Giáo viên Chủ nhiệm lớp 12A của Gia Bảo cho biết, Gia Bảo là người có tính tự giác, khiêm tốn, hoà đồng và đặc biệt thành tích học tập xuất sắc.
“Hành trình leo núi và chinh phục vòng nguyệt quế ở cuộc thi tuần của em ấy, ngay từ đầu cô trò đã xác định sẽ chắc chắn chạm được! Và thành tích của em ấy chính là kết quả xứng đáng nhất cho sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em và sự đồng hành của nhà trường.
Trong thời gian tới, tôi mong Gia Bảo tiếp tục cố gắng và hoàn thành xuất sắc những phần thi tiếp theo tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia”, cô Thanh Nhàn nhắn gửi tới học trò.
Ảnh: NVCC
Điểm trung bình ở Chuyên Trần Đại Nghĩa cao hơn nhiều trường top đầu
Ông Nguyễn Văn Hiếu, người đứng đầu Sở GD-ĐT, cho hay có 3 trường THCS top đầu thường có học sinh trúng tuyển cao hàng năm đều có điểm bình quân các môn xét tuyển thấp hơn Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
Trước đó, 243 phụ huynh lớp 9, chủ yếu là của phụ huynh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa gửi đơn đến Bộ GD-ĐT, UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM và nhiều lãnh đạo của thành phố... để phản đối về điểm khuyết khích khi xét tuyển vào trường chuyên.
Phụ huynh Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa cho rằng đây là một trong số ít các trường tổ chức thi tuyển đầu vào từ năm lớp 6, với tỉ lệ chọi rất cao (tỷ lệ 1/8 năm 2017) nên chất lượng học sinh đã được sàng lọc rất kỹ.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho hay Sở GD-ĐT đã gọi điện đến 243 người trong danh sách kiến nghị. Trong 243 trường hợp, chỉ có 120 em chưa trúng tuyển vào các trường chuyên, còn lại đã trúng tuyển vào Trường Phổ thông Năng khiếu, Trường Trung học Thực hành Sư phạm và các trường, lớp chuyên thuộc Sở.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT (Ảnh: Trung tâm báo chí)
Theo ông Hiếu, các phụ huynh cho rằng học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa kiểm tra đánh giá khắt khe hơn, điểm thấp hơn nên khi tính điểm bình quân để xét tuyển bị thiệt thòi là ý kiến chủ quan.
Cụ thể, có 3 trường THCS top đầu thường có học sinh trúng tuyển cao hàng năm là Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1), Trường THCS Nguyễn Du (Gò Vấp) và Trường THCS Hồng Bàng (Quận 5) đều có điểm bình quân các môn xét tuyển thấp hơn Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
Cụ thể, điểm bình quân môn Toán của học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa là 8,99 trong khi ở Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) chỉ có 7,8; Trường THCS Nguyễn Du (Gò Vấp) là 7,88 và Trường THCS Hồng Bàng (Quận 5) là 7,45.
Đối với môn Văn, điểm bình quân của học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa là 8,5; Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) là 7,44; Trường THCS Nguyễn Du (Gò Vấp) là 7,83; Trường THCS Hồng Bàng (Quận 5) là 7,59.
Với môn Tiếng Anh, điểm bình quân học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa là 9,28; Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) là 8,23; Trường THCS Nguyễn Du (Gò Vấp) là 8,14; Trường THCS Hồng Bàng (Quận 5) là 7.
Theo ông Hiếu, về đề kiểm tra Sở đã có quy định về khung năng lực, ma trận 4 - 3 - 2 - 1, cho nên không thể có đề nào khó hơn đề nào. Giữa trường này trường kia có xê xích một chút do năng lực học sinh và thói quen giáo viên ra đề nên độ chênh lệch điểm có thể xảy ra, nhưng điểm bình quân học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa vẫn cao hơn học sinh các trường nổi tiếng khác của thành phố.
Tuy nhiên, trước kiến nghị của phụ huynh, UBND TP.HCM đã cho phép xét tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu được giao, đồng thời bổ sung thêm 10% chỉ tiêu tuyển sinh các lớp chuyên, lớp không chuyên trong trường chuyên năm học 2021 - 2022 trên toàn thành phố.
Trong trường hợp số lượng xét tuyển vượt quá số học sinh chuyên theo quy định là 35 học sinh/lớp, các em được tuyển bổ sung sẽ không được hưởng chính sách tài chính dành cho học sinh chuyên.
Các trường chuyên, trường có lớp chuyên tổ chức kiểm tra, sàng lọc các học sinh trong lớp chuyên mà không có khả năng học chương trình chuyển vào cuối năm lớp 10 để đảm bảo nguồn học sinh có chất lượng.
Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung thêm chỉ tiêu lớp 10 chuyên, lớp 10 không chuyên Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép tuyển thêm 10% chỉ tiêu tuyển sinh của các lớp 10 chuyên, lớp 10 không chuyên trong trường chuyên. Tại văn bản 3013/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - ông Dương Anh Đức ký ngày 18/8, Ủy ban nhân dân thành phố đã...