10X thường bị nhầm là con lai chinh phục 5 học bổng
Phạm Mẫn Nhi là du học sinh trường Macquarie Sydney, Australia. Sau một năm được nhiều người biết đến, 10X đạt nhiều thành tích học tập nổi bật.
Phạm Mẫn Nhi (19 tuổi) là du học sinh ngành truyền thông, trường Macquarie University, Sydney, Australia. Một năm trước, 10X sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thường bị nhầm là con lai, thu hút sự chú ý trên mạng.
Nữ sinh khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định tạm ngừng việc học tập tại Hà Lan. Nhận ra ngành học và môi trường không phù hợp với tính cách năng động của bản thân, Mẫn Nhi lên kế hoạch tìm học bổng với hướng đi mới.
Cuối năm 2019, Nhi nhận được tin vui khi chinh phục liên tiếp 5 học bổng giá trị ở các trường đại học tại Australia gồm: Western Sydney, Wollongong, Macquarie và Monash.
Chia sẻ với Zing, Nhi cho biết bản thân hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống mới. Với tính cách hoạt náo vốn có, cô gái không mất quá nhiều thời gian để hòa nhập với môi trường ở Australia. “Từ lúc em bắt đầu làm YouTube thì mình mới hiểu thêm về chính bản thân, nhận ra đam mê mới với ngành truyền thông. Thành phố Sydney cũng là nơi nhộn nhịp, phù hợp với tính cách hướng ngoại của mình”, 10X nói.
Video đang HOT
Trong thời gian là du học sinh tại Hà Lan, Mẫn Nhi tích cực tham gia nhiều hoạt động. 10X từng là quán quân cuộc thi Sáng tạo nội dung Vietnam Creators Bootcamp mùa 1; Organizer cho TEDx Rotterdam, cộng tác viên cho TEDxSydney, giữ chức Hội trưởng Hội sinh viên Việt Nam ở Rotterdam và Phó ban truyền thông Hội học sinh Việt Nam tại Hà Lan.
Bật mí bí quyết giành học bổng, Mẫn Nhi cho rằng việc tạo sự khác biệt cho bộ hồ sơ là chìa khóa để gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh. Để đạt học bổng giá trị cao, điều kiện GPA phải trên 9.5. Tuy nhiên, nữ sinh thuyết phục ban giám khảo nhờ khai thác kinh nghiệm làm youtube. Nữ sinh bày tỏ kinh nghiệm rút ra là hãy làm bộ hồ sơ “lạ” nhất có thể”.
Kênh youtube của Mẫn Nhi đạt 42.000 theo dõi. 10X thường xuyên khoe các bộ hình nghệ thuật và cập nhật về cuộc sống thường ngày.
Nhi cho biết sắp tới cô bạn sẽ tiếp tục việc học, đồng thời trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới trong lĩnh vực truyền thông. 10X hy vọng bản thân có thể thoát khỏi vùng an toàn, thử thách bản thân. “Mình nhận ra rằng, tất cả mọi thứ mà mình đang làm hay những người xung quanh làm đều có mục đích cuối cùng là để hạnh phúc”.
Đào tạo bác sĩ: Không thể nào bao cấp mãi chỉ vì... nghèo
Trường ĐH Y Dược TP.HCM sẽ cấp học bổng từ năm đầu tiên dựa trên hoàn cảnh của sinh viên. Tuy nhiên các em phải học giỏi ở những năm tiếp theo để duy trì học bổng.
Gây sốc khi công bố mức học phí các ngành đào tạo năm 2020, trong đó có ngành Răng-Hàm-Mặt với mức học phí 70 triệu đồng/năm, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Y Dược TP.HCM cho hay, chiều 3/6 lãnh đạo nhà trường đã họp và tính toán việc hỗ trợ sinh viên khi tăng học phí.
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng)
Theo đó, ở năm đầu tiên tăng học phí, trường quyết định trích 15% kinh phí từ nguồn thu đưa vào quỹ học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên. Những sinh viên tuyển sinh năm 2020 sẽ được nhận học bổng khuyến khích học tập dựa trên hoàn cảnh.
Ông Khôi cho hay, dự tính có gần 800 trong số 2.312 sinh viên tuyển sinh năm 2020 được nhận được học bổng ngay từ năm thứ nhất.
Số lượng sinh viên nhận học bổng sẽ được phân chia cho từng khoa riêng. Có 4 mức học bổng là: 100%, 70%, 50% và 25% học phí.
"Đây là học bổng đầu vào, việc xét dựa trên hoàn cảnh sau khi các em vào trường. Tuy nhiên, sau khi được hỗ trợ ở năm thứ nhất, các em phải chứng tỏ năng lực bản thân, học giỏi ở những năm tiếp theo để duy trì học bổng. Nhà trường cam kết không có một sinh viên nào nghèo, học giỏi bị bỏ lại, nhưng trường không thể nào bao cấp mà nuôi và nuôi hoài thành bác sĩ chỉ vì nghèo", ông Khôi nói.
Theo ông Khôi, đây là lần đầu tiên Trường ĐH Y Dược TP.HCM cấp học bổng bằng cách xét hoàn cảnh của sinh viên ở năm đầu tiên. Lâu nay, ở năm thứ nhất chỉ những sinh viên thuộc đối tượng chính sách, ưu tiên được hưởng chế độ theo quy định. Còn lại tất cả đều phải hết năm học thứ nhất mới được xem xét cấp học bổng khuyến khích học tập.
Ở các năm tiếp theo, Trường ĐH Y Dược TP.HCM sẽ chỉ trích 10% kinh phí nguồn thu (theo quy định là 8%) để cấp học bổng khuyến khích học tập.
Ngoài ra sinh viên của trường có thể tiếp cận nguồn học bổng từ các đơn vị, cá nhân khác. Trên website của Trường ĐH Y dược TP.HCM có mục "học bổng" cập nhật các đơn vị, cá nhân cấp học bổng cho sinh viên của trường.
"Nhà trường muốn những bạn khó khăn, học giỏi được hỗ trợ, sau này ra trường sẽ đi làm với một trách nhiệm cao" - ông Khôi nói.
Riêng việc tăng học phí, ông Khôi tiếp tục khẳng định: Đào tạo y khoa muốn chất lượng cao thì phải đi với chi phí đào tạo. Tăng học phí thì một phần để tái đầu tư nâng cao chất lượng chứ không phải kinh doanh.
Lực học như nhau thì phải chấp nhận thực tế xã hội
Lãnh đạo một trường đào tạo Y cho hay, khi thực hiện tự chủ thì đương nhiên phải tăng học phí, bởi không còn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nữa.
"Ít nhất phải thu đủ chi, còn không thì phải hơn để phục vụ việc tái đầu tư nữa. Nếu không đủ học phí thì không thể nào có chất lượng được và không thể có bác sĩ tốt được".
Theo vị này, đào tạo ngành y rất tốn kém. Số tiền thu học phí hiện nay chỉ đảm bảo một phần chi phí đào tạo. Con số chi phí thực tế gấp vài lần. Nếu không có sự hỗ trợ nhiều từ ngân sách nhà nước thì không thể có mức học phí thấp như hiện nay.
Do đó, khi các trường tiến tới tự chủ, tăng học phí cao, thì các sinh viên nghèo chỉ có cách học thật xuất sắc để nhận được học bổng; còn không thì chỉ còn cách đi vay tiền để theo học.
"Lực học như nhau mà một anh giàu với một anh nghèo thì anh nghèo khi đó phải chấp nhận thực tế xã hội. Tất nhiên, không thể ngay lập tức tăng học phí lên cao quá nhưng đào tạo nghề y là phải vậy. Ở nước ngoài, phải là con nhà giàu mới học y. Nói vui là điều kiện cần là học giỏi, còn điều kiện đủ phải là con nhà giàu" - người này nói.
Vị lãnh đạo này cũng dẫn chứng, ở Mỹ hay Canada, một bác sĩ khi tốt nghiệp ra trường phải trả khoản nợ khoảng 300-500.000 USD (gần 700 triệu - hơn 1,1 tỉ đồng). Vì thế, văn hóa vay tiền để đi học là phải hình thành chứ không thể không.
Tuy nhiên, phải có các chính sách đồng bộ, mức thu nhập phải tương xứng để bác sĩ khi đi làm trả được khoản vay đó.
Nam sinh Quảng Ngãi trúng tuyển 21 đại học Nguyễn Lê Đông Hải, 18 tuổi, được 21 trường tại Mỹ, Anh, Canada và Singapore trao học bổng, trong đó ba trường đề nghị 4,2-6,8 tỷ đồng trong bốn năm. Về Quảng Ngãi nghỉ xuân từ tháng 3 và chưa thể quay lại Mỹ do Covid-19, Đông Hải, học sinh Học viện CATS Boston, học và thi online nốt chương trình phổ thông....