1001 thắc mắc: Loài vật nào chịu nóng giỏi nhất quả đất?
Một số loài động vật có khả năng sống sót và phát triển ở những nơi có môi trường khô hạn và nóng nhất trên Trái Đất.
Kiến chân dài sống ở sa mạc Sahara là một trong những động vật có sức chịu nóng tốt nhất hành tinh
Với đôi chân dài miên man, loài kiến này có thể tự tin bước trên sa mạc nóng bỏng để tìm thức ăn trong cái nắng lên tới 50 độ C.
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ “chẳng nhằm nhò” gì với những chú kiến bạc Sahara.
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra, cái nóng của sa mạc Sahara không phải là vấn đề với một loài kiến đã phát triển một hệ thống chống nhiệt hiệu quả và vô cùng “xì tai”.
Được biết đến dưới cái tên kiến bạc Sahara (tên khoa học là Cataglyphis bombycina), loài kiến này sở hữu bộ lông bóng bảy – thứ có thể gây ra sự phản xạ nội toàn (phản xạ hoàn toàn) ánh sáng như một lăng kính, một kỹ thuật cũng được sự dụng trong sợi quang học nhân tạo.
Họ cũng so sánh những con kiến bình thường với những con đã bị cạo lông để đánh giá cách ánh sáng dội lại và những con kiến bị nóng lên nhanh như thế nào dưới ánh sáng Mặt trời mô phỏng.
Họ nhận thấy, những con kiến bình thường có thể phản xạ ánh sáng gấp 10 lần so với những con đã cạo lông, và có thể giữ cơ thể mát hơn đến 2oC dưới ánh Mặt trời mô phỏng.
Bọ gấu nước
Bọ Tardigrades – còn gọi là bọ gấu nước (water bear) – vốn là một sinh vật… sống dai bậc nhất hành tinh này. Chúng có thể chống chọi được mọi điều kiện, từ chân không trong vũ trụ, đến môi trường có áp lực gấp 600 lần áp suất khí quyển. Có điều, chúng cần có nước để sống.
Các khoa học gia thuộc ĐH North Carolina (Mỹ) còn phát hiện ra một khả năng “bá đạo” nữa của gấu nước, đó là biến cơ thể thành thủy tinh để sống thêm hàng thập kỷ trong điều kiện không có nước.
Bọ gấu nước nổi tiếng với biệt danh “sinh vật bất tử” trên Trái đất. Thật không ngoa khi người ta đặt cho nó cái tên như thế bởi loài sinh vật này có khả năng tồn tại được trong điều kiện hết sức khắc nghiệt.
Video đang HOT
Cụ thể, năm 1842, một nhà khoa học người Pháp Doyère cho thấy bọ gấu nước vẫn sống sót được ở mức nhiệt…125C.
Cá pupfish
Nhiều loài cá pupfish sống ở châu Mỹ, vùng Caribe có khả năng thích nghi và sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đôi khi, chúng còn được xem là động vật cực hạn, theo National Geographic. Nếu bạn cho cá pupfish vào nước ngọt hay nước muối, nước có nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp, chúng vẫn sống tốt, Evan Carson, nhà sinh vật học tại Đại học New Mexico, Mỹ, cho biết.
Cá Ash Meadows Amaragosa pupfish sống ở những con suối có nhiệt độ nước bằng 37,7 độ C tại Vườn Quốc gia Thung lũng Chết, Mỹ. Nhưng nhiệt độ nước ở đây vẫn còn quá thấp so với suối nước nóng tại sa mạc Chihuahuan, Mexico.
Ví dụ, suối nước nóng El Pandenõ chảy trên sa mạc Chihuahuan là nơi sinh sống của cá Julimes pupfish. Nhiêt độ nước ở đây có thể lên tới 45,5 độ C. Cá bighead pupfish sống tại các suối nước nóng ở Banõs de San Diego, Mexico, nơi có nhiệt độ nước bằng 43,8 độ C.
Lừa hoang châu Phi
Nhiệt độ tại khu vực Dallol, phía bắc Ethiopia, thường đạt mức 48,8 độ C vào mùa hè. Nhưng điểm nóng này vẫn có khoảng 400 con lừa hoang châu Phi sinh sống. Chế độ ăn uống của lừa hoang châu Phi bao gồm các loại cỏ, vỏ cây và lá.
Để hạ nhiệt, lừa hoang châu Phi có quá trình trao đổi chất linh hoạt và khả năng uống nhiều nước trong thời gian ngắn. Nhưng chúng không cần nhiều nước giống như vật nuôi ở trang trại như cừu và dê, Fiona Marshall, nhà nhân chủng học tại Đại học Washington, Mỹ, cho biết.
Cáo Rppell
Sa mạc Lut, Iran, là một trong những địa điểm nóng nhất trên Trái Đất. Năm 2005, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từng đo được nhiệt độ cao nhất ở đây bằng 70,7 độ C.
Cáo Rppell, hay cáo cát, sống trên những bãi cát nóng của sa mạc Lut do có khả năng tiết kiệm nước. Loài động vật có vú này lấy nước chủ yếu từ việc ăn thịt con mồi. Chúng đi ăn vào ban đêm để giữ mát cơ thể và tránh làm mất đi độ ẩm quý giá.
Ngoài ra, cáo Rppell còn có một số đặc điểm thích nghi khác bao gồm: cơ thể nhỏ giúp tản nhiệt tốt hơn, tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể thấp để tiết kiệm năng lượng, nước tiểu cô đặc làm giảm lượng nước tiêu thụ.
Chuột Greater Bilby
Chuột Greater Bilby, hay chuột đất, là loài thú có túi sống tại vùng có khí hậu khô hạn ở Queensland, Australia. Các vệ tinh của NASA từng đo được nhiệt độ cao nhất trong khu vực là 69,4 độ C vào năm 2003.
John Wairnowski, nhà sinh vật học tại Đại học Charles Darwin, Australia, cho biết chuột greater bilby có thể tránh nhiệt độ quá cao bằng cách xây dựng và trú ẩn trong hệ thống hang động phức tạp dưới mặt đất. Chúng đào các hang xoắn ốc bằng chân và móng vuốt. Hang có thể sâu 2 m và dài 3 m.
Vẹt đêm
Wairnowski cho biết, một động vật khác tại Australia có thể sống trong môi trường nhiệt độ cao là loài vẹt đêm (night parrot). Đây là những con vật khá nhút nhát, chúng chỉ đi ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm và ẩn nấp trong các tán cây vào ban ngày để tránh nóng.
Vẹt đêm từng được coi là tuyệt chủng cục bộ ở Queensland cho đến khi người ta phát hiện lại nó vào năm 2013.
1001 thắc mắc: Những loài động vật nào 'tự ăn thịt mình'?
Trong khi nhiều loài vật tìm mọi cách để sinh tồn, một số loài lại có tập tính tự ăn chính các bộ phận cơ thể của chúng, hành vi này gọi là 'tự ăn thịt mình'.
Trong thế giới tự nhiên, động vật ăn thịt kẻ thù hay đồng loại là điều hết sức bình thường để sinh tồn, cân bằng sinh thái. Tuy nhiên động vật tự ăn bản thân của chính mình thì lại là chuyện khác.
Hải tiêu được coi là loài động vật khá rùng rợn bởi chúng tự ăn não của mình trong quá trình phát triển.
Hải tiêu
Động vật tự ăn bản thân đầu tiên trong danh sách này là hải tiêu. Xuất hiện khắp các đại dương và thường sống bám vào thân tàu hoặc các các vật thể khác như đá hoặc san hô, hải tiêu dễ làm chúng ta lầm tưởng đó là một loài thực vật với màu sắc hết sức đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, bạn đừng để diện mạo hiền lành của nó đánh lừa. Hải tiêu được coi là loài động vật khá rùng rợn bởi chúng tự ăn não của mình trong quá trình phát triển.
Thực chất đó là quá trình sinh trưởng từ hải tiêu non với hình hài khá giống với nòng nọc (có đầy đủ mắt, não và đuôi) đến khi gắn cơ thể cố định vào một mặt bám và tiêu biến tất cả các bộ phận, chỉ còn lại một đốt thần kinh.
Có hải tiêu khi sinh sản từ thân mọc ra một mầm non, mầm này lớn dần lên rồi rời khỏi thân mẹ phát triển thành một cơ thể mới. Đó là mầm sinh thực của hải tiêu. Có hải tiêu lại sinh sản hữu tính, khi đó, hải tiêu lưỡng tính, trứng và tinh trùng không chín đồng thời nên không thể tự thụ, đành phải 'đi lại' với con hải tiêu khác.
Dế đuôi ngắn tự ăn đôi cánh của mình
Dế đuôi ngắn là loài dế có màu nâu nhạt, cơ quan sinh sản bị tiêu biến và khả năng đào hang rất thông minh. Khi hoàn thành, hang dế có nhiều phòng và lối đi lại thuận tiện - là nơi chúng dành phần lớn thời gian, trừ lúc đi tìm thức ăn và bạn tình.
Tuy nhiên, chúng lại có sở thích hết sức đặc biệt là tự ăn đôi cánh của mình. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hành vi kỳ lạ này.
Ăn chính mình vì tưởng mình là con mồi
Rắn ăn rắn là chuyện khá phổ biến nhưng có lẽ rắn tự ăn mình là câu chuyện kỳ dị khiến nhiều người sửng sốt.
Cùng với đó, khi đi săn, mùi của con mồi đôi khi sẽ bám vào phần đuôi của chúng. Khi đánh hơi thấy mùi này, nó cũng sẽ nghĩ đó là con mồi và ăn ngấu nghiến nó.
Rắn có bộ não nhỏ và chúng thiên về phản xạ hơn là tự chủ trong hành động, nên thường không ý thức được các hành động của mình. Cho tới khi nhận ra chính bản thân đang tự ăn mình thì đã quá muộn. Phần nọc độc dù nhỏ của chính con rắn cũng đủ khiến nó bỏ mạng.
Tiến sĩ Ajit Varki thuộc trường Đại học California (Mỹ) cho biết, loài rắn ăn đuôi mình là hành động phản xạ "hiểu lầm". Chúng không hề muốn tự sát như nhiều người vẫn nghĩ.
Giải thích điều này, tiến sĩ Varki cho biết: Để thu hút con mồi, một số loài thường vẫy đuôi để "bẫy mồi". Do hạn chế về tầm nhìn, chúng thiên về phản xạ nhiều hơn.
Do đó, hành động vẫy đuôi khiến chúng lầm tưởng đó là con mồi và dẫn đến hành động nuốt đuôi mình. Nọc độc chúng sở hữu lúc này trở thành vũ khí khiến chúng tự giết mình (trường hợp của loài rắn cây nâu Australia).
Nguyên nhân thứ 2 khiến loài rắn nhai đuôi, theo giải thích của chuyên gia thuộc Viện Smithsonia (Mỹ), đến từ tập tính săn mồi theo khả năng định vị mùi của loài rắn.
Khi đi săn mồi, ở nơi mà chúng trườn qua, mùi con mồi vô tình bám vào đuôi chúng. Do hạn chế về tầm nhìn nên chúng tưởng đó là con mồi ngay cạnh. Theo phản xạ, chúng nhanh chóng nhai phần đuôi mà chúng tưởng là con mồi béo bở.
Mèo có thói quen ăn nhau thai và uống nước ối của chúng sau khi sinh nở
Mèo có thói quen ăn nhau thai và uống nước ối của chúng sau khi sinh nở. Mục đích hành động này ở từng loài là không giống nhau, nhưng nhà khoa học Cynthia W. Coyle tới Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ cho rằng hành vi này là để giảm đau khi sinh đẻ.
1001 thắc mắc: Loài cá nào biết 'sủa'? Một môi trường dưới nước có rất nhiều âm thanh và ở Amazon, cá Piranha là những người hàng xóm khá ồn ào. Chúng tạo ra những tiếng 'sủa' đặc biệt bằng cách ép các bóng bơi của chúng thành các hình dạng khác nhau. Cá Piranha có nguy hiểm như bạn nghĩ? Sông nước Amazon là nơi sinh sống của một loài...