1001 thắc mắc: Loài chuột nào trông kinh dị mà lại miễn dịch với các chứng ung thư?
Loại động vật có rất nhiểu thuộc tính quan trọng đối với con người. Thứ nhất, chuột chù ‘ khỏa thân’ này miễn dịch với các chứng ung thư.
Chuột chũi không lông sở hữu nhiều khả năng khiến con người kinh ngạc.
Tuổi đời của loài vật này lên đến 28 năm – điều này thật sự khó tin đối với các loài động vật có vú. Thêm nữa, nó không lão hóa nhiều trong 28 năm tuổi đời. Trẻ, khỏe, dẻo dai suốt ngày dài là những thuộc tính đỉnh cao của loài vật tuyệt vời này.
Loại chuột chù này thường được con người sử dụng để nghiên cứu về việc bào chế thuốc chữa ung thư và những nghiên cứu về việc lão hóa. Không chỉ là loài động vật kì lạ có vẻ ngoài hơi “kinh dị”, chuột chù “khỏa thân” còn là loài vật đóng vai trò quan trọng đối với con người.
Vì sao chúng không sợ ung thư?
Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, chuột chũi “khỏa thân” có một nhóm gen sản sinh ra 4 protein chịu trách nhiệm ngăn cản các tế bào bị tổn hại và tiềm tàng khả năng gây ung thư, nhân lên gấp bội. Do đó, những protein này đã ngăn cản các khối u phát triển.
Cả con người và các loài chuột khác, vốn đều mắc bệnh ung thư, được ghi nhận cũng sở hữu nhóm gen này, nhưng chỉ sản sinh ra 3 protein trong số trên, gồm p16INK4a, p15INK4b and ARF. Protein thứ 4, pALTINK4a/b, ở chuột chũi không lông được hình thành từ sự kết hợp của 2 protein khác và có khả năng ngăn ung thư phát triển tốt hơn những protein còn lại, nên nó còn được gọi là “siêu protein”.
Giáo sư Vera Gorbunova, nhà sinh vật học đứng đầu nghiên cứu thuộc Đại học Rochester (Mỹ), cho biết: “Mặc dù công trình của chúng tôi không loại bỏ khả năng siêu protein tồn tại trong một số điều kiện nhất định ở người và các loài chuột khác, nhưng khả năng này rất nhỏ. Chúng ta càng hiểu rõ nhóm gen đó và kiểm soát đột biến của chúng, cơ hội kiểm soát được một số loại ung thư của chúng ta càng cao”.
Ông Gorbunova và các cộng sự hy vọng, loại protein mới phát hiện trên có thể được sử dụng để phát triển các cách chữa trị mới, giúp ngăn chặn ung thư lây lạn hoặc thậm chí hình thành ở người. Chuột chũi khỏa thân dành phần lớn cuộc đời dưới lòng đất. Chúng là một trong 2 loài động vật có vú duy nhất trên Trái đất được ghi nhận sống thành bầy đàn, phụng sự một nữ hoàng duy nhất chuyên trách việc sinh nở.
Ngoài hình thù cổ quái với lớp da nhăn nhúm màu hồng, không lông và hàm răng kiếm, chuột chũi Đông Phi còn là loài có tuổi thọ cao hàng đầu trong họ động vật gặm nhấm. Một điều đặc biệt nữa là, cơ thể của chúng không bao giờ thoái hóa mà có thể tái tạo không ngừng cho đến khi chết.
Cách sinh tồn ghê rợn của “chuột khỏa thân”
“Chuột khỏa thân” là loài động vật có ngoại hình xấu xí nhưng chúng lại có khả năng sinh tồn mạnh mẽ tới mức đáng kinh ngạc. Và để có thể sống sót sau khi sinh, chuột con bắt buộc phải ngậm phân của mẹ.
“Chuột khỏa thân” thực chất là chuột dũi trụi lông (naked mole rat). Chúng có làn da nhăn nheo, xấu xí nhưng lại sở hữu những khả năng vô cùng ấn tượng: không thấy đau, không cần oxy vẫn sống được ít nhất 20 phút, gần như miễn nhiễm hoàn toàn với bệnh ung thư.
Khác với loài chuột thông thường, “chuột khỏa thân” sống theo các vùng thuộc địa giống với kiến, ong và mối. Tức là chúng sống phân cấp xã hội rõ ràng, có một con chuột “chúa” và các chuột “thợ” xung quanh.
Trong cuộc nghiên cứu cấu trúc xã hội bất thường này, các chuyên gia Nhật Bản đã phát hiện một sự thật kinh dị về cách sinh tồn của chúng. Sau mỗi lần sinh nở, chuột chúa sẽ… nhét phân của mình vào mồm chuột con theo đúng nghĩa đen.
Hành động thành thật quái đản và kinh dị, nhất là khi đối tượng tiếp nhận lại là các con non chưa nhận biết được xung quanh. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tìm hiểu và nhận thấy rằng, đó là cách để chuột mẹ giúp con mình sinh tồn và trưởng thành.
Những thú vị về loài chuột
Chuột bị mù màu. Chúng cũng không thích ánh sáng ban ngày. Nói cách khác, chuột là loài hoạt động về đêm. Trong bóng đêm, chúng mới có cơ hội tự tung tự tác.
Thính giác của chuột rất tốt. Chúng có thể nghe thấy những âm thanh trong phạm vi siêu âm. Khi liên lạc với nhau, chuột tạo ra cả những âm thanh thông thường (con người có thể nghe thấy) và cả siêu âm (âm thanh mà tai người không thể nghe thấy được).
Nước tiểu của một con chuột đực khác với nước tiểu của một con chuột cái. Thành phần nước tiểu của chuột đực có 5 yếu tố mà nước tiểu của chuột cái không có.
Chuột khi mới sinh bị mù và chúng cũng không có lông trên cơ thể.
Chuột ngủ hơn 12 tiếng một ngày. Hẳn rất nhiều người trong số chúng ta cũng phải ghen tỵ với loài chuột về mặt này.
Chuột có tổ chức rất gọn gàng. Những con chuột được thuần hóa hay nuôi làm thú cưng còn biết chia tổ thành chỗ để ăn uống, ngủ và đi vệ sinh!
Chuột là động vật khá thông minh. Chúng có thể chơi được một số ô chữ và tìm đường thoát ra khỏi mê cung.
Chuột có thể nhảy được lên cao 50cm. So với kích thước của loài chuột thì đây quả là một con số đáng nể. Không chỉ vậy, chuột cũng là một tay leo trèo và bơi lội cừ khôi.
Trong thần thoại Hy Lạp, thánh Apollo đôi khi được gọi là Apollo Smintheus, nghĩa là thánh Apollo chuột. Trong đền thờ ông còn có một con chuột bạch dưới bàn thờ.
Tại Ai Cập, một con chuột được nấu chín có thể làm vị thuốc chữa nhiều loại bệnh, trong đó có cả đau dạ dày.
Răng chuột không bao giờ ngừng lớn nên chúng buộc phải nhai gặm thứ gì đó để mài mòn liên tục. Bình quân răng chuột sẽ dài thêm khoảng 5 Inche (12,7 cm) mỗi năm nếu không bị mài mòn.
Chuột là loài biết bơi. Chúng có thể nín thở 3 phút dưới nước và lội qua những vùng nước cạn.
Chuột là loài có tốc độ sinh sản đáng kinh ngạc. Mỗi con chuột có thể bắt đầu chu kỳ sinh sản chỉ 3-4 tháng sau khi được sinh ra và chúng giữ vòng sinh đẻ khoảng 3 tuần mỗi lần.
Chuột cái có tình mẫu tử rất cao. Những con chuột mẹ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đàn chuột con của mình.
Video cuộc sống kỳ lạ dưới lòng đất của chuột chũi khỏa thân:
Khám phá 'sốc' về loài ruồi giấm đầy rẫy trong nhà bạn
Ruồi giấm cái giao phối với nhiều con đực và lưu giữ tinh trùng trong cơ thể mình. Mỗi ngày nó đẻ 100 quả trứng trong rau quả thối.
Ruồi giấm là sinh vật nhỏ, có thẻ đạt chiều dài 2,5mm. Con cái to hơn con đực một chút. Đôi mắt của ruồi giấm màu đỏ và cơ thể màu be, có lông với những đường vân ngang màu đen trên bụng. Đặc biệt, chân của ruồi giấm có lớp dính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người.
Ruồi giấm đập cánh 220 lần/giây. Đôi mắt của nó có tới 760 thấu kính riêng biệt và bộ não của nó chịu trách nhiệm xử lý chức năng thị giác. Thức ăn của ruồi giấm là vi khuẩn và đường từ những loại rau quả thối.
Ruồi giấm sinh sản rất nhanh. Chúng thường đẻ trứng với số lượng lớn và dễ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Vì vậy mà ruồi giấm thường được sử dụng trong các thí nghiệm về gen, tiến hóa và thần kinh học.
Mặc dù ruồi giấm chỉ có 4 nhiễm sắc thể nhưng bộ gen của nó lại khá tương đồng với bộ gen của con người. 75% bệnh liên quan đến gen ở người có thể được kiểm tra thử nghiệm ở một con ruồi giấm. Ngoài ra, ruồi giấm còn được sử dụng trong các nghiên cứu về các bệnh như Parkinson, Alzheimer, lão hóa, ung thư, miễn dịch, lạm dụng rượu và thuốc,...
Vòng đời của ruồi giấm bao gồm 4 giai đoạn phát triển. Tùy thuộc vào nhiệt độ, loài vật này mất từ 7 ngày đến 50 ngày để phát triển từ trứng thành ruồi trưởng thành.
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Người phụ nữ chung sống với 50 con lợn đầy hạnh phúc Cô Lindy Haynes, người phụ nữ chung sống với 50 con lợn luôn tất bật với cuộc sống cùng thú cưng nhưng hạnh phúc. Ảnh của Brian Roberts / Caters News Agency. Lindy Haynes từng là một huấn luyện viên chó cưng và cũng là nhân viên chăm sóc động vật ở Sydney. Vì lý do cá nhân cũng như bị mắc bệnh...