1001 cách cầu may trước kỳ thi của sĩ tử
Kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ đang đến gần. Hồi hộp, lo lắng là tâm trạng không thể tránh khỏi với mỗi thí sinh. Song song với việc tập trung ôn luyện, hệ thống lại kiến thức, nhiều sĩ tử đã chọn các cách cầu may để có thể đạt được kết quả tốt trong kỳ thi quan trọng này.
Đến đền, chùa cầu may
Vào thời điểm này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lượng thí sinh đến các đền chùa để cầu may, xin lộc ở nhiều địa phương ngày một tăng. Phần lớn các sĩ tử cùng với gia đình mong ước được Thần, Phật phù hộ để sĩ tử sẽ đạt được kết quả cao hoặc gặp những may mắn bất ngờ trên con đường thi cử.
Vào những ngày này, lượng khách đến vãn cảnh và thắp hương tại chùa Hà ngày một đông hơn. Bác Nguyễn Thị Hồng trú tại phố Nghĩa Tân – phường Nghĩa Đô – Hà Nội – một phụ huynh có con thi đại học năm nay cho biết: “Đưa con đi lễ chùa cầu may trước là cầu xin với Thần, Phật, sau là giúp con cảm thấy tự tin và vững tâm hơn khi đi thi vì lúc nào cũng có Thần, Phật phù hộ.”
Đã thành một thông lệ, vào những ngày này, hàng ngàn lượt học sinh đổ về Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày một đông. Trong những ngày này, cảnh tượng xô lấn, chen chúc ở đây là không thể tránh khỏi. Nhiều thí sinh còn tranh thủ lúc không có ban quản lý, chạy vào sờ đầu rùa đá để lấy hên.
Đi xem bói
Ngay từ đầu năm, rất nhiều thí sinh đã đến những địa điểm bói toán để hỏi về con đường thi cử, lập thân của mình. Vào những ngày này, những gia đình cô đồng, thầy bói dường như càng phát tài hơn khi lượt khách từ các nơi xa cứ nườm nượp đổ về. Các hình thức xem bói về con đường thi cử trở nên phong phú hơn bao giờ hết từ xem tướng, xem tay, lật bài, đến xem…số báo danh, bói toán trên mạng đều được các “thầy” áp dụng triệt để.
Video đang HOT
Doãn Thị Hồng (THPT Nguyễn Huệ – Hà Đông) cho biết: “Mình theo các bạn đi xem bói và gặp quẻ xui nên giờ rất lo lắng, bất an làm bố mẹ cũng lo theo. Gia đình mình đã cúng giải hạn để mình có thể đạt được kết quả tốt trong kỳ thi đại học lần này.”
Đi xem bói nhiều khi mang lại tác động tiêu cực đối với tâm lý các sĩ tử. Nhiều sĩ tử khi được thông báo sẽ “trượt” đã rất lo lắng, mất tinh thần và không thể làm bài thi tốt như mong đợi.
Ảnh minh họa.
Rất nhiều kiểu kiêng khem
Trước ngày thi, sĩ tử truyền tai nhau rất nhiều cách kiêng khem để không ảnh hưởng đến kết quả thi cử của mình. Các món ăn như lạc, bí, trứng, chuối… hầu như đã không còn có trong thực đơn của các sĩ tử. Một số sĩ tử còn kiêng cắt tóc vì sợ sẽ làm giảm bớt may mắn khi đi thi. Ngược lại các món ăn liên quan đến đậu được rất nhiều thí sinh quan tâm trong thời điểm này.
Nói đến các món ăn trong kỳ thi Đoàn Thu Hồng (THPT Nguyễn Tất Thành) cho biết: “Cả tháng nay mình đã ăn các món ăn liên quan đến đậu như đậu phụ, đậu xanh, đậu đỏ, và ngán đến tận cổ. Tuy nhiên, để đảm bảo may mắn trong kỳ thi đại học thi mình vẫn sẽ tiếp tục cho đến lúc thi.”
Sẽ vẫn trượt nếu chỉ cầu may
Các hoạt động cầu may của thí sinh chỉ đáp ứng phần nào ở góc độ tâm lý, còn hơn hết, kết quả thi đại học phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm và chịu áp lực trong phòng thi của các thí sinh.
TS Nguyễn Thanh Hoàn, giảng viên khoa Tâm lý Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM phân tích về bệnh “mê tín” của học sinh: “Đối với tâm lý mỗi người, việc tìm niềm tin ở một điều gì đó là hoàn toàn bình thường, giống như việc các bạn tin vào các vị thần, các bạn hay đi chùa, hay đi nhà thờ để cầu mong một điều gì đó. Điều đó không có gì sai, vì xét theo mặt tích cực, nó giúp chúng ta có thêm lòng tin để thực hiện một việc gì đó. Nhưng nếu vì lo lắng hoặc quá hoang mang trước kỳ thi ĐH chẳng hạn, mà tìm đến các khái niệm tâm linh thì thật không nên. Chưa ai kiểm chứng được tính đúng sai của những việc như xem bói hay xin bùa may mắn, mà đôi khi, chúng ta còn rất dễ bị lừa bởi những lời “thầy phán” nữa. Nếu các em cảm thấy lo lắng, nên dành thời gian chăm sóc bản thân mình nhiều hơn, ăn uống, học tập có điều độ, và tập tin tưởng vào bản thân, hơn là đặt niềm tin vào lời nói của người khác.”
Đi đền, chùa, kiêng khem để cầu may không phải là xấu nhưng quan trọng hơn cả vào lúc này đối với sĩ tử là việc giữ sức khỏe tốt, tâm lý vững vàng để có thể vượt vũ môn hóa rồng. Chúc các sĩ tử năm nay gặp nhiều may mắn!
Theo Trí thức trẻ
Có nên luyện thi đại học cấp tốc?
Đây là thời điểm tất cả những học sinh khối 12 đang tăng tốc để có khối lượng kiến thức vững chắc nhất cho kỳ thi quan trọng này. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh, vẫn tin tưởng vào những trung tâm "luyện thi siêu tốc" với hy vọng có thể nhanh chóng "vá" những lỗ hổng kiến thức của mình.
Lò luyện thi nhan nhản
Dạo qua những trung tâm luyện thi ở đường Xuân Thủy, Hai Bà Trưng, Trần Quý Kiên, Lê Thanh Nghị... có thể dễ dàng bắt gặp các trung tâm luyện thi đại học mọc lên như nấm. Những trung tâm luyện thi cấp tốc mọc cạnh các trung tâm lớn, uy tín khiến nhiều thí sinh dễ nhầm lẫn trong việc chọn những nơi ôn thi phù hợp.
Theo lời của anh T, nhân viên của Trung tâm Luyện thi X trên đường Xuân Thủy thì khối C là khối dễ luyện thi cấp tốc nhất: "Bên anh cam kết luyện thi cấp tốc khối C chỉ 1 tháng thôi. Vì khối C nhiều chữ mà, học cấp tốc mới ngấm." Vừa nói chuyện, anh T đưa ra rất nhiều giấy tờ chứng minh về giáo viên của Trung tâm, các thí sinh học ở trung tâm và đã đỗ đại học lẫn cam kết thi đỗ để lấy được lòng tin của các sĩ tử.
Với các khối thi khác, hình thức ôn thi cấp tốc cũng diễn ra hết sức phổ biến, do nhiều thí sinh cảm thấy hụt hơi trong những tháng ngày ôn thi nên quyết định chỉ ôn cấp tốc những phần dễ ăn điểm trong đề thi đại học.
Thu Hằng (học sinh THPT Phan Đình Phùng) đã quyết định ôn thi cấp tốc trong những ngày cuối trước kỳ thi: "Mình chọn thuê gia sư ôn thi cấp tốc phần Logarit và Hình học Tọa độ. Vì đây là hai phần chắc chắn có trong đề thi và dễ ăn điểm hơn các phần khác."
M.T một cựu sinh viên trường Cao đẳng TCNH cũng đang ôn thi đại học cấp tốc trong 1 tháng để có thể thi tốt trong kỳ thi Đại học cùng với các 96ers: "Vì ôn thi cấp tốc thầy dạy rất nhanh và nhiều nên nhiều cái mình thắc mắc nhưng cũng không kịp hỏi."
Học sinh không nên ôn thi cấp tốc
Ôn thi đại học là cả một quá trình dài phấn đấu trau dồi suốt 3 năm học THPT. Việc ôn thi cấp tốc đến thời điểm này chỉ là bề nổi và không mang lại tác dụng. Chưa kể, việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào cùng một thời điểm dễ làm học sinh cảm thấy nặng nề, căng thẳng và khó tiếp thu.
"Kiến thức phải được đầu tư trong suốt quá trình học, rèn luyện liên tục chứ không thể trong thời gian ngắn có thể thay đổi được. Để thi đỗ đại học, cao đẳng, các thí sinh cần nắm vững kiến thức, ôn luyện nội dung chương trình sách giáo khoa và tham khảo thêm các bài tập nâng cao kiến thức về khối thi mà mình đăng ký dự thi. Thí sinh chỉ cần ôn tập trong sách giáo khoa, tham khảo các bài tập khó, hỏi thêm thầy cô, bạn bè..." - PSG Văn Như Cương đưa ra lời khuyên với các sĩ tử.
Theo thầy Trần Văn An - giáo viên dạy môn Toán THPT Nguyễn Huệ thì: "Các lo luyện thi cấp tốc chỉ đáp ứng cho các thí sinh ở mức độ tâm lý. Kiến thức là một quá trình dài tích lũy, chứ không thể trau dồi trong một thời gian ngắn được. Quan trọng nhất ở thời điểm này là các thí sinh phải giữ một tâm lý tốt, giữ gìn sức khỏe tốt để có thể làm bài với đúng khả năng của mình. Ôn thi cấp tốc có thể làm thí sinh quá căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể trong những thời điểm quan trọng như thế này."
Nguyễn Thị Loan - thủ khoa khối C của cả nước năm 2011đưa ra lời khuyên: "Bây giờ là thời điểm để các bạn củng cố, ôn lại kiến thức đã học, chứ không phải lúc để cố nạp thêm những kiến thức mới. Mình mong các bạn hãy giữ tâm lý tốt, có lòng quyết tâm và lòng tin vào bản thân để có thể vượt vũ môn hóa rồng."
Theo Trí Thức Trẻ
Nụ hôn động viên con trước giờ thi vào chuyên Trần Đại Nghĩa Chỉ có 360 suất học ở trường chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1) trong khi có gần 5.000 em dự thi nên cuộc đua vào trường rất khốc liệt khiến nhiều phụ huynh và học sinh căng thẳng. Trong hai ngày 29 và 30/6, gần 5.000 học sinh tiểu học ở TP.HCM bắt đầu cuộc đua vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP...