100.000 cử nhân thất nghiệp trong năm 2013
100.000 cử nhân thất nghiệp trong năm 2013 là số liệu được công bố tại Hội thảo “Tăng cường phân luồng học sinh nghề sau trung học” do Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động thương binh và xã hội tổ chức sáng 22.1 tại TP.HCM.
Giáo sư Nguyễn Lộc phát biểu tại hội thảo
Loay hoay với phân luồng
Theo PGS-TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (thuộc tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động thương binh và xã hội) thì trong năm 2013 có một triệu lao động thất nghiệp. Trong đó có gần 49% số người ở độ tuổi từ 16 – 24, có khoảng 100.000 người có bằng đại học.
Theo nhiều đại biểu tham gia hội thảo, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do công tác phân luồng học sinh sau trung học ở Việt Nam kém hiệu quả.
Giáo sư Nguyễn Lộc, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (Bộ Lao động thương binh và xã hội) cho biết: “Ở các nước phát triển, người ta đã phổ cập đại học hết rồi, trong khi chúng ta đang loay hoay với việc phân luồng”.
Đặc biệt, các chuyên gia giáo dục tại hội thảo nhận định: Việc phân luồng, hướng nghiệp dường như chỉ đổ trên đầu giáo viên các môn kỹ thuật, công nghệ, hoặc giáo viên bộ môn khác (ở trường THCS), nhưng những giáo viên này lại không được đào tạo bài bản, chưa có kinh nghiệm, chuyên môn.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng đánh giá, các cơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp chưa hấp dẫn được người học, chất lượng đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cần thành lập ban chỉ đạo phân luồng
Đề xuất về giải pháp cho vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở Giáo dục – đào tạo TP.HCM, cho biết: “Chúng ta phải có một ban chỉ đạo phân luồng chung từ địa phương đến trung ương. Vì thực chất, hiện nay tổ chức quản lý phân luồng học sinh chưa thật sự khoa học, chồng chéo dẫn đến việc nguồn lực sử dụng lãng phí. Điển hình là 2 bộ: Giáo dục, Bộ Lao động thương binh xã hội”.
Video đang HOT
“Bởi vì cả 2 ngành này cùng làm những công việc như nhau từ trung ương đến địa phương, và thậm chí đến các cơ sở đào tạo”, ông Thanh nói thêm.
Đồng tình với quan điểm này, giáo sư Nguyễn Lộc nói: “Việc thành lập một ban chỉ đạo chung là hết sức cần thiết. Vì có như vậy, chúng ta mới có thể thống nhất trong triển khai, quản lý, đánh giá”.
Một vấn đề khác cũng được đặt ra là ngành giáo dục cần cho học sinh đến tham quan tại doanh nghiệp, hoặc cho các em có điều kiện tìm hiểu kỹ ngành nghề, thay vì chỉ hướng dẫn, tư vấn trên lý thuyết.
Hiện nay, ngành giáo dục TP.HCM đang làm một đề án phân luồng học sinh sau trung học, sẽ trình UBND TP.HCM vào thời gian tới.
Theo đề án này, ngành giáo dục có áp dụng mô hình 9 5. Nghĩa là sau khi học lớp 9, nếu các em không đủ điều kiện vào THPT, thì có thể vào các trường có đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, để 5 năm sau, các em có thể có bằng cao đẳng.
Giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng mô hình 9 5 là mô hình của Nhật, rất phát triển, nếu chúng ta áp dụng được thì đúng xu thế phát triển chung.
Theo TNO
Bảng thành tích đáng nể của 4 nhân vật học đường năm 2013
Trong danh sách 10 gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô 2013 có đến 4 nhân vật trong lĩnh vực học tập.
Phó Giáo sư trẻ nhất Lê Anh Vinh
Đứng đầu danh sách là Phó Giáo sư trẻ nhất 2013 Lê Anh Vinh. Năm 2013, là một năm đáng nhớ của thầy giáo trẻ này khi anh được phong hàm Phó Giáo sư khi vừa tròn 30 tuổi. Thầy Vinh còn sở hữu một bảng thành tích vô cùng đáng ngưỡng mộ:
Năm 2001, khi còn là học sinh, thầy đã giành Huy chương Bạc Toán quốc tế; Huy chương Vàng Toán châu Á Thái Bình Dương và nhận học bổng toàn phần của chính phủ Australia tại trường ĐH New South Wales.
Năm 2005, Lê Anh Vinh tốt nghiệp thủ khoa ĐH chuyên ngành Toán - Tin của Australia.
Năm 2010, thầy nhận bằng tiến sĩ của ĐH Harvard khi mới 27 tuổi.
Ngoài ra, Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam còn giành nhiều thành tích như: Đạt giải nhất Tài năng khoa học trẻ Việt Nam dành cho giảng viên trẻ năm 2012; Đạt giải thưởng Công trình khoa học tiêu biểu của nhà khoa học trẻ ĐHQGHN năm 2012; nhận Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Lê Anh Vinh (đứng giữa) trong lễ công nhận chức danh Phó Giáo sư (Ảnh: Tuấn Mark )
Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến
Một trong những nhân vật học đường được chú ý nhiều nhất trong năm qua chính là thủ khoa nhà nghèo Nguyễn Hữu Tiến. Vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, Nguyễn Hữu Tiến 11 năm liên tục là học sinh giỏi xuất sắc. Tiến từng đạt giải nhì môn toán cấp Thành phố năm học 2012 - 2013 và nhận học bổng Chung một ước mơ năm học 2011 - 2012.
Không đi học thêm ngoài những giờ học trên lớp, Tiến tranh thủ học bài trong những lúc chăn bò ngoài đồng giúp bố mẹ. Với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, năm 2013, Nguyễn Hữu Tiến đã xuất sắc thi đỗ Đại học Y Hà Nội với số điểm 29,5 đạt danh hiệu Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh Đại học.
Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến (Ảnh: An Hoàng)
Chàng trai vàng Hóa học Phạm Quang Dũng
Năm 2013 là một năm bội thu của chàng trai Phạm Quang Dũng khi cậu đem về Huy chương vàng trong kỳ thi Olympic quốc tế môn Hóa học tại Nga năm 2013, giải nhất môn Hóa học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2012 - 2013.
Trong suốt những năm học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội Dũng luôn duy trì thành tích học tập top đầu của lớp: Đạt giải nhì môn Hóa học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2011 - 2012.
Cậu bạn này từng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Quang Dũng (ngoài cùng bên trái - ảnh: Giáo dục thời đại)
Học sinh giỏi toàn diện Trương Thị Ngân Hà
Một học trò nhỏ tuổi nhất được vinh danh năm nay chính là em Trương Thị Ngân Hà sinh năm 2002. Ngân Hà 5 năm liên tục là học sinh giỏi xuất sắc toàn diện, là 01 trong 40 học sinh tiêu biểu Thủ đô được Sở Giáo dục và đào tạo tuyên dương năm 2013. Cô bé cũng là Liên đội trưởng 5 năm liền, có nhiều thành tích trong công tác Đội.
Ngân Hà từng giành huy chương Bạc tiếng Anh trên mạng Internet cấp Quốc gia và nhận được nhiều giải thưởng của các cuộc thi tiếng Anh lớn nhỏ khác.
Bên cạnh thành tích học tập, Ngân Hà còn khiến người khác phải ngưỡng mộ bởi tài năng Piano của mình. Dù mới 10 tuổi Ngân Hà đã ẵm luôn Huy chương vàng cuộc thi Festival Piano châu Á Thái Bình Dương tại Hàn Quốc năm 2012.
Cô bé Ngân Hà nhỏ tuổi nhiều thành tích
Theo Trithuc
Nước mắt nhọc nhằn của học trò năm 2013 Các bạn học sinh vượt sông đến trường hay oằn mình trong bão lũ... là những hình ảnh xót xa năm qua. Gian nan đường đến trường Trong khi những học sinh vùng đồng bằng, thành phố đi học bằng xe đạp, xe máy, hay được bố mẹ đưa đón bằng xe hơi thì không ít những bạn học sinh cùng trang lứa...