100 người Trung Quốc bị bắt tại châu Phi vì đào vàng trái phép
Cảnh sát Ghana đã bắt giữ khoảng 100 công dân Trung Quốc hồi tháng này với các cáo buộc khai thác vàng trái phép.
Người Trung Quốc khai thác vàng tại Ghana.
“Người Ghana khẳng định các công dân Trung Quốc này có liên quan tới hoạt động khai thác vàng trái phép”, Yu Jie, một quan chức cấp cao tại Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Accra cho hay.
“Gần 100 người bị bắt kể từ hôm 1/6″, ông Yu nói, cho biết thêm rằng họ sẽ bị trục xuất về Trung Quốc. Tuy nhiên, không rõ những người này có bị truy tố tại tòa án ở Ghana hay không.
Video đang HOT
Các vụ bắt giữ diễn ra trên khắp Ghana, trong đó có vùng Ashanti ở miền trung, từ lâu vốn nổi tiếng với các mỏ vàng.
Các vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh Ghana, nước sản xuất vàng lớn thứ 2 ở châu Phi, bắt đầu mở chiến dịch truy quét những người đào vàng trái phép.
Khai khoáng trái phép tại Ghana là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột đất đai, gây ô nhiễm nguồn nước và khiến các thợ mỏ bị nguy hiểm.
Một vụ sập mỏ vàng ở miền trung Ghana hồi tháng 4 đã làm 17 người thiệt mạng.
Tổng thống Ghana John Dramani Mahama hồi tháng trước đã thành lập một biệt đội để truy quét những người khai thác vàng trái phép.
Nhiều người Trung Quốc tham gia vào việc khai khoáng quy mô nhỏ, thường vượt biên trái phép từ các quốc gia láng giềng vào Ghana để khai thác vàng. Luật pháp Ghana cấm người nước ngoài tham gia vào việc khai khoáng quy mô nhỏ.
Ghana là nước sản xuất vàng lớn thứ hai ở châu Phi, sau Nam Phi, và thu về 4,9 tỷ USD từ việc xuất khẩu vàng trong năm 2011.
Theo Dantri
Trồng cây xanh thu hoạch được vàng
thác vàng trên cây đã được đề cập từ lâu nhưng vẫn gây tranh cãi do tính hiệu quả và tác hại của nó.
Cách nay 15 năm, chuyên gia hóa địa chất Chris Anderson tại Đại học Massey ở New Zealand lần đầu tiên nêu khả năng trồng cây mù tạt để hút vàng từ đất đã được xử lý bằng hóa chất. Công nghệ này được mô tả theo cách trồng các loại cây có lá phát triển nhanh như mù tạt, thuốc lá, hướng dương trên đất có chứa vàng, tốt nhất là ở các bãi khai thác vàng bị bỏ lại do khỏi tốn công tìm kiếm và vì công nghệ hiện nay không thể khai thác hết lượng vàng chứa ở các mỏ.
Khi cây đủ độ lớn, đất chứa vàng được xử lý bằng hóa chất sao cho cây có thể hút nước chứa vàng hòa tan (trong điều kiện bình thường, cây chỉ hút nước chứ không có vàng hòa tan trong đó). Khi cây bốc hơi, hút nước chứa vàng dưới đất lên và thoát nước ra bằng những lỗ nhỏ trên lá, vàng tích tụ trong sinh chất của cây, cho phép thu hoạch.
Thu hoạch vàng khó hơn nhiều so với quá trình cho cây tích tụ vàng. Khi cây bị cháy, một số vàng kết trong tro nhưng một số khác mất đi. Xử lý tro cũng rất khó khăn do cần tốn nhiều acid, trong đó khâu vận chuyển có thể gây nguy hiểm.
Vàng chứa trong cây ở dạng hạt nano, rất thuận lợi cho công nghiệp hóa học, vốn sử dụng hạt nano vàng như chất xúc tác cho các phản ứng hóa học. Cách khai thác này đặc biệt có giá trị để khắc phục tình trạng ô nhiễm ở các mỏ vàng trong đó còn có các chất như đồng, thạch tín, thủy ngân.
Tuy nhiên một số nhà khoa học cảnh báo rằng bản thân cách khai thác này cũng đã gây ô nhiễm môi trường vì cần phải sử dụng các hóa chất độc như cyanid và thiocyanate.
Theo Dantri
Đào được cục vàng nặng 5,5 kg Cục vàng tự nhiên nặng 5,5 kg. Một người tìm vàng nghiệp dư ở Australia vui sướng phát điên và khiến các chuyên gia khai mỏ kinh ngạc khi đào được cục vàng nặng 5,5 kg. Người đàn ông không nêu tên này đã sử dụng máy dò kim loại, và phát hiện ra cục vàng hôm thứ tư, nằm cách mặt đất...