10 ý tưởng cực thông minh trong việc tận dụng đồ cũ để trồng rau gia vị trong bếp
Tự trồng rau gia vị không chỉ giúp bà nội trợ có ngay rau thơm sạch để chế biến món ăn mà còn trang trí căn bếp thêm xinh xắn.
Các loại rau gia vị phổ biến như húng quế, rau mùi, bạc hà, rau thơm,… rất dễ trồng và không khó để chăm sóc. Nếu bạn yêu thích những loại rau gia vị để món ăn thêm đậm đà hấp dẫn thì tại sao không thử trồng chúng ngay trong căn bếp của mình nhỉ?
Cùng chúng tôi tham khảo các cách thức trồng rau gia vị đơn giản và ấn tượng dưới đây nhé!
1. Hộp trồng rau gia vị bên cửa sổ
Khu vực bên ngoài thềm cửa sổ căn bếp là vị trí thích hợp để bạn thiết kế cho mình một chiếc hộp trồng cây. Hầu hết các phòng bếp đều được bố trí ở gần cửa sổ nhiều nắng để tạo sự thoáng đãng. Vì thế, đây cũng là nơi lý tưởng để trồng, vừa tiện lợi sử dụng ngay khi chế biến vừa trang trí ngôi nhà thêm xinh.
2. Tận dụng chai lọ thủy tinh
Đừng vứt bỏ những chiếc chai lọ thủy tinh, bởi có lúc bạn sẽ thấy chúng rất hữu ích. Có nhiều cách tái sử dụng lọ thủy tinh, một trong số đó là dùng để trồng các loại rau gia vị nhỏ. Chỉ cần cho đất, sỏi vào, gieo giống và chờ đợi… Thật dễ dàng phải không? Bạn có thể dùng thêm chiếc khay kim loại và đặt nhiều lọ trồng để gọn gàng.
3. Tái sử dụng hộp kem nhựa
Tương tự như những chiếc lọ thủy tinh, bạn cũng đừng bỏ qua công dụng của những chiếc hộp kem sau khi ăn xong. Chiếc hộp nhựa đơn giản là thế nhưng có thể tạo nên cả một khu vườn mini đáng yêu đấy. Hãy phân tách hộp thành các ngăn nhỏ, kèm theo chiếc bảng đen ghi tên các loại rau gia vị để trang trí nữa nhé!
4. Cốc uống nước
Những chiếc cốc uống nước hay tách trà cũ thường được thiết kế với nhiều kiểu dáng và hoa văn đẹp mắt. Chính vì thế, nếu muốn khu vườn rau gia vị thu nhỏ của mình thật ấn tượng, bạn hãy lựa chọn chính những vật quen thuộc này để tạo sự độc đáo. Bạn có thể sử dụng trọn bộ cốc hoặc xen kẽ hoa văn để thêm phần phong phú.
Video đang HOT
5. Những hộp trà style vintage
Với những bà nội trợ yêu thích phong cách vintage cho căn bếp của mình thì có thể dùng những chiếc hộp đựng trà đã cũ để trồng rau gia vị. Trước khi trồng bạn nên cho đất vào chiếc túi nhựa rồi hãy tiến hành gieo mầm nhé! Đặt tất cả các hộp vào một khay hình chữ nhật hoặc sắp xếp trên thềm cửa sổ đều đẹp cả.
6. Vườn trong vỏ trứng
Thật tuyệt vời khi những chiếc vỏ trứng mỏng manh cũng có thể trở nên hữu ích trong trường hợp này. Sau khi chế biến hãy giữ lại vỏ và vỉ đựng trứng, nhẹ nhàng rửa sạch, phơi khô và trang trí hình ảnh ngộ nghĩnh bằng bút màu. Sau đó bạn chọn những loại rau gia vị đơn giản như húng quế, rau mùi,… để trồng vào!
7. Những xô nước rộng rãi
Những chiếc xô đựng nước với phần miệng rộng cũng tạo nên một ý tưởng rất thông minh để cùng một lúc có thể trồng được nhiều loại rau gia vị khác nhau. Chiếc xô có tay cầm vững chắc giúp bạn dễ dàng di chuyển chúng trong khu vườn nhỏ của mình. Bạn có thể sơn màu nổi bật hoặc giữ nguyên để tạo phong cách retro hoài cổ.
8. Hộp sữa bằng thiếc hữu dụng
Có lẽ các bà mẹ bỉm sữa sẽ không mấy khó khăn trong việc tập hợp những chiếc hộp sữa đã qua sử dụng đúng không nào? Dù là hộp to, hộp nhỏ, hộp còn nguyên vẹn hay bị móp méo… bạn đều có thể tái sử dụng để trồng rau gia vị được. Dùng mẩu giấy nhỏ ghi tên và buộc quanh hộp bằng dây gai nhỏ, rất lạ và đẹp đấy!
9. Trồng chậu cũ theo chiều dọc
Hầu như các căn bếp đều không có diện tích quá rộng rãi, vì vậy bạn có thể áp dụng phương thức trồng rau gia vị vào những chiếc chậu cũ được xếp chồng lên nhau như thế này. Như vậy bạn vừa dễ sử dụng chúng khi cần vừa trang trí cho góc bếp thêm nổi bần bật nếu được sơn những gam màu đỏ, cam, vàng.
10. Chiếc giỏ mây xinh yêu
Và cuối cùng là giỏ mây tre đan, một phụ kiện cực kỳ phù hợp để trồng rau gia vị bởi những sợi mây được đạn với độ dày vừa phải nên đất trồng sẽ thoáng và thoát nước tốt hơn. Giỏ mây vừa xinh vừa duyên dáng, hơn nữa bạn có thể xách chúng lên và đặt ở bất kỳ khu vực nào trong bếp để tô điểm cho chúng thu hút hơn.
"Ngất lịm" trước không gian bếp 20m được decor theo phong cách Farmhouse đẹp mê li của gia đình Hà Nội với chi phí 200 triệu đồng
Không gian tuy nhỏ nhưng được decor theo phong cách mới lạ Farmhouse được rất nhiều người khen ngợi vì quá đẹp.
Căn hộ được chị Hồng Vượng mua lại từ một người chủ cũ, căn bếp trước khi cải tạo cũng đã xuống cấp rất nhiều. Phần tường ẩm thấp và mốc khá nhiều.
" Tính mình vốn cầu kỳ, nên rất muốn sửa sang lại cho tiện nghi và sạch sẽ, để có không gian sống lâu dài ổn định. Tuy nhiên công việc mình lại khá là bận rộn, nên năm nay mới chỉ dừng lại được ở việc sửa chữa gian bếp này thôi", chị Hồng Vượng chia sẻ.
Gia đình chị Vượng chọn phong cách Farmhouse, lẫn 1 chút Shabby cho đỡ thô mộc.
Đệm ghế tháo rời, có thể giặt thường xuyên được.
Tủ bếp bằng gỗ nhựa chịu nước, không mối mọt. Điều này giúp chị Vượng có thể yên tâm mà sử dụng hàng chục năm mà không sợ.
Bồn rửa sứ chuẩn phong cách Farmhouse. Bồn này rửa cũng dễ vệ sinh sạch sẽ, nhưng phải nhẹ tay để tránh xước xát.
Ở góc bếp, thay vì dùng giá xoay kiểu cũ, chị Vượng dùng cái giá góc liên hoàn này của thương hiệu Hafele, tiết kiệm diện tích và tận dụng được toàn bộ không gian. Và cái tay nắm cũng chọn lựa cho hợp style.
Được biết, diện tích sàn của căn bếp là 20m và được chị Vượng decor theo phong cách Farmhouse. " Bếp là không gian thắp lửa cho tình yêu và cuộc sống của mỗi gia đình. Mình vốn mơ ước có một không gian bếp thật đầy đủ và ấm cúng, để gia đình, bạn bè có thể tụ tập ăn uống thường xuyên hơn, là nơi kết nối yêu thương hàng ngày, cho nên dù chỉ là không gian nhỏ, mình vẫn muốn thiết kế, thi công chỉn chu nhất có thể. Sau khi sử sang lại mình khá là hài lòng với kết quả đạt được.
Kể ra, nếu thời gian cho phép, và không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, khéo mình còn bày vẽ thêm nữa cũng nên. Bây giờ thì việc vào bếp đã thực sự trở thành niềm vui, chứ không còn là gánh nặng và nghĩa vụ nữa", chị Vượng chia sẻ thêm.
Giá bát nâng hạ cũng của Hafele, dòng Cucina. Theo chị Vượng thì những chi tiết cơ khí này vẫn nên dùng đồ hãng cho đảm bảo, đỡ lo vỡ bát đĩa.
Đây là khoang để chai lọ gia vị lưu trữ. Do bận việc cơ quan, chị Vượng cũng chưa có thời gian để sắp xếp vào. Cái giá này thấy bên nước ngoài người ta dùng cũng nhiều, khá là tiện lợi. Nhưng trong điều kiện khí hậu của Việt Nam, chị vẫn phải sử dụng inox và nhựa, để đảm bảo hiệu quả và độ bền lâu dài.
View nhìn ngược lại lối vào bếp.
Chị Vượng cho biết: "Phụ nữ nào mà chẳng thích hoa. Mình còn muốn decor dày hơn nữa. Nhưng bếp núc thì vẫn phải kiềm chế để không gian thoáng đãng, thoải mái hơn".
Ảnh: NVCC
Căn bếp 20m2 xinh như khu vườn nhỏ với đủ loại đồ bếp xịn xò hot trend: Nguyện nấu ăn cả ngày nếu nhà mình cũng giống như vậy! Căn bếp xinh xắn này có tổng chi phí là 150 triệu. Căn hộ của chị Kim Chi toạ lạc tại khu Goldmark City - 136 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội với diện tích 136m2. Nhà chị nhận thô và thi công từ tháng 6/2021 nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid19 nên quá trình hoàn thiện nhà bị gián đoạn hơn 2...